6 nguyên nhân gây ngứa khi sử dụng băng vệ sinh
Có nhiều chị em thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, kích ứng khi sử dụng băng vệ sinh.
Nguyên nhân là gì và cách sử dụng băng vệ sinh thế nào là an toàn?
1. Nguyên nhân gây ngứa và kích ứng khi sử dụng băng vệ sinh
Băng vệ sinh là sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với vùng kín của phụ nữ trong những ngày đèn đỏ. Tuy nhiên có nhiều chị em rất sợ khi đến kỳ kinh nguyệt vì thường xuyên gặp phải tình trạng ngứa ngáy, kích ứng, điều này có thể do 6 nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Do băng vệ sinh có chứa các thành phần gây dị ứng như: nước hoa, nhựa, keo dán…
Do sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng: Băng vệ sinh kém chất lượng cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa vùng kín vì nó có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Vi khuẩn có điều kiện phát triển khi ở môi trường ẩm ướt.
Do thiết kế băng vệ sinh: Băng vệ sinh không đảm bảo độ mềm, thấm hút tốt hay có cánh. Chất liệu cứng và thiết kế có cánh hai bên giúp cố định tốt hơn và chống tràn nhưng cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng kích ứng, ngứa vùng kín do tạo sự cọ xát thường xuyên gây tổn thương ở vùng da nhạy cảm này.
Thói quen vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân quá mức hoặc sử dụng các sản phẩm làm sạch mạnh có thể phá hủy hệ vi khuẩn tự nhiên, khiến da dễ bị kích ứng hơn. Mặt khác, đeo băng vệ sinh quá lâu cũng có thể gây kích ứng.
Điều kiện khí hậu: Ở những vùng khí hậu rất ẩm ướt hoặc rất nóng, việc sử dụng băng vệ sinh có thể gây kích ứng nhiều hơn do đổ mồ hôi quá nhiều, từ đó thúc đẩy vi khuẩn phát triển.
Quần áo: Mặc quần áo bó sát hoặc chất liệu không thoáng khí tốt có thể làm tăng nhiệt độ và độ ẩm ở vùng kín, có khả năng làm tăng nguy cơ kích ứng.
Vệ sinh kém hoặc dị ứng với băng vệ sinh gây ngứa ngáy, khó chịu.
2. Dấu hiệu nhận biết dị ứng băng vệ sinh
Video đang HOT
Các triệu chứng dị ứng băng vệ sinh có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ dị ứng, phổ biến nhất là các dấu hiệu:
Sưng đỏ: Sưng đỏ quanh âm hộ và rộng hơn là cả vùng mông và xương mu, có thể kèm theo ngứa hoặc đau.Ngứa ngáy âm hộ.Cảm giác bỏng rát ở vùng da tiếp xúc với băng vệ sinh.Phát ban, nổi mẩn đỏ hoặc các mảng đỏ nhỏ.Da bong tróc hoặc khô.Nhạy cảm hoặc đau khi chạm vào, đặc biệt khi ma sát với quần áo.
Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn cũng có thể là biểu hiện của phản ứng dị ứng với băng vệ sinh như: xuất hiện mụn nước, phồng rộp, chảy dịch; đốm đen hoặc đổi màu trên da sau khi phát ban; trong những trường hợp nghiêm trọng, da có thể trở nên khô và kích ứng đến mức bắt đầu nứt nẻ.
Về lâu dài, tình trạng kích ứng do dị ứng băng vệ sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo, nhiễm nấm âm đạo… Đặc biệt là hội chứng sốc nhiễm độc liên quan đến băng vệ sinh dù rất hiếm nhưng nguy hiểm.
Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH), hội chứng sốc nhiễm độc thường liên quan đến việc sử dụng băng vệ sinh có độ thấm hút cao ở phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; khởi phát cấp tính đặc trưng bởi sốt, hạ huyết áp, phát ban… Tình trạng này có thể tiến triển thành suy thận, sốc và tử vong nếu không được điều trị cấp cứu kịp thời.
Do đó, nếu thấy vùng kín ngứa ngáy, kích ứng thì biện pháp đầu tiên chị em nên làm là ngừng sử dụng loại băng vệ sinh đã gây dị ứng. Sau đó rửa sạch vùng kín bằng nước ấm, chú ý chỉ rửa bên ngoài không thụt rửa vào bên trong tránh gây viêm nhiễm. Nên cân nhắc thay đổi sản phẩm băng vệ sinh khác. Trong trường hợp có dấu hiệu kích ứng nghiêm trọng cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp can thiệp phù hợp.
Chọn loại băng vệ sinh phù hợp và sử dụng đúng cách giúp chị em thoái mái trong kỳ kinh nguyệt.
3. Hướng dẫn cách sử dụng băng vệ sinh an toàn
Thực hành vệ sinh kinh nguyệt tốt giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm mùi hôi và giúp phụ nữ thoải mái trong kỳ kinh nguyệt. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ hướng dẫn phụ nữ sử dụng sản phẩm vệ sinh kinh nguyệt an toàn như sau:
Phụ nữ có thể chọn nhiều loại sản phẩm để thấm máu trong kỳ kinh nguyệt bao gồm: băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san, quần lót kinh nguyệt…
Theo các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Thời gian thích hợp cho việc thay băng là cách nhau mỗi 6 giờ 1 lần. Có thể thay băng ít nhất 4-8 giờ hay bất cứ khi nào thấy khó chịu, ẩm ướt. Những phụ nữ có lượng máu thải ra ngoài càng nhiều thì cần phải thường xuyên thay hơn nữa.
Ngoài việc thực hiện theo đúng hướng dẫn trên sản phẩm cần:
Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh; trước và sau khi sử dụng sản phẩm vệ sinh phụ nữ.
Thay băng vệ sinh sau vài giờ, bất kể lượng máu chảy ra ít. Nếu máu kinh ra nhiều cần thay băng vệ sinh thường xuyên hơn. Không nên sử dụng một miếng băng vệ sinh liên tục quá 8 giờ. Đeo băng vệ sinh trong thời gian dài có thể dẫn đến phát ban hoặc nhiễm trùng. Không nên sử dụng tampon quá 8 giờ vì có nguy cơ mắc hội chứng sốc độc tố.
Sử dụng sản phẩm băng vệ sinh có kích thước và độ thấm hút phù hợp với lượng máu kinh nguyệt của mỗi người. Lượng máu kinh nguyệt thường thay đổi trong kỳ kinh. Một số phụ nữ sử dụng các sản phẩm khác nhau vào những ngày khác nhau trong kỳ kinh, tùy thuộc vào lượng máu kinh ra nhiều hay ít.
Mặc quần áo nhẹ, thoáng khí (như đồ lót cotton). Không nên mặc vải bó vì có thể giữ ẩm và nhiệt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Giữ vùng sinh dục sạch sẽ: Rửa bên ngoài âm đạo (âm hộ) và hậu môn mỗi ngày. Khi đi vệ sinh, lau từ phía trước cơ thể ra phía sau, không được lau ngược lại. Chỉ dùng nước để rửa âm hộ. Âm đạo là cơ quan tự làm sạch. Thay đổi độ pH tự nhiên của âm đạo bằng cách sử dụng hóa chất để làm sạch âm đạo có thể gây hại và gây nhiễm trùng âm đạo như nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn.
Sử dụng băng vệ sinh không mùi: Các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm có thể gây kích ứng da và ảnh hưởng đến độ pH tự nhiên của âm đạo.
Uống đủ chất lỏng: Điều này có thể giúp rửa sạch đường tiết niệu và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cần đi khám bác sĩ nếu thấy có biểu hiện bất thường, mùi âm đạo thay đổi, bị đau hoặc có các triệu chứng kinh nguyệt nghiêm trọng hơn bình thường…
Những nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt do nhiều yếu tố gây ra và ảnh hưởng đến mỗi phụ nữ theo những cách khác nhau.
Trong hầu hết các trường hợp, rối loạn kinh nguyệt biểu hiện dưới dạng sự dao động của dòng chảy kinh nguyệt và sự không đều trong chu kỳ hàng tháng. Một số rối loạn không quá nghiêm trọng và có thể ổn định dần. Tuy nhiên, có những trường hợp phức tạp hơn và cần được bác sĩ phụ khoa thăm khám, chẩn đoán sớm.
Có nhiều nguyên nhân cụ thể khác nhau gây ra các loại rối loạn khác nhau xuất phát từ nhiều yếu tố như nồng độ hormone, chức năng của hệ thần kinh trung ương, sức khỏe của tử cung...
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bao gồm những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Điều này có thể dao động từ việc thường xuyên có kinh nguyệt đến không có kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày, tuy nhiên nhiều trường hợp chu kỳ ngắn hơn khoảng 24 ngày hoặc dài hơn khoảng 38 ngày vẫn được xem là bình thường. Thời gian có kinh khác nhau ở mỗi người, thường là 3 - 5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi chu kỳ kinh khoảng 50 - 150ml.
Rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất là chảy máu kinh nguyệt nặng mà chúng ta gọi là chảy máu tử cung do rối loạn chức năng.
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, không những ảnh hưởng đến tâm lý, công việc, sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe.
2. Một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Mất cân bằng nội tiết tố: Nồng độ hormone dao động trong cơ thể có tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Những biến động này có thể do rối loạn chức năng ở tuyến yên, tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận. Nó cũng có thể là kết quả của sự trục trặc ở một hoặc cả hai buồng trứng và sự tiết hormone bắt nguồn từ đó.
Các vấn đề về cấu trúc cơ thể: 1/4 rối loạn kinh nguyệt là do các vấn đề về cấu trúc cơ thể. Chúng bao gồm các vấn đề phụ khoa khác nhau như sự hiện diện của u xơ tử cung và polyp, giảm sức co bóp tử cung, adenomyosis (xâm nhập mô tử cung vào thành cơ của tử cung), tử cung có diện tích bề mặt quá lớn và ung thư nội mạc tử cung.
Rối loạn đông máu: Bất thường về đông máu là nguyên nhân gây chảy máu kinh nguyệt nhiều ở phụ nữ. Nó dẫn đến mất máu quá nhiều do những vết cắt và vết đứt nhỏ và khiến người ta dễ bị bầm tím. Điều này cũng có thể bao gồm các tình trạng bệnh lý như giảm tiểu cầu (rối loạn chức năng tiểu cầu) và bệnh Von Willebrand (sự thiếu hụt về số lượng di truyền hoặc bất thường về chức năng của yếu tố von Willebrand, gây ra rối loạn chức năng tiểu cầu. Xu hướng chảy máu thường nhẹ).
Thuốc và thực phẩm bổ sung: Một số loại thuốc và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hoặc nội tiết tố như aspirin, ibuprofen, thuốc estrogen, vitamin E... thường gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và dẫn đến sự dao động trong chu kỳ kinh nguyệt.
Các yếu tố khác: Là những yếu tố tương đối hiếm và cần được chăm sóc y tế ở mức độ cao hơn. Nó bao gồm các tình trạng như ung thư cổ tử cung, khối u buồng trứng, bệnh gan và thận, nhiễm trùng tử cung, căng thẳng tâm lý cực độ, béo phì... Các sự cố như sẩy thai và mang thai ngoài ý muốn cũng được biết là gây ra chảy máu kinh nguyệt bất thường.
Do đó, để xác định chính xác trường hợp rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân nào, chị em nên đi khám và thực hiện những kiểm tra cần thiết, để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp.
Nguyên nhân gây rối loạn khoái cảm ở phụ nữ Chứng rối loạn khoái cảm ở nữ là trở ngại lớn cho đời sống tình dục và gìn giữ hạnh phúc lứa đôi. Phân biệt khoái cảm và khoái cực Cần phân biệt hai mức độ cảm giác trong quan hệ tình dục: Khoái cảm và khoái cực. - Khoái cảm là cảm giác dễ chịu thường có trong quan hệ tình dục...