6 nhân viên Trung Quốc ăn trộm phần mềm bí mật của công ty chip Hà Lan, gây thiệt hại hàng trăm triệu USD
Các điều tra cho thấy, các phần mềm bí mật đã được chia sẻ cho XTAL, công ty con của Dongfang Jingyuan, công ty Trung Quốc khác.
Một cuộc điều tra do một tờ báo tài chính tại Hà Lan, Het Financieele Dagblad (FD), đã kết luận rằng, các nhân viên Trung Quốc đã ăn trộm nhiều bí mật doanh nghiệp của người khổng lồ sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML, làm công ty này thiệt hại hàng trăm triệu USD.
Báo cáo vào hôm thứ Năm của tờ báo này cho biết, bản thân ASML “không tìm thấy bằng chứng chắc chắn về sự liên quan của chính phủ Trung Quốc” nhưng cuộc điều tra của riêng họ đã xác định được rằng, công nghệ bị ăn trộm đã được cung cấp cho một công ty nhà nước.
Hiện ASML đang là nhà sản xuất thống trị cho các hệ thống in litho, những thiết bị quan trọng được dùng để khắc nên các mạch dẫn cho chip bán dẫn. Các khách hàng chính của ASML bao gồm Samsung, TSMC và Intel.
Báo cáo từ FD cho biết, các nhân viên cấp cao người Trung Quốc trong bộ phận nghiên cứu và phát triển trong công ty con của ASML tại Mỹ là những người đứng sau vụ rò rỉ này.
Báo cáo của tờ báo này một phần dựa trên các nguồn tin riêng của công ty và một phần khác dựa vào phán quyết của một tòa án tại California vào tháng 11 năm 2018 về vụ kiện giữa công ty con của ASML tại Mỹ và công ty XTAL Inc., công ty con tại Mỹ của Dongfang Jingyuan.
Các tài liệu từ Tòa án tối cao California tại Santa Clara cho thấy, 6 cựu nhân viên của ASML, tất cả đều với tên Trung Quốc, đã vi phạm hợp đồng tuyển dụng của mình bằng cách chia sẻ thông tin về các phần mềm tối ưu máy của ASML với công ty XTAL, một công ty thiết bị điện tử tự động hóa cho các hệ thống sản xuất bán dẫn.
“Báo cáo từ FD nhận thấy công ty mẹ của XTAL, công ty Dongfang Jingyuan có mối quan hệ với Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.”
Phiên tòa sau đó đã ra phán quyết ASML được bồi thường 223 triệu USD cho các thiệt hại của mình và XTAL đệ đơn phá sản một tháng sau đó.
Trước đó, năm 2015, ASML từng tiết lộ việc mình bị rò rỉ thông tin từ hệ thống máy tính của mfinh, nhưng vào thời điểm đó, công ty chỉ cung cấp rất ít chi tiết và cho biết thiệt hại từ vụ rò rỉ thông tin này rất giới hạn.
Video đang HOT
Trong năm 2018, doanh số của ASML tại Trung Quốc đã tăng gấp đôi, từ mức 919 triệu Euro của năm 2017 lên mức 1,8 tỷ Euro (khoảng 2 tỷ USD) khi Bắc Kinh ưu tiên tăng trưởng cho ngành sản xuất bán dẫn trong nước của mình.
Tham khảo SCMP, Reuters
'Tuổi trẻ trôi dạt' của Shipper làm việc 10 tiếng/ngày ở Trung Quốc
Lịch trình làm việc khắc nghiệt, ít cơ hội thăng tiến, nhiều người làm nhân viên giao hàng tại Trung Quốc đang mắc kẹt trong việc tìm lối đi ổn định cho tương lai của mình.
Là một nhân viên giao hàng kỳ cựu, Xu Jianguo thường xuyên bắt gặp các mẩu quảng cáo tuyển dụng về nghề nghiệp của mình được dán khắp nơi trên các con phố ở Thượng Hải (Trung Quốc), với mức lương hấp dẫn, hứa hẹn lên tới 10.000 nhân dân tệ/tháng (khoảng 34 triệu đồng). Nhưng nếu có ai hỏi Jianguo về chúng, anh sẽ chỉ đáp lại bằng một nụ cười.
Nếu may mắn, trong một tháng Jianguo có thể kiếm khoảng 7.000 nhân dân tệ (24 triệu đồng), cao hơn mức lương trung bình ở Thượng Hải là 5.350 nhân dân tệ (18 triệu đồng). Tuy nhiên, Jianguo chẳng biết mình sẽ trụ lại được bao lâu nữa.
"Công việc này ngày càng trở nên khó khăn. Bây giờ với mỗi đơn hàng, tôi chỉ được trả 5-6 nhân dân tệ (17.000-20.000 đồng), trong khi năm ngoái là 7 nhân dân tệ (24.000 đồng). Nếu cứ tiếp tục thế này, chắc tôi phải đổi nghề thôi", anh chia sẻ.
'Tuổi trẻ trôi dạt', giao 100 đơn hàng một ngày
Hầu hết người làm công việc giao hàng (shipper) ở Trung Quốc như Jianguo đều là dân di cư từ nông thôn hoặc các thành phố nhỏ. Họ dành cả ngày để vật lộn với giao thông trong thành phố, cố gắng giao hàng trước giờ quy định để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Nhóm nghiên cứu của phó giáo sư Ge Tianren thuộc khoa Quan hệ quốc tế và Chính trị của Đại học Tongji (Trung Quốc) gọi họ là những người có "tuổi trẻ trôi dạt".
Họ nhận các đơn hàng rồi giao cho khách, là mắt xích quan trọng trong chuỗi ngành dịch vụ hậu cần phức tạp ở Trung Quốc. Tuy vậy, với lịch trình làm việc khắc nghiệt, cấp trên không sát sao, ít cơ hội thăng tiến, nhiều người trong số họ cảm thấy như đang chạy theo một cuộc sống vô nghĩa.
Nhiều người làm công việc giao hàng ở Trung Quốc cho biết họ thường làm việc hơn 10 tiếng một ngày.
Theo một nghiên cứu năm 2018 do CBNdata và nhà bán lẻ Suning đồng thực hiện, ước tính có khoảng 3 triệu người làm công việc giao hàng trên khắp Trung Quốc.
Để hiểu hơn về nhóm người này và những khó khăn họ gặp phải, nhóm nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn trực tiếp hơn 115 người và phân tích kết quả từ hơn 1.500 phiếu điều tra online với những người giao hàng làm việc tại thành phố lớn Thượng Hải.
Kết quả thu được cho thấy các shipper đều có độ tuổi tập trung từ 18 đến 35. Có đến hơn 50% người được khảo sát cho biết mình làm việc hơn 10 tiếng mỗi ngày.
Những người giao hàng bình thường có lịch trình tương đối cố định, từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Trong thời gian đó, họ dự kiến phải giao được khoảng 100 đơn hàng.
Đối với người giao đồ ăn, thời gian làm việc ít ổn định hơn. Hầu hết chọn ca làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, số ít chọn làm việc ca đêm. Trung bình shipper đồ ăn sẽ giao 30-40 đơn hàng trong khung giờ làm việc, tập trung vào các giờ cao điểm là bữa trưa và bữa tối.
Chỉ là công việc 'mì ăn liền'
Hầu hết người được khảo sát đều coi shipper là công việc tạm thời, chỉ có khoảng 15% là muốn gắn bó lâu dài. Phần lớn đều hy vọng có ngày mua được nhà và định cư tại quê hương.
Số khác đơn giản là muốn có một công việc thoải mái hơn, được trả lương cao hơn.
"Tôi biết mình sẽ không làm công việc giao hàng mãi được, nhưng để tìm việc khác cũng chẳng phải dễ. Tôi định làm shipper trong vài năm rồi tiết kiệm một khoản tiền, sau đó về quê và mở một cửa hàng nhỏ", Jianguo nói với Sixth Tone.
Có những điểm cộng không thể phủ nhận về nghề giao hàng này: không yêu cầu học vấn cao, mức lương khá, luôn "khát" nhân lực - những yếu tố đủ để thu hút lượng ứng viên lớn.
Công việc này có thể coi như một bước đệm cho những thanh niên di cư từ nông thôn ra các thành phố lớn.
Tuy vậy, chế độ quản lý thiếu linh hoạt, hầu như không có cơ hội thăng tiến và không ổn định là những lý do khiến nhiều người chẳng thể gắn bó lâu dài với nghề mang tiếng "cứ lên xe là có tiền" này.
Nhiều shipper coi đây là công việc tạm thời hơn là để gắn bó dài lâu.
Hầu hết tài xế đều mong muốn được nhận các đãi ngộ giống phần lớn nghề khác như: chăm sóc y tế cơ bản, môi trường làm việc an toàn và mức lương tốt, ổn định.
Bên cạnh đó, 27% số người được hỏi cũng mong muốn có được chế tài quản lý nhân đạo hơn, bao gồm việc phạt nhẹ hơn, công tâm khi xem xét đánh giá từ khách hàng và có các kênh hiệu quả để shipper khiếu nại về hành vi sai trái của khách hàng.
Ví dụ, các shipper thường phải chịu hình phạt nghiêm khắc nếu bị khách hàng khiếu nại, thường là 50 nhân dân tệ mỗi đơn (khoảng 170.000 đồng).
Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng công bằng trong việc đánh giá, thậm chí để lại nhận xét tiêu cực mà chẳng cần lý do.
"Ví dụ như một gói hàng của họ bị hỏng trong quá trình phân loại, không phải trong quá trình giao hàng, họ vẫn đánh giá xấu về tôi mà chẳng thèm nghe tôi giải thích", người giao hàng 32 tuổi tên Wan Li nói.
Wang Junjie, 23 tuổi, đã sống ở Thượng Hải được 4 năm nay. Anh đến với nghề giao hàng này mới được 4 tháng song cũng xác định đây chỉ là nghề "mì ăn liền".
"Nếu bạn muốn tìm một công việc kiếm tiền nhanh chóng, hãy làm shipper. Bạn chẳng cần phải học gì cả, chỉ cần nhận đồ và giao cho khách, vậy là xong, ai cũng làm được", anh nói.
Theo Zing
Một công ty lớn chỉ tồn tại trong 30 năm, còn đây là 4 chiến lược Jeff Bezos dùng để giúp Amazon "trường tồn" mãi mãi Bởi Amazon đã được 24 năm tuổi, nên Jeff Bezos cực kỳ cẩn trọng trong mỗi bước đi, để tránh được "thảm họa" thường xảy đến với các doanh nghiệp đã "tồn tại" 30 năm. "Amazon không mạnh đến mức có thể "trường tồn" mãi mãi. Thực ra, tôi dự đoán rằng Amazon rồi sẽ sụp đổ", đó là những gì Jeff Bezos...