6 món chuẩn Nam bộ từ cá lóc
Ngoài nướng trui, loại cá thịt trắng, dai mềm này còn chuyển mình vào hàng loạt các món ngon khác như bánh canh, cháo, lẩu cá…
Cá lóc nướng trui
Ảnh: baixan
Ảnh: wordpress.com
Cá lóc nướng trui hay cá lóc chổng ngược là món ăn đặc trưng của Nam bộ. Món ăn này gắn với thời kỳ khẩn hoang vùng đất mới của người dân ở đây.
Cá lóc nướng trui có cách chế biến không thể đơn giản hơn. Cá lóc sau khi bắt dưới mương, ruộng dùng cây xiên dọc thân cá rồi thui trực tiếp trên lửa hay rơm. Khi thân cá phủ một lớp cháy đen cũng là lúc cá chín. Lấy cá ra khỏi xiên, cạo lớp vỏ đen sẽ hiện ra phần thịt cá trắng non thơm lừng. Cá lóc nướng trui dùng kèm các loại rau trong vườn, mắm nêm và bánh tráng mỏng.
Ảnh: blogspot.com
Có cách ăn cuốn, chấm không khác cá lóc nướng trui nhưng công đoạn chế biến của cá lóc hấp bầu cầu kỳ và tốn thời gian hơn. Cá lóc sau khi làm sạch, ướp với gia vị khoảng 30 phút rồi hấp cách thủy. Khi cá chín tới, cho cá ra đĩa hình trái xoài, sắp bầu non giữ nguyên vỏ cắt khối xung quanh. Khi ăn, bật bếp cho cá nóng và bầu chín tới là dùng được.
Bún cá
Video đang HOT
Ảnh: Cuong85
Ở Nam bộ, có hàng loạt các món bún có sự tham gia của cá lóc, nổi bật nhất có thể kể đến bún kèn, bún cá Sóc Trăng, bún cá Châu Đốc, bún cá Trà Vinh, bún mắm, bún thái…
Dù tên gọi khác nhau, cách chế biến khác nhau song trong tất cả các món bún, cá lóc đều có cách chế biến như nhau. Cụ thể, cá lóc sau khi làm sạch, luộc chín, bóc lấy phần thịt cá để riêng hay xào cùng với nghệ. Nước luộc cá gia giảm thêm nước hầm xương, gia vị thành nước dùng.
Bánh canh
Ảnh: Huỳnh Hằng
Ngoài những lát cá trắng phau, tươi ngọt, bánh canh cá lóc thu hút thực khách với nước dùng thanh ngọt, nấm rơm giòn mềm, cọng bánh to dai mịn, chén mắm nêm ẩn hiện những con cá cơm (mắm) chắc nụi, đậm vị kết đôi với rau đắng đất dân dã.
Thanh mát, dễ ăn, dễ tiêu, bánh canh cá lóc có thể thưởng thức bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bất kỳ mùa nào trong năm nhưng “đã” miệng nhất là những buổi sáng trời hơi se se lạnh.
Ảnh: Huỳnh Hằng
Cháo cá lóc có khá nhiều điểm cộng. Đầu tiên là độ thanh mát, tiếp đến là cái ngon khó cưỡng của một chuỗi các nguyên liệu như nấm rơm, thịt băm. Để đạt đến độ mềm, mịn, tơi nhuyễn nhất định, cháo không được nấu bằng gạo mà bằng nếp. Cách nấu cũng không phải cho trực tiếp nếp sống vào nước dùng mà rang chín vàng với ít tiêu, muối, sau đó mới cho vào nấu cùng nước hầm.
Khác với các món cháo khác, cháo cá lóc Nam bộ dùng kèm rau đắng và tương bần khiến những lát cá tươi hơn, thơm hơn và đậm vị hơn.
Lẩu cháo cá
Ảnh: An Huỳnh
Có thể nói lẩu cháo cá là cách phát triển trên diện rộng của món cháo cá với các thành phần của món cháo được nhân lên nhiều lần thích hợp cho món ăn chung hơn là món một người ăn.
Lẩu cháo cá lóc mê hoặc thực khách với vị thơm mềm, nóng hổi của nồi cháo nếp, đậu xanh, thịt viên, nấm rơm, cái ngọt béo của cá lóc, tươi ngọt của lâu xanh, béo đậm của trứng vịt lộn hay tươi ngon của trứng gà. Đặc biệt, món lẩu này không chỉ thích hợp làm món ăn chơi mà còn có thể dùng như món ăn bồi dưỡng sức khỏe.
Theo Eva
[Chế biến] - Bánh canh cá lóc nước dừa
Cá lóc, dừa là đặc sản của miền Tây và từ hai thực phẩm này, người dân vùng sông nước đã chế tạo ra bao món ngon, trong đó có món bánh canh bột xắt cá lóc nước dừa.
Với khách từ phương xa đến, chỉ một lần thưởng thức món ăn này sẽ khó quên vị ngọt thơm của cá đồng, sự bùi, dai của bột gạo và béo ngậy của nước cốt dừa.
Chuẩn bị:
- Một con cá lóc
- 150g bột gạo
- 50g bột năng
- Một chén nước cốt dừa
- Gia vị, hành lá
Thực hiện:
- Cho bột gạo, bột năng vào thố, rót từ từ một lượng nước sôi vừa đủ, nhồi hai loại bột đến khi đặc, dẻo, mịn. Sau đó, cho bột lên mặt phẳng sạch, cán bột có độ dày khoảng 0,5cm, xắt sợi dài. Để sợi bánh dai hơn, có thể cán bột quanh bụng một cái chai rồi dùng dây xắt bột.
- Cá lóc rửa sạch, cắt khúc. Bắc chảo dầu nóng, cho cá lóc cùng một ít gia vị vào đảo đều.
Sợi bánh canh bột xắt
- Nấu nước thật sôi, cho bột đã xắt vào từ từ. Sau đó thả cá lóc đã sơ chế vào, cuối cùng cho nước cốt dừa và nêm gia vị vừa ăn.
Bánh canh khi nấu xong có màu trắng của sợi bánh, màu trắng đục, sền sệt của nước dùng, vị ngọt của cá, điểm xuyết sắc xanh của hành lá trông thật bắt mắt và hấp dẫn.
Món ăn này dùng nóng mới ngon. Khi ăn chan thêm nước cốt dừa nếu thích. Cái hay của món ăn là dù được nấu với nước cốt dừa, có vị béo, nhưng không gây cảm giác ngấy.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo PNO
9 mẹo nấu ăn để có món Thái "chuẩn không cần chỉnh" 9 mẹo nấu ăn món Thái sau đây sẽ là chìa khóa giúp bạn thành công trong việc chế biến món ăn của đất nước Chùa Vàng này! 1. Dùng gừng, hành tây, tỏi, hành khô, sả là những gia vị cơ bản trong chế biến Ở Thái việc sử dụng gừng, hành tây, hành khô, sả để tăng thêm hương vị trong...