6 món ăn vặt lành mạnh, nhiều dinh dưỡng thay thế kẹo, bim bim dành cho các bé 3-5 tuổi
Giai đoạn 3-5 tuổi là lúc bé hình thành thói quen ăn uống, mẹ nhớ cho bé thưởng thức 6 món ăn vặt vừa ngon lại vừa bổ này nhé.
Theo tổ chức Stanford Children’s Health (Mỹ), trẻ em hình thành và phát triển thói quen ăn uống trong giai đoạn từ 3-5 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu đến trường mầm non, bắt đầu biết đến khái niệm thích hay không thích một món ăn nào đó, vị giác của bé được định hình rõ ràng hơn. Vì vậy, nếu mẹ thường xuyên cho con ăn những bữa ăn lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng trong thời gian này sẽ giúp bé có một thói quen ăn uống lành mạnh, đủ chất, tạo tiền đề cho con cao lớn, phát triển cân nặng, chiều cao về sau này.
Ở giai đoạn 3-5 tuổi trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần nên cần cung cấp nguồn dưỡng chất rất cao. Thêm vào đó, giai đoạn này trẻ cũng hiếu động hơn nên thực đơn cho trẻ cũng cần đầy đủ và hợp lý. Ngoài các bữa chính thì bữa phụ, các món ăn vặt cũng sẽ giúp bé bổ sung dinh dưỡng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trẻ nhỏ vốn dĩ rất thích ăn đồ ăn vặt như kẹo ngọt, bim bim, thạch nhiều màu… Nhưng đây thường là những đồ ăn không đem lại nhiều dinh dưỡng cho trẻ. Thay vì cho trẻ ăn thỏa thích, tùy ý thì mẹ nên kiểm soát và hướng cho trẻ tới các món ăn vặt lành mạnh hơn.
1. Rau củ, trái cây
Mẹ có thể làm bánh rau củ cho bé.
Rau củ quả là những món ăn vặt chứa nhiều vitamin, chất xơ, đường tự nhiên dành cho bé để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Mẹ có thể biến tấu món ăn vặt với cà rốt thái nhỏ, táo và lê thái lát, quả cam và một chùm nho nhỏ kết hợp ý tưởng bài trí độc đáo để thu hút bé nhiều hơn.
2. Bỏng ngô
Bỏng ngô là món ăn vặt khá ổn để thay thế cho khoai tây chiên vốn dĩ khá nhiều dầu mỡ. Bỏng ngô có nguồn chất xơ và chất chống oxy hóa lại khá ngon miệng nên rất phù hợp cho bé. Mẹ có thể tự mua ngô hạt và nổ bỏng cho bé thưởng thức tại nhà.
3. Các loại hạt an toàn
Các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt điều và đậu phộng là nguồn cung cấp protein dồi dào giúp hình thành cơ bắp và chất béo để não phát triển tốt hơn. Ngoài ra, các loại hạt dinh dưỡng này còn chứa chất chống oxy hóa, khoáng chất chống ung thư và vitamin. Mẹ lưu ý trông chừng khi cho bé ăn những đồ ăn này để tránh nguy cơ hóc hạt.
4. Hoa quả sấy
Nếu mẹ không có nhiều thời gian thì món hoa quả, củ quả sấy khô, giòn rụm cũng là một gợi ý không tồi khi muốn làm món ăn phụ cho bé. Hoa quả sấy có thể cất trong ngăn mát để bảo quản và cho bé ăn dần, vừa tiết kiệm thời gian, vừa có món ăn vặt dinh dưỡng dành cho bé.
5. Bánh pizza
Thay vì mua từ các cửa hàng pizza, mẹ hãy thử tự làm bánh pizza từ những bước cơ bản đầu tiên, như vậy mẹ sẽ biết chính xác hàm lượng carbs, sữa, rau và thịt đã đặt vào bánh cho bé để kiểm soát dinh dưỡng tốt hơn.
6. Kem trái cây
Video đang HOT
Trẻ con thì hầu như bé nào cũng rất thích ăn kem, vậy tại sao mẹ không tự tay làm những que kem trái cây vừa sạch vừa bổ dưỡng cho con ngay tại nhà? Cách làm cũng khá đơn giản, chỉ cần cho trái cây và sữa hoặc sữa chua vào máy xay sinh tố, xay đều cho đến khi thành hỗn hợp thật mịn, đổ vào khuôn đá và cho vào tủ đông lạnh trong vài giờ hoặc qua đêm là mẹ đã có món kem trái cây mát lành cho con rồi.
Ngoài những món ăn vặt ngon, bổ dưỡng trên đây, mẹ có thể khuyến khích bé uống thêm sữa sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để giúp xương chắc khỏe hơn, tăng cường hệ thống miễn dịch, cấp đủ vitamin, khoáng chất và hàm lượng đường cần thiết trong ngày mẹ nhé.
Nguồn: Parent/Helino
Những thực phẩm bổ sung sắt tự nhiên cho trẻ
Các loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng, hải sản, các loại đậu,... được xem như nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất cho trẻ. Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp trẻ tăng cường đề kháng, khả năng tập trung và hệ xương khớp.
Thịt được xem như nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất cho trẻ. Ảnh: Internet
Các loại thịt đỏ
Thịt được xem như nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất cho trẻ. Các loại thịt như bò, cừu, heo không chỉ giúp bổ sung chất sắt mà còn chứa nhiều chất đạm.
Đồng thời thịt đỏ khiến em bé tăng cường sự tập trung cao độ hơn, khiến bé học dễ nhớ hơn.
Ảnh: Internet
Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ trứng là thực phẩm dễ kím và dễ chế biến trong việc bổ sung sắt cho trẻ. Lưu ý, các món trứng chỉ nên nấu và dùng ngay không được hâm lại.
Nhiều người cho rằng chỉ có phần lòng trắng của trứng mới là lành mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế là 100 g lòng đỏ trứng có chứa 2,7 mg sắt. Vì vậy, khi dùng trứng chế biến món ăn, bạn không nên tách bỏ lòng đỏ.
Hải sản
Ngoài việc cung cấp canxi cho xương phát triển, cá ngừ, nghêu, tôm đều là nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất cho trẻ.
Trong thành phần của hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé yêu của bạn, trong đó có nhiều chất sắt giúp cho bé bổ não, phát triển thể chất một cách toàn diện. Mẹ nên bổ sung các loại hải sản như cá ngừ, nghêu và tôm là nguồn cung cấp sắt tốt nhất.
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng... đều chứa hàm lượng sắt cao tương đương với những loại thịt đỏ. Tuy nhiên, chất sắt non có trong đậu chỉ hấp thu tốt nhất thông qua vitamin C. Do đó nên bổ sung vitamin C song song với đậu.
Ngũ cốc
Tại sao người ta nói rằng ngũ cốc tạo ra chế độ ăn uống đầy đủ và bổ dưỡng? Bởi ngũ cốc là nguồn chất sắt vô cùng lành mạnh. Bạn có thể tiêu thụ ngũ cốc ở dạng nóng hoặc lạnh. Ngũ cốc lạnh mang lại cho bạn 1,8 mg đến 21,1 mg sắt. Tuy nhiên, khi ngũ cốc nóng, hàm lượng sắt giảm, dao động từ 4,9 mg đến 8,1 mg.
Ảnh: Internet
Các loại hạt
Hạt điều, hướng dương, hạt bí, hạt vừng... không chỉ cung cấp sắt mà còn giàu canxi, protein và chất béo không bão hoà rất tốt cho cơ thể.
Hạt điều nổi tiếng là loại hạt giàu protein, rất được ưa chuộng đối với những người ăn chay. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại hạt này cũng chứa nguồn chất sắt dồi dào. cốc hạt điều chứa khoảng 2g sắt. Nếu bạn không thích thú với việc nhai hạt điều, hãy thử trộn cùng một cốc sinh tố.
Ảnh: Internet
Các loại rau màu xanh đậm
Những loại rau lá xanh đậm như rau bina chứa cả một kho chất sắt mà bạn không nên bỏ qua. 3 chén rau bina chứa khoảng 18mg sắt. Do đó, bạn hoàn toàn có thể bổ sung loại rau này vào bữa ăn hàng ngày mà không cần ăn thêm thịt đỏ. Ngoài sắt, loại rau này còn chứa nhiều các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi.
Bông cải xanh rất giàu vitamin K và magiê, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin C, A, giúp tăng cường sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Một chén bông cải xanh nấu chín chứa 1mg sắt.
Khoai lang
Ngoài vitamin A, khoai lang còn chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể như C, E, K, B1, B6 và B9. Những vitamin này sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể phát triển khỏe mạnh để đạt được các cột mốc phát triển đúng thời điểm.
Khoáng chất giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường. Khoai lang là một nguồn cung cấp khoáng chất rất dồi dào với nhiều loại khoáng chất quan trọng mà cơ thể cần như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri và kẽm.
Ảnh: Internet
Socola đen
Là một loại thực phẩm yêu thích của nhiều trẻ nhỏ, socola đen là một lựa chọn lý tưởng để trẻ vừa ăn vặt vừa được bổ sung chất sắt.
Chocolate đen không chỉ làm vị giác của bạn hài lòng, chúng còn đáp ứng nhu cầu về sắt cho cơ thể. Bột ca cao cũng vậy, bạn nên sử dụng nó như là món tráng miệng ngon và bổ. Chúng được biết với công dụng giảm cholesterol và huyết áp.
Lợi ích của sô cô la đen là vô tận. Ngoài việc thúc đẩy da và răng khỏe mạnh hơn, giảm bớt lo lắng, tốt cho não bộ, sô cô la đen cũng cung cấp lượng chất sắt dồi dào cho cơ thể. 28mg sô cô la chứa 2-3mg sắt, nhiều hơn cả trong thịt bò có cùng khối lượng.
Các loại trái cây khô
Mận, nho, mơ khô đều chứa một hàm lượng chất sắt tự nhiên tốt cho trẻ. Tuy nhiên, các loại trái cây này đều chứa nhiều đường, các mẹ nên điều chỉnh liều lượng cho trẻ dùng hợp lý.
Ảnh: Internet
Nước cam
Thành phần vitamin C dồi dào trong nước cam hỗ trợ hiệu quả trong việc hấp thụ chất sắt.
Trong nước trái cây có nhiều vitamin C (đặc biệt trong nước cam). Vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu sắt của cơ thể. Khi chúng ta uống viên sắt (ở dạng hợp chất, có hóa trị 2) nhưng chỉ sắt hóa trị 3 mới được hấp thu ở tá tràng, do đó để hấp thu được cần có quá trình chuyển từ sắt hóa trị 2 thành sắt hóa trị 3 (quá trình này xảy ra tại ruột non), quá trình này muốn xảy ra bắt buộc phải có sự xúc tác của vitamin C, nếu thiếu vitamin C sẽ gây thiếu máu do thiếu sắt, chính vì vậy bác sĩ mới khuyên bạn khi uống viên sắt cần uống kèm với vitamin C.
Khoai tây nướng
Một củ khoai tây nướng cỡ to chứa gấp 3 lần lượng sắt so với 84g thịt gà. Không chỉ giàu chất sắt, loại củ này còn rất giàu vitamin B và C, potassium.
Những lưu ý khi dùng thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ:
Tránh nấu các loại thực phẩm chứa chất sắt quá lâu, việc này có thể làm mất đi một lượng đáng kể các dưỡng chất.
Nguồn canxi trong sữa và các loại sản phẩm chế biến từ sữa có thể gây khó khăn cho cơ thể trong việc hấp thụ chất sắt. Vì vậy nên dùng hai loại thực phẩm này cách nhau ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
Bất kỳ chất nào trong cơ thể nếu bổ sung quá nhiều cũng không tốt. Cần kiểm tra lượng sắt trong cơ thể trẻ để có chế độ bổ sung sắt hợp lý.
Trường hợp trẻ có dấu hiệu thiếu máu nặng, các mẹ cần cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tuỳ tiện mua thuốc để trẻ sử dụng.
Hy vọng rằng với những chia sẻ về các thực phẩm bổ sung sắt cũng như các lưu ý trên đây, các mẹ sẽ có thêm nhiều lựa chọn trong việc cân đối dinh dưỡng cho trẻ.
ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Trẻ ngạt thở vì hóc thức ăn, cứu cách nào mới đúng? Tôi nghe nói xốc ngay trẻ em bị ngạt thở vì hóc thức ăn lên sẽ cứu được bé, nhưng không biết xốc thế nào cho đúng... Bạn đọc Trần Quang hỏi : Tôi đọc báo thấy nhiều trường hợp trẻ con và cả người lớn bị hóc thức ăn như mấy loại trái cây cỡ nhỏ, rau câu, hạt, các thức ăn...