6 phim kinh dị Việt Nam doanh thu cao nhất mọi thời đại, bất ngờ với vị trí số 1
Cùng TGĐA điểm lại những bộ phim kinh dị Việt Nam có doanh thu cao nhất mọi thời đại, bất ngờ với vị trí số 1.
6. Thất Sơn Tâm Linh (2019)
Được đạo diễn bởi Hàm Trần, Lê Bình Giang, Phan Gia Nhật Linh, Nguyễn Hữu Tuấn. Phim dựa trên một vụ án có thật được lấy bối cảnh ở An Giang, miền Nam Việt Nam vào cuối năm 1999 cho đến năm 2000. Cốt truyện của phim xoay quanh thuật bùa ngải Thiên linh cái, dựa trên sự kiện có thật về một vụ án vào khoảng cuối thập niên 1990, khi hung thủ giết chết bốn phụ nữ để làm loại bùa trên. Bộ phim kể về một câu chuyện mà nhân vật trung tâm là gã thầy bùa với tham vọng độc ác và tàn bạo. Rắp tâm sở hữu quyền năng kỳ bí, gã không e ngại mà ra tay hạ sát bốn cô gái trẻ.
Phim chứa nhiều yếu tố rùng rợn bởi lẽ một phần là một câu chuyện có thật. Trái lại với kỳ vọng, khán giả bày tỏ khá thất vọng vì bộ phim qua khâu kiểm duyệt nên đã bị cắt mất nhiều chi tiết quan trọng gồm yếu tố kinh dị. Tuy vậy phim đạt doanh thu 53 tỷ đồng.
5. Chuyên ma gần nhà (2022)
Do Trần Hữu Tấn đạo diễn, kể câu chuyên trong một đêm mưa tại một khu chung cư ở Sài Gòn, năm người bạn trẻ gồm có Lâm, Hà, Quang, Chi và Trường gặp lại nhau sau mười năm xa cách. Khi nhà đột ngột cúp điện, họ bèn kể chuyện ma (chính xác hơn là truyền thuyết đô thị) cho có không khí. Kể xong ba câu chuyện thì đã quá khuya, nhà cũng có điện trở lại, nhóm bạn trẻ vào phòng trong để ngủ, chỉ còn một mình Trường ngồi lại phòng khách. Đúng lúc đó, TV phát bản tin về một vụ tai nạn giao thông lúc chiều mà nạn nhân tử vong lại chính là Trường, tiết lộ rằng anh đã trở thành hồn ma.
Dù thu về 58 tỷ đồng nhưng bộ phim này vẫn nhận một số phản hồi là khó hiểu, rời rạc với 3 câu chuyện riêng biệt. Dẫu là vậy, mỗi câu chuyện thực chất đều có ý nghĩa riêng biệt, được cài cắm để khán giả phải suy luận và “tìm manh mối”, khiến nhà sản xuất thu về 58 tỷ VNĐ dành vị trí thứ 5.
4. Đôi mắt âm dương (2020)
Đôi mắt âm dương xoay quanh họa sĩ Trang (Thu Trang) – một người bị mất trí nhớ tạm thời sau tai nạn xe hơi. Kể từ khi bình phục và trở về nhà, cô luôn thấy hình bóng ai đó nhẹ nhàng đi theo cô mọi lúc mọi nơi, bất kể ngày đêm với đôi mắt đầy máu. Dần dần đào sâu mọi chuyện cũng như được người chồng (Quốc Trường) khơi gợi lại ký ức cũ nên Trang đã nhớ ra mọi chuyện và sự thật không hề đơn giản như một vụ tai nạn giao thông.
Tuy vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng phim đem đến nhiều cú twist, giật gân, khiến khán giả “quay xe” không kịp. Gia nhập vào đường đua phim kinh dị năm 2020, sau 4 năm, Đôi mắt âm dươnggiữ vị trí thứ 4 trong top 6 phim kinh dị Việt Nam có doanh thu cao, với 61 tỷ đồng.
3. Kẻ ăn hồn (2023)
Phim điện ảnh Kẻ ăn hồn được sản xuất bởi bộ đôi nhà sản xuất Hoàng Quân và đạo diễn Trần Hữu Tấn từ dự án Tết ở làng địa ngục. Kẻ ăn hồn là câu chuyện về hàng loạt cái chết bí ẩn ở một ngôi làng bí ẩn, nơi có kẻ đang âm thầm luyện loại ma thuật cổ xưa: 5 mạng đổi bình Rượu Sọ Người. Trong đó, Thập Nương – cô gái áo đỏ là kẻ nắm giữ bí thuật luyện nên loại rượu mạnh nhất.
Video đang HOT
Kẻ ăn hồn được khen về khâu tạo hình. Với thế mạnh làm phim kinh dị, êkíp khắc họa thành công không gian u ám của “làng địa ngục”, hình ảnh con đò chở vong, cách nhân vật luyện tà thuật. Ngôi làng – bối cảnh chính của phim mang vẻ ma mị, lạnh lẽo của vùng cao nguyên đá Hà Giang, nằm cô độc với làn sương mờ.
Được biết, phim trải qua ba lần kiểm duyệt, nhìn chung nội dung chính không mấy thay đổi nhưng bộ phim lại có điểm trừ là tình tiết rối rắm và diễn xuất thiếu đột phá, nhưng Kẻ ăn hồn dừng chân ở vị trí thứ 3 với mức doanh thu 66.8 tỷ VNĐ.
2. Quả tim máu (2014)
Quả tim máu khiến khán giả hồi hộp, nghẹt thở và thót tim với những tình tiết dồn dập bất ngờ khi Linh – một phụ nữ trẻ vừa trải qua ca phẫu thuật thay tim để cứu lấy mạng sống của cô trong gang tấc. Không ai biết về nguồn gốc của quả tim được trao cho Linh, chỉ đến khi nó sống dậy và báo thù.
Chuyện phim Quả tim máu lấy bối cảnh quay 2 căn nhà đặc biệt được cho là căn nhà bị ma ám nhiều nhất ở Đà Lạt, đồng thời cũng là nơi chứa đựng toàn bộ bí ẩn của câu chuyện.
Bộ phim gây sốt 1 thời, ra mắt năm 2014 cho tới nay vẫn là bộ phim kinh dị để lại cho khán giả nhiều dấu ấn khó phai khi đạt mức mức doanh thu 85 tỷ.
1. Quỷ cẩu (2023)
Bộ phim có sự kết hợp của dàn diễn viên đình đám 2 miền Nam và Bắc: Quang Tuấn, NSND Kim Xuân, nghệ sĩ Vân Dung, Quốc Quân và DJ Mie. Câu chuyện đơn giản của một gia đình làm nghề giết mổ chó qua bao đời, bỗng dưng gặp phải tai họa từ nghiệp sát sinh với những hiện tượng kỳ dị. “Chó là bạn, không phải là thức ăn”- một đề tài mà xã hội vẫn đang tranh cãi hàng ngày, quả là lựa chọn không tồi để khiến khán giả chú ý.
Yếu tố tâm linh, rùng rợn với các nghi thức yểm bùa, bao trùm bộ phim là không khí u ám với 2 tông màu đỏ và đen làm tăng thêm sự ma mị cho phim. Bộ phim có sự đầu tư khá chỉn chu cả về hình ảnh, âm thanh và kịch bản. Lấy cảm hứng từ câu chuyện dân gian Việt Nam, sáng tạo và phát triển thành một đề tài với góc nhìn mới mẻ, đa dạng nhằm truyền tải mặt tối của con người trong xã hội và phê phán những tư tưởng lạc hậu “trọng nam khinh nữ.
Được đánh giá là nội dung truyền tải với thông điệp dễ hiểu, ngắn gọn tuy còn nhiều sạn nhưng có thể cảm thông và trở thành bộ phim kinh dị nóng hổi, thu về cho Võ Thanh Hòa doanh thu chạm mốc hơn 96 tỷ đồng tính đến thời điểm hiện tại.
(Review) 'Kẻ ăn hồn': Hình ảnh đẹp nhưng diễn xuất nhạt nhòa, tình tiết rối rắm
Kẻ ăn hồn có thể mạnh ở phần hình ảnh, trang phục nhưng khâu kịch bản và diễn xuất gần như chỉ làm cho bộ phim kinh dị này ở mức trầm trung.
Kẻ ăn hồn (2023)
Đạo diễn: Trần Hữu Tấn
Diễn viên:
Hoàng Hà, Võ Điền Gia Huy, Huỳnh Thanh Trực, Viết Liên
Điểm số TGĐA: 6/10
Kẻ ăn hồn được coi là tham vọng lớn lao của ê-kíp đạo diễn Trần Hữu Tấn ( Chuyện mà gần nhà, Rừng thế mạng), khi muốn phát triển một vũ trụ phim kinh dị từ bộ tiểu thuyết Tết ở làng Địa Ngục của nhà văn Thảo Trang. Khởi đầu của dự án này khá tốt, khi series Tết ở làng Địa Ngục ra mắt trước đó được khán giả đón nhận và bàn tán nồng nhiệt. Tuy vậy với lớp áo là một phim điện ảnh, Kẻ ăn hồn đã không thể đem đến một trải nghiệm trọn vẹn, khi có quá nhiều điểm trừ trong cách thể hiện.
Kẻ ăn hồn là phần tiền truyện của Tết ở làng Địa Ngục
Được coi là phần tiền truyện của series Tết ở làng Địa Ngục, Kẻ ăn hồn mở đầu với đám cưới của Phong - con gái trưởng làng và cậu trai trẻ tên Sang. Tuy vậy, trong đám cưới Phong lại nhìn thấy một người đàn bà kỳ lạ mà nếu những người đã xem series, đều biết đó là Thập Nương - người đàn bà mang thai sống sót duy nhất từ gia tộc lái buôn xấu số. Cũng từ đó, hàng loạt cái chết bí ẩn diễn ra trong làng khi nạn nhân đều bị sát hại dã man và mất đi các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Điều kỳ lạ rằng, Phong dần nhận ra chính mình lại có liên quan tới những cái chết đó...
Phần nhìn tạm ổn
Kẻ ăn hồn xứng đáng nhận được lời tán dương khi mang những nét đẹp trong văn hóa Việt vào phim, như tục lệ rước dâu vào ban đêm, mặt nạ giấy bồi hay cổ phục Việt..., khiến cho những ai xem phim chắc chắn có thể đón nhận được nhiều giá trị hơn thế. Trang phục, bối cảnh cũng được đầu tư khá chỉn chu và đẹp mắt, mang đậm không khí phim cổ trang.
Hóa trang ra chất rùng rợn
Phần kinh dị tuy chưa hẳn tạo nên nhiều màn hù dọa gây ra sợ hãi, nhưng nhờ khâu hóa trang kỹ càng và không qua loa, vẫn đủ khiến bất cứ ai phải ngạc nhiên trước yếu tố rùng rợn mà bộ phim mang lại. Ấn tượng nhất có lẽ là trường đoạn dân làng Địa Ngục bị hành hạ bởi căn bệnh mồ hôi máu, phần hóa trang đã lột tả rất đáng sợ ý tưởng này và tạo nên điểm nhấn khó quên cho bộ phim.
"Mệt mỏi" trong 45 phút đầu
Kẻ ăn hồn có thời lượng hơn 90 phút nhưng do bày biện một cách quá đà, nên làm người xem tương đối mệt mỏi trong khoảng 45 phút đầu. Không khí u ám liên tục bị đứt gẫy bởi những đoạn thoại với đài từ thiếu tự nhiên của diễn viên, cũng như những tình tiết hơi thừa như trường đoạn ghen tuông của nam chính không ăn nhập gì với mạch phim.
Những phút đầu diễn ra khá mệt mỏi
Cách úp mở của biên kịch cũng thiếu hợp lý, khi người xem có cảm giác thiếu thông tin trầm trọng khi phim tập trung quá nhiều vào sự "ẫu trĩ" và hoảng sợ của dân làng Địa Ngục, mà không đưa ra những gợi ý để những ai theo dõi không bị mông lung và "lạc đường" khi bám theo mạch phim. Cảm tưởng đạo diễn gieo liên tục những trường đoạn kinh dị mà không đưa được tiền đề nào ở trước đó, gây ra cảm giác không hề dễ chịu chút nào.
Diễn xuất nhạt nhòa
Sở hữu dàn diễn viên với nhiều cái tên đang được yêu mến, xong dường như đạo diễn lại không biết cách dung hòa giữa họ. Nếu các diễn viên gạo cội thường phát âm chậm và vẫn còn hơi nặng tính kịch, thì các diễn viên trẻ lại nói quá nhanh, đôi khi còn không rõ ràng vì bị âm thanh quá to lấn át. Điều đó dẫn tới việc tương tác và sự phối hợp của dàn diễn viên không đủ sức thuyết phục.
Diễn xuất của phim tương đối nhạt nhòa
"Nàng thơ" Hoàng Hà của Em và Trịnh có vẻ hơi gồng khi không kiểm soát được tốc độ và cách ngắt nhịp lời thoại, Võ Điền Gia Huy trong vai gã chồng khờ khạo nếu không có màn tỏa sáng hiếm hoi ở phút trót, cũng tương đối mờ nhạt khi nhân vật của anh chàng vốn dĩ cũng được xây dựng khá "ngớ ngẩn". Điểm sáng lại tới từ Huỳnh Thanh Trực với vai thầy y Khảm. Anh này có diễn xuất khá chắc chắn, cho thấy sự bình tĩnh và không vội vàng trong những trường đoạn thể hiện xúc cảm.
Kết phim nhanh, thông tin bị nhồi nhét
Như đã nói, chính vì khán giả cảm tưởng bị thiếu thông tin trong những phút đầu, nên mọi thứ được dồn hết ở cái kết. Cách giải thích liên tục về những khái niệm như thuật luyện rượu sọ người, đò đưa linh, rồi cách giết người của Thập Nương không khỏi làm một bộ phận khán giả không đọc tiểu thuyết hay xem series trước đó cảm thấy bị bội thực và khó hiểu.
Có lẽ đạo diễn Trần Hữu Tấn và biên kịch Thảo Trang nên có sự phân biệt rạch ròi giữa phim trinh thám và kinh dị, hoặc nên làm cách nào để hòa quyện hai thể loại này với nhau. Khó thể tập trung vào yếu tố kinh dị nhưng bỏ quên việc đưa ra những gợi mở cần thiết, để khán giả suy luận trong tâm thế phấn khích thay vì khó chịu vì thông tin không rõ ràng. Bên cạnh đó, Kẻ ăn hồn cũng bỏ phí diễn xuất của Lan Phương với vai Thập Nương, khi nữ diễn viên toát ra một thần thái rất đáng sợ, nhưng nhanh chóng bị dập tắt một cách chưng hửng ở những phút cuối.
Tài năng của Lan Phương bị bỏ phí
Tóm lại bỏ qua những điểm trừ thì Kẻ ăn hồn vẫn được coi là một sản phẩm có đầu tư của điện ảnh Việt. Nhưng có lẽ ê-kíp đạo diễn Trần Hữu Tấn nên có nhìn nhận ổn thỏa hơn để thuyết phục những khán giả khó tính nếu có sản phẩm điện ảnh tiếp theo. Phim đang được trình chiếu trên các rạp toàn quốc.
'Kẻ ăn hồn' ra sao sau 3 lần kiểm duyệt? So với series 'Tết ở làng Địa Ngục', phim điện ảnh 'Kẻ ăn hồn' có mạch phim nhanh, cùng chất liệu dân gian được cài cắm dày hơn. Về kịch bản, phim có cải thiện so với những phim Việt ra mắt gần đây dù vẫn còn 'sạn'. Vốn Kẻ ăn hồn dự kiến ra rạp ngày 8.12, cùng lúc phim Việt khác...