6 năm học Y ra trường phải làm công nhân và quyết định của người bạn gái yêu 9 năm
Đây là thứ mà anh trả cho 9 năm chờ đợi của em sao? 9 năm tuổi xuân yêu anh, những tưởng sau này sẽ nở mày nở mặt vì lấy được chồng làm bác sĩ, mà giờ thì lại thành ra thế này sao?
Mà bố mẹ Thái chỉ là nông dân thì mối quan hệ làm sao mà tới chỗ “cao” cho được. (Ảnh minh họa)
Ngày nghe đứa con trai đỗ đại học Y và chuẩn bị nhập trường, bố Thái đã chịu lỗ vốn vã bán luôn đàn lợn sữa chưa đủ cân xuất cho lái buôn. 6 năm đó tiền tiết kiệm trong nhà và rất nhiều vật nuôi, lúa gạo đã được bố mẹ bán đi để lấy tiền nuôi Thái ăn học.
Sau 6 năm vất vả học hành, cuối cùng Thái cũng cầm được trên tay mảnh giấy chứng nhận tốt nghiệp từ trường đại học. Anh đã từng mơ ước tới ngày mình được mặc chiếc áo blouse trắng và được mọi người gọi hai tiếng “bác sĩ” vô cùng kính trọng. Và hơn hết là được làm đám cưới với Lan – cô bạn gái 9 năm từ thời học phổ thông.
Nhưng tấm bằng bác sĩ dự phòng không cho Thái được trở thành bác sĩ mặc áo blouse, đeo ống nghe như người đời vẫn tưởng. Từ bệnh viện công tới phòng khám tư, từ trung tâm y tế dự phòng huyện đến trạm y tá xã, bố mẹ cùng Thái vất vả ngược xuôi mang hồ sơ tới gõ cửa từng nơi, nhờ vả tất cả những người có thể nhờ nhưng thứ mà gia đình nhận về về chỉ là cái lắc đầu. Mà bố mẹ Thái chỉ là nông dân thì mối quan hệ làm sao mà tới chỗ “cao” cho được.
6 tháng ra trường Thái vẫn chưa xin được việc, trong khi Lan đã đi làm được gần 3 năm. Mức lương của bạn gái đã lên tới trên chục triệu và có rất nhiều người theo đuổi cô. Vì tình yêu nên Lan đã gắng đợi Thái cho tới tận ngày anh ra trường. Nhưng nửa năm qua thấy người yêu của con vẫn chưa xin được việc, bố mẹ Lan bắt đầu giục:
Video đang HOT
“Cứ ngỡ học bác sĩ ra thì lương cao nên tao mới đồng ý cho mày đợi nó. Giờ thì thất nghiệp rồi con à, đợi chờ gì nữa. Mày chẳng trẻ trung gì nữa đâu, bỏ quách thằng đó đi”. Lan không dám nói gì nhưng cô chỉ lủi thủi bước lên phòng.
Thấy bố mẹ bạn gái thay đổi thái độ, Thái cũng ngượng ngùng không dám tới nhà Lan chơi nhiều như trước nữa. Bố mẹ Thái thì chính thức bó tay trong công cuộc xin việc cho con. Có người khuyên Thái học thêm nhưng bố mẹ anh làm gì có tiền chu cấp cho anh học nữa.
Nhìn căn nhà tuyền toàng không có một vật dụng gì mới sau 6 năm nuôi Thái ăn học, Thái quyết định từ bỏ ước mơ làm bác sĩ, nộp hồ sơ làm công nhân thoát nước. Gần 25 tuổi rồi, anh không thể mãi là gánh nặng của bố mẹ.
Quyết định đi làm công nhân Thái chưa nói ngay với Lan. Đợt đó cô cũng đang có chuyến công tác 1 tháng trong Sài Gòn nên hai người không gặp nhau, chỉ nhắn tin qua lại. Không ngờ, đúng cái hôm Lan đi công tác về thì chạm mặt Thái tan ca ngay trước cổng công ty. Nhìn bạn trai trong bộ đồ công nhân, Lan sững sờ:
- Anh đi làm sao không nói với em?
- Anh xin lỗi, anh không muốn ăn bám bố mẹ mãi nữa.
Đây là thứ mà anh trả cho 9 năm chờ đợi của em sao? (Ảnh minh họa)
- Đây là thứ mà anh trả cho 9 năm chờ đợi của em sao? 9 năm tuổi xuân yêu anh, những tưởng sau này sẽ nở mày nở mặt vì lấy được chồng làm bác sĩ, mà giờ thì lại thành ra thế này sao?
- Anh xin lỗi…
- Đừng nói xin lỗi nữa, chia tay đi. Tôi không thể yêu và lấy một người chồng làm công nhân như anh được.
Dứt lời, Lan bắt taxi bỏ đi để lại Thái đứng đó chết lặng không nói thêm được lời nào. Anh biết trách ai bây giờ?
Theo blogtamsu
6 năm học Y chẳng nhẽ tôi lại phải đi xách vữa
Từ bệnh viện công tới phòng khám tư, từ trung tâm y tế dự phòng huyện đến trạm y tá xã, không nơi nào cho tôi được thực hiện giấc mơ thành bác sĩ.
Ảnh minh họa
Tháng 6 vừa qua, sau 6 năm vất vả học hành, cuối cùng tôi cũng cầm được trên tay mảnh giấy chứng nhận tốt nghiệp từ trường đại học Y Thái Bình. Mảnh giấy mỏng manh ấy là công sức 6 năm rèn giũa, là giọt mồ hôi của bố trên mỗi nẻo đường chạy xe ôm, là công lao của mẹ một nắng hai sương trên cánh đồng mỗi vụ gặt thuê cho người ta dù nhà không làm nông và mẹ có lương hưu. Nhưng tấm bằng bác sĩ dự phòng không cho tôi được trở thành bác sĩ mặc áo blouse, đeo ống nghe như người đời vẫn tưởng.
Tấm bằng ấy lại oằn lên tấm lưng gầy của mẹ của cha khi mà không nơi nào nhận một bác sĩ dự phòng. Từ bệnh viện công tới phòng khám tư, từ trung tâm y tế dự phòng huyện đến trạm y tá xã, bố mẹ cùng tôi vất vả ngược xuôi mang hồ sơ tới gõ cửa từng nơi, cầu cạnh từng người mà tất cả nhận về chỉ là cái lắc đầu. Có khi đó là cái lắc đầu đầy ái ngại rằng chỗ họ đã đủ người, có lúc lại là cái lắc đầu đầy khinh miệt rằng bác sĩ dự phòng là cái gì, ở đây chỉ tuyển bác sĩ đa khoa thôi. Không nơi nào cho tôi được thực hiện cái giấc mơ từ những ngày còn thơ là chữa bệnh cứu người.
6 năm học là cả một chặng đường chông gai, thức bao đêm trực bệnh viện, học bao nhiêu kiến thức cứu người. Không lẽ chữa bệnh thì cần mà phòng bệnh thì không? Tôi đọc báo thấy Việt Nam mình còn thiếu 9.000 bác sĩ y học dự phòng, ấy vậy mà mặc cho chạy đôn chạy đáo bao nơi, chẳng nơi nào họ cần mình. Cảm giác là người vô dụng làm tôi bao phen muốn rơi nước mắt, nhưng nghĩ đến bố mẹ dù vất vả đến mấy vẫn cố gắng động viên mình, tôi không dám khóc để bố mẹ thêm buồn lòng. Vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm, chưa có chứng chỉ hành nghề, nhưng không nơi nào nhận thì đào đâu ra kinh nghiệm. Tôi cũng không mong ước cao sang là một bước là trở thành bác sĩ tay nghề cao hay lương lậu này nọ, chỉ không nỡ để 6 năm kiến thức của mình tan thành bọt nước, đổ sông đổ bể hết cả.
Trong lớp y dự phòng có tới 1/3 bạn học vừa ra trường đã được nhận ngay vào bệnh viện này trung tâm khác. Không phải vì họ giỏi hơn hay lành nghề hơn mà vì họ có mối quan hệ; những cái đó tôi - con của bố xe ôm mẹ công nhân nghỉ hưu làm sao mà có được? Ngày tôi trúng tuyển vào đại học 6 năm về trước, nhận giấy báo của cả đại học công nghệ thông tin, bố mẹ đã không tiếc công sức để thuyết phục tôi từ bỏ đại học công nghệ thông tin với mức học phí thấp hơn và thời gian học ngắn hơn, chỉ với ước mong tôi có thể trở thành bác sĩ theo đúng giấc mơ. Tôi bắt đầu đi học với ước vọng có thể trở thành người con mà bố mẹ tự hào, trở thành người có ích. Cả tuổi trẻ nhiệt huyết đều dành hết cho học tập, bạn bè cùng trang lứa đã tốt nghiệp đi làm từ lâu, tôi vẫn miệt mài với những sản, nhi, khoa nội khoa ngoại.
Hiện thực phũ phàng trước mắt đập tan mọi hy vọng, ước mơ và hoài bão của bản thân. Hồ sơ gửi đi nhiều nơi, hoặc là bặt tăm, hoặc là bị trả về thẳng thừng. Không lẽ 6 năm học thành bác sĩ, giờ tôi nên gác bằng đi xách vữa?
Theo VNE
Mồng 1 sợ nằm cạnh vợ sẽ bị xui xẻo, ông chồng quyết định ôm gối ngủ riêng để rồi phải ân hận cả đời "Ôm vợ ngủ thôi cũng là sai sót ư? Đến vợ mà cũng là thứ đàn bà mà anh gọi là xui xẻo đó ư?". Tay Hải buông xuống chân bước lùi lại không dám chạn vào người chồng nữa, nước mắt rơi lã chã. Yêu nhau từ thời còn học đại học, tình yêu của Trung và Hải đều được bạn bè...