6 nguồn vốn các doanh nghiệp cần lưu tâm
Đó là ý kiến của TS Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) tại Diễn đàn kinh tế 2020 tổ chức chiều 5/12.
Tại diễn đàn, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông tin, dù xếp hạng của Ngân hàng thế giới cho thấy Việt Nam đã tăng 5 bậc về thể chế từ 94 lên 89 nhưng với xếp hạng 89/140 vẫn còn nhiều việc phải làm liên quan đến thể chế.
TS Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Bên cạnh đó, vấn đề thực thi của Việt Nam rất bất cập. “Có những Nghị định, thông tư biết chắc rằng chưa tốt cho doanh nghiệp nhưng khoảng 1 năm mới chịu sửa đổi như Nghị định 20 liên quan đến trần chi phi lãi vay chỉ khi Thủ tướng và Phó thủ tướng đích thân chỉ đạo mới có sự chuyển biến”, ông Lực dẫn chứng.
Với chủ đề về hướng dòng vốn năm vừa qua và dự báo cho năm 2020, ông Lực cho biết, năm nay mức độ tăng trưởng của nền kinh tế 7% là khả thi và các dự báo cho năm tới sẽ ở mức tối đa là 6,8%. GPI năm nay sẽ ở mức khoảng 3% và năm tới khoảng 3,5%.
Về bài toán dòng vốn, theo TS Cấn Văn Lực, doanh nghiệp đang có ít nhất 6 dòng vốn khác nhau.
Một là tiền ngân sách. Theo ông Lực, ngân sách giúp doanh nghiệp thông qua các quỹ như quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ bảo lãnh tính dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng một số quỹ khác.
Nguồn vốn thứ hai vô cùng quan trọng là vốn từ đối tác. Trong tài chính, ông Lực cho rằng, cần tận dụng tối đa số ngày đối tác cho chịu.
Thứ ba là nguồn vốn nước ngoài. Các quỹ đầu tư nước ngoài hiện rất quan tâm đến doanh nghiệp việt Nam. Có những doanh nghiệp huy động vốn tốt, từ 1 đến 3 triệu USD. Đây cũng là nguồn vốn khả thi và quan trọng với doanh nghiệp khởi nghiệp.
Nguồn vốn thứ tư là tín dụng và bảo lãnh.
Video đang HOT
Nguồn vốn thứ năm là huy động từ thị trường vốn. Đây cũng là nguồn vốn cực kỳ quan trọng, nhất là thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Hiện nay doanh nghiệp Việt chưa quan tâm đến kênh này.
Cuối cùng là vốn tự có và vốn dóng góp. “Đây là 6 nguồn vốn các doanh nghiệp cần lưu tâm hơn”. - ông Lực lưu ý.
Liên quan đến một công cụ ít được nhắc đến là cho thuê tài chính cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp Việt Nam. Ông Lực cũng kỳ vọng, doanh nghiệp quan tâm hơn, hiện nay có 12 công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam.
Về thực trạng dòng vốn của doanh nghiệp hiện nay, theo ông Lực, vốn tự có mỗi ngày một bé đi so với tổng nguồn vốn. Điều đó chứng tỏ nhu cầu huy động vốn tự có rất quan trọng trong thời gian tới. Phát hành cổ phiếu, trái phiếu cũng là những kênh đáng phải bàn. Bình quân giai đoạn 2011-2015 dòng vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 32% tổng nguồn vốn thì cuối năm ngoái chiếm khoảng 28% và cuối năm nay sẽ không cao hơn mức 27%.
Dòng vốn tín dụng về mặt quy mô đã khá lớn khi ở mức 133% GDP, đây là mức thế giới cảnh báo tương đối lớn so với thu nhập thu nhập bình quân đầu người và mức độ phát triển của Việt Nam. Năm nay mức tăng trưởng tín dụng dự báo tăng khoảng 13% và tăng mức 12% trong năm sau.
Mức này không phải là khó khăn với doanh nghiệp Việt. Khi so sánh với khu vực, kể cả Việt Nam tăng trưởng 10% nhưng tín dụng đã tăng trưởng cao nhất trong khu vực ASEAN. Các nước trong ASEAN cũng đang kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 4-6%. Do đó, mức tăng 12% là tương đối cao trong bối cảnh vốn liếng ngân hàng đang khó khăn thì điều này cũng là bất cập.
Về cấu trúc tín dụng đổ vào lĩnh vực nào nhiều nhất trong thời gian vừa qua, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy dòng vốn dịch chuyển nhiều hơn vào lĩnh vực dịch vụ, sản xuất đang thu hẹp dần do nhiều doanh nghiệp FDI đổ vào lĩnh vực này dẫn đến nhu cầu vốn tín dụng giảm hơn so với trước đây.
Về tiếp cận vốn doanh nghiệp nhỏ và vừa, năm 2018, theo TS Cấn Văn Lực, Việt Nam ở mức 22% là mức không hề thấp khi so với các nước có số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc…
Theo ông Lực, nguyên nhân doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn được cho là từ hai phía. Về phía các định chế tài chính, do sự phối hợp chưa tốt giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng hay một số định chế đang trong quá trình tái cơ cấu, thay đổichiến lược hoạt động.
Từ phía các doanh nghiệp, do trình độ quản lý còn yếu kém, công nghệ lạc hậu; thiếu chiến lược kinh doanh, phương án kinh doanh chưa khả thi; thiếu tài sản đảm bảo; thông tin thiếu minh bạch, thiếu tin cậy, khó đánh giá… Cũng như một số doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn
Do đó, ông Lực để xuất giải pháp, từ phía chính phủ, bộ ngành, Ngân hàng nhà nước cần triển khai hiệu quả, đồng bộ Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các chính sách hỗ trợ đã ban hành. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động của Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp trong việc phối hợp tốt hơn giữa Quỹ, TCTD, Hiệp hội, chính quyền địa phương….; và Quỹ phát triển DNNVV theo mô hình mới.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà Nước cần cân nnhắc về cơ chế trần lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Phát triển cân bằng thị trường tài chính (nhất là thị trường cổ phiếu, trái phiếu, tài chính vi mô, quỹ đầu tư…) nhằm giảm phụ thuộc vốn ngân hàng và tăng nguồn vốn dài hạn.
Tiếp tục quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh-đầu tư (nhất là thủ tục thuế, hải quan, cấp phép, phá sản DN, kết cấu hạ tầng, logistics, hỗ trợ tiếp cận CMCN 4.0… Phát triển tài chính số, ngân hàng số; qua đó tăng khả năng tiếp cận vốn; Tăng cường hợp tác quốc tế
Đối với doanh nghiệp, cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính; thiện chí hợp tác, phối hợp với định chế tài chính trong cung cấp thông tin, cơ cấu lại nợ và xây dựng phương án kinh doanh phù hợp.
Đồng thời, chủ động tăng hiểu biết về tài chính-tín dụng, bảo lãnh và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và tăng cường liên kết (ngang và dọc) cùng chia sẻ khó khăn, cơ hội; chủ động, quyết liệt tham gia chuỗi giá trị. Kết hợp nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro bài bản hơn; xây dựng và thực thi chiến lược “Kinh doanh số”.
Tại Việt Nam đang có nhiều nguồn vốn đa dạng cho doanh nghiệp, tuy nhiên, tiếp cận vốn và đất đai vẫn còn khó khăn đối với doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều chính sách, giải pháp của Nhà nước, NHNN, bộ-ngành, Hiệp hội và các định chế tài chính hướng đến doanh nghiệp, nhưng cần mạnh mẽ, thiết thực và hiệu quả hơn nữa.
Bản thân các doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy, quản trị điều hành và văn hóa kinh doanh minh bạch và chuẩn mực.
Nhóm PV
Theo enternews.vn
Lãi suất vẫn "nặng vai" doanh nghiệp
Hàng loạt ngân hàng thương mại tham gia cuộc đua giảm lãi suất huy động và cho vay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức giảm trần lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn và cho vay ở lĩnh vực ưu tiên. Với những DN có nhu cầu vay vốn, tín hiệu đó có thực sự là tin vui hay không?
Khách hàng giao dịch tại VietinBank Chương Dương. Ảnh: Thanh Hải
Ngân hàng đua giảm lãi suất
Đến thời điểm hiện tại BIDV, Agribank, VietinBank đã giảm lãi suất cho vay thêm 0,2 - 0,5%/năm, duy trì chính sách cho vay đối tượng ưu tiên tối đa 5,5%/năm. Riêng Vietcombank, ngoài giảm lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên 0,5%, ngân hàng này còn điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất với các khoản vay thông thường của các DN trong năm 2019.
Cuộc đua giảm lãi suất lan sang ngân hàng nhỏ. ABBank dành hạn mức 2.500 tỷ đồng cho DN nhỏ và vừa vay với lãi vay cố định 3 tháng đầu từ 7,8%/năm hoặc 6 tháng đầu từ 8,3%/năm. Kienlongbank cũng nhập cuộc ưu đãi tín dụng đợt này với việc tung ra gói tín dụng trị giá 600 tỷ đồng. MB dù không có động thái giảm lãi suất cụ thể song đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi 6,25%/năm cho DN vừa và nhỏ vay, áp dụng với các khoản vay từ 13/11.
Với kết quả kinh doanh 9 tháng công bố cho thấy lợi nhuận nhiều ngân hàng tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Đây được xem là tiền đề quan trọng để các ngân hàng quyết định giảm lãi suất mà không quá e ngại ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận. Nếu duy trì được đà tăng trưởng huy động tốt như quý vừa qua và thời gian tới đây, kỳ vọng cả lãi suất huy động và cho vay sẽ thiết lập một mặt bằng mới rõ ràng hơn, thấp hơn vào đầu năm 2020.- TS Nguyễn Trí Hiếu
Lãi suất ưu đãi cho các nhóm ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ cũng được giảm theo quyết định của NHNN. Trong khi Nam A Bank áp dụng lãi vay từ 6,5%/năm với các khoản vay dài hạn (36 - 120 tháng), từ 7,5%/năm với các khoản vay trung hạn (từ 24 tháng đến dưới 36 tháng). Vietbank dành 500 tỷ đồng cho DN lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ..., với lãi vay 7%/năm. Mặc dù quyết định giảm lãi suất cho vay và đưa ra các gói tín dụng ưu đãi vào thời điểm còn gần 2 tháng nữa là hết năm, song đại diện nhiều ngân hàng cho biết, sẽ không ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận cổ đông đã giao.
Giảm 1% doanh nghiệp mới có lãi
Ở chiều ngược lại, đối với DN, mức độ giảm 0,5% không tác động lớn. Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, các DN dựa rất nhiều vào vốn vay của các ngân hàng, nên chi phí về vốn của các DN rất lớn. Lãi suất cho vay cũng đã rất cao (9 - 11%) nên tác động giảm 0,5% có lẽ không nhiều"- ông Hiếu phân tích. Đồng thời cho rằng giảm lãi suất không có nghĩa tất cả các DN đều được hưởng. Nếu muốn hỗ trợ cho DN thì ít nhất phải giảm 1%.
Trong khi đó, việc các DN có tiếp cận được với nguồn vốn từ các ngân hàng hay không lại là chuyện khác. Giám đốc không ít DN than phiền, nếu DN không có tài sản đảm bảo thì việc tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng không phải là chuyện dễ trong khi phần lớn các DN ở Việt Nam có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Là một DN mới trong lĩnh vực sản xuất nước uống đóng chai và đi lên từ cơ sở sản xuất nhỏ, chị Nguyễn Thanh Hà (quận Hoàng Mai - Hà Nội) cho hay, DN hiện nay đang muốn mở rộng mặt bằng sản xuất. Tuy nhiên, "Vay ngân hàng hiện nay là không thể vì những gì có được đã thế chấp hết để lấy vốn sản xuất trong thời gian qua" - chị Hà cho hay. Thậm chí, một số DN phản ánh việc vay vốn đang chặt chẽ và khó hơn vì nhiều ngân hàng đã chạm trần tăng trưởng tín dụng nhưng không xin nới thêm room, mà đẩy mạnh mảng bán lẻ để tăng lợi nhuận.
Trưởng phòng Khách hàng bán lẻ của một ngân hàng lớn tại Hà Nội khẳng định, để vay vốn theo lãi suất ưu đãi, các DN vừa và nhỏ cần đảm bảo các điều kiện cho vay về báo cáo tài chính, hoạt động lĩnh vực ngành nghề, báo cáo thuế đầy đủ... Riêng lĩnh vực sản xuất, ngân hàng có các tiêu chí mở rộng, duy trì hay hạn chế cho vay, từ đó xác định lãi suất vay phù hợp đối với các DN.
NHNN vừa ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, từ ngày 1/1/2020 đến ngày 30/9/2020 tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các NH vẫn được giữ nguyên mức hiện nay là 40%. Thời hạn này nới thêm hơn 3 tháng so với dự kiến trước đó.
Thảo Nguyên
Theo Kinhtedothi.vn
Tư vấn phát hành trái phiếu: Miếng bánh lớn của nhiều công ty chứng khoán Thống kê của Công ty Chứng khoán SSI cho thấy, trong mảng môi giới phát hành trái phiếu doanh nghiệp, 3 công ty chứng khoán đứng đầu về thị phần trong 10 tháng đầu năm là TCBS, VNDIRECT và MBS. Trong đó, TCBS tư vấn phát hành thành công 27.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, chiêm tỷ trọng 17,3%, phân nhiêu là...