6 món ăn đường phố phải thử khi đến Penang
Ẩm thực đường phố ở Penang (Malaysia) thể hiện sự hòa trộn đáng yêu của một nền văn hóa cộng đồng đa sắc tộc.
Nếu không đi vào đúng dịp lễ hội, thì lên lịch một vòng để thưởng thức ẩm thực ở Penang cũng đủ làm người phương xa thấy thú vị rồi!
Món nướng nổi tiếng của Malaysia có tên là sataySatay thực chất là món thịt xiên nướng. Nhưng mùi vị thơm ngon và đậm đà của satay được tạo nên bởi chính bí quyết tẩm ướp của đầu bếp. Khách có thể tự chọn cho mình các loại thịt khác nhau như thịt gà, thịt dê, cừu hoặc bò… và số lượng xiên mà mình có thể ăn hết. Sau đó đầu bếp sẽ nướng satay trên bếp than hồng đỏ rực, khi chín thì rưới thêm nước sốt và dùng với dưa leo, củ cải muối. Trong chuyến đi của mình từ Melaka qua Penang, satay vẫn là món ăn được tôi yêu thích trong ẩm thực Malaysia nên rất đồng ý khi nghe ai đó nói rằng đến Malaysia mà chưa ăn satay thì coi như đã mắc một thiếu sót lớn.
Bún cá Laska dễ ăn với cọng bún to và bột cá làm ngọt nướcCòn nhớ lúc đi qua khu chợ dưới chân núi của ngôi chùa nổi tiếng Kek Lok Si, tôi đã bắt gặp sự nhộn nhịp thường nhật của cuộc sống người dân bản xứ. Cũng có những nhà lồng chợ bày bán đủ thứ đồ gia dụng, cũng có những xe đẩy trái cây nhiệt đới quen thuộc. Và đặc biệt, trong khu ẩm thực của chợ cũng có… bún cá!
Món bún cá Laska ở Penang ngon hơn hẳn những nơi khác mặc dù bạn ăn ở các của tiệm, trong chợ hay là trên đường phố. Hương vị đặc trưng của Laska được tạo thành từ vị ngọt của bột cá nâu, vị chua của me và vị cay của ớt rất khơi gợi vị giác.
Video đang HOT
Cơm gà đáp ứng khẩu vị cho phần đông người Hoa sinh sống ở Penang
Ẩm thực mang phong cách Trung Hoa thể hiện rõ nét ở Penang. Với những người kỹ tính thì các món ăn của người Hoa là lựa chọn an toàn khi đến thành phố lạ. Thịt gà rất thơm, xì dầu cũng thơm hơn bất cứ chỗ nào tôi từng ăn. Tôi vẫn còn nhớ cái quán cơm gà trước cửa khu thương mại Komtar mà mình đã ghé qua, không chỉ bởi vị ngon của nó, mà bởi anh chủ quán đi guốc gỗ lộc cộc chạy bàn chào khách luôn tay luôn chân và miệng luôn cười toe.
Murtabak là món ăn đường phố rất được ưa thích ở PenangMurtabak phiên bản đặc biệt thường bao gồm cả thịt bằm (thịt bò, thịt gà hoặc thịt cừu) cùng với tỏi, trứng và hành tây. Còn Murtabak bình dân thì chỉ cần trứng với hành tây muối chua là đủ rồi. Đặc biệt nếu đến vào dịp lễ Ramadan của người Hồi giáo, bạn sẽ thấy sự lên ngôi của món ăn này ở các khu chợ đêm ở khu phố cổ Geogre town.
Món Ấn đặc trưng mà bạn có thể bắt gặp ở trên nhiều tuyến phố ở PenangMuốn biết cái hay của một địa phương mà bạn đến, hãy vượt qua nỗi sợ hãi và thử hết những món ăn địa phương của họ. Sở dĩ tôi nói vậy bởi phần nhìn của món cơm Nasi Dalca không mấy mê hoặc đối với một số người. Món cơm này dùng với nước sốt cà ri có vị cay nồng, người ăn có thể chọn kết hợp cùng nhiều loại thức ăn khác nhau như thịt bò, thịt gà, tôm, trứng tráng, mướp tây và cà… Đây là món ăn bình dân rất phổ biến của người Ấn nên ở đâu thấy món này thì bạn sẽ hiểu ở đó có người Ấn. Ở Penang, du khách rất dễ dàng bắt gặp những chiếc xe đẩy bán cơm Nasi Delca như thế này trên nhiều tuyến phố.
Hot Puthu – quà vặt của người Ấn
Đây là một biến tấu của bánh cupcake ăn chơi theo phong cách Ấn Độ. Hot Puthu làm từ bột gạo và dừa, lúc ăn có thể chấm với đường nâu và vài sợi dừa tươi hoặc đậu phộng. Bánh được đúc theo khuôn nhỏ như cái ly ngược và còn bột bánh thì tơi như kiểu làm bánh bò ở mình.
Theo Thanhnien
Người trẻ Sài Gòn 'mê mẩn' mì bay
Chưa thôi hết "sốt" bởi món mì cay 7 cấp độ, thời gian gần đây bạn trẻ mê ẩm thực, thích khám phá, ưa selfie lại thỏa cơn "nghiện" khi Sài Gòn có món mì bay - phiên bản "ăn theo" mì bay nổi đình đám tại đảo quốc Singapore.
Món nên thử từ ẩm thực đường phố
Hẳn nhiều người không lạ gì quán bò né Ba Ngon của một nhóm các chàng trai trẻ lứa 8X - 9X mở khoảng vài năm gần đây tại một vài quận trung tâm TP.HCM. Quán hoạt động theo tiêu chí gần gũi với giới trẻ, nêm nếm đậm đà, giá cả phải chăng và xuất phát từ mục đích chung: muốn khởi nghiệp bằng chính niềm đam mê của mình.
Giờ đây, quán có thêm món mới cập nhật xu hướng: mì bay Naga. Đồng chủ quán, chàng trai trẻ Đăng Khôi (sinh năm 1991, tốt nghiệp ngành ngân hàng) cho biết tất cả đến từ chữ duyên. Do nhu cầu phát triển món mới, trong thời gian "chạy" thử nghiệm món mì gà cay da giòn, anh đọc được thông tin về món mì bay mới nổi lên tại Singapore. Ý tưởng bật ra và ngay lập tức Khôi lên phác thảo về mô hình tô - đĩa để đựng món ăn na ná món Sing này. Nói "na ná" là vì phiên bản mì bay Naga hoàn toàn khác, nếu có giống chăng chỉ là những sợi mì có thể "biết bay".
Này nhé, món ở Sing là món mì lạnh hoặc mì udon Nhật dùng kèm với xốt trứng gà muối, hấp dẫn thị giác bởi cách bài trí lạ mắt. Mì bay Naga thì sử dụng sợi mì tươi, phần nước dùng được hầm từ xương với súp lơ và nấm kim châm. Ngoài món gà da giòn tẩm cay hay gà chiên nước mắm, điểm đặc biệt của tô mì là món chả cá bọc trứng muối béo ngậy, rất lạ miệng. Món được chấm kèm với ba loại xốt khác nhau như tương ớt, tương xí muội hoặc sốt X.O thay đồi khầu vị. Những sợi mì như bay lửng lơ trước mặt là một cảm giác thật thú vị.
Thực ra, những vắt mì đã khéo léo che đi chiếc "cọc" nhỏ được đính chặt vào chiếc tô đá, vắt vẻo trên đôi đũa, ngay lập tức bạn muốn selfie và cũng là một trải nghiệm mới với thú vui ẩm thực. Chưa kể với kinh nghiệm làm quán, món mì cay da giòn Naga sẽ khiến khách quay trở lại sau khi hết hiếu kỳ. Đơn giản nước dùng vừa miệng, món ăn kèm như gà da giòn hay chả bọc trứng béo ngậy, thơm lừng hợp khẩu vị lại có giá khá phải chăng: 46.000 đồng/phần.
Do mặt bằng hạn hẹp nên quán sử dụng không gian chung với 3 Ngon. Những chiếc bàn trên vỉa hè ờ con đường đông đúc người qua lại, thưởng thức món ngon lúc tan tầm hay chiều tối (quán chỉ phục vụ từ 17 - 22 giờ) sẽ là một trải nghiệm khá hay cho bạn trẻ. Điều này lý giải vì sao chỉ mới ra đời hơn hai tuần nhưng lượng khách tìm đến món mì bay khá đông, với số lượng bán ra hơn 200 phần vào mỗi buổi.
Nhóm trẻ khởi nghiệp
Ngoài cơ sở chính tại TP.HCM, hiện món mì bay đã kịp tỏa về một vài thành phố lớn khác tại Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, Cần Thơ.
Đầu tiên, một nhóm các chàng trai 8X - 9X cùng tốt nghiệp đại học, gặp nhau tại một nơi sinh hoạt thiện nguyện vì cùng chung đức tin, muốn lập nghiệp bằng một nghề chân chính và hỗ trợ cho những bạn trẻ khác cũng muốn trải nghiệm, vươn lên để tự lập mà quán ăn theo mô hình "ngon - hợp túi tiền - phục vụ nhiệt tâm" ra đời. Ngay từ những bước đầu chập chững, việc xác định tiêu chí ngoài chất lượng món ăn phải kèm theo cách phục vụ nhiệt tình, cởi mở đã khiến quán "trụ" được.
Nguồn thực phẩm tươi ngon được chọn lọc kỹ từ các trang trại đầu mối để có giá rẻ; nhân viên phục vụ được tuyển từ đội ngũ sinh viên ham làm việc, muốn góp sức vào mô hình theo dạng "vừa học, vừa làm" để nếu có thể, sau thời gian phục vụ quán, chủ động mở được những mô hình tương tự tại những địa điểm khác, được truyền đầy đủ kinh nghiệm chỉ với điều kiện duy nhất: quán mới phải hỗ trợ công ăn việc làm cho sinh viên để cùng nhau vượt qua những khó khăn bước đầu trong cuộc sống cũng như tạo cho nhau ý chí lập nghiệp. Lợi nhuận từ các cơ sở lâu nay vẫn được nhóm này trích ra, lập một quỹ riêng dành cho việc đào tạo các bạn trẻ muốn khởi nghiệp.
Kể về ý tưởng cùng nhau mở quán ăn, theo Đăng Khôi, không có món ăn ngon nhất, món ăn là phù hợp khẩu vị. Một quán ăn muốn tồn tại, ngoài yếu tố chất lượng thì sự phục vụ nhiệt tình, thân thiện là điểm cộng quan trọng.
Theo Thanhnien
Cốm Mộc quà ngon đất bắc Cốm là một trong những đặc sản của miền Bắc hay được chọn làm quà biếu mỗi khi có dịp và Mộc chính là sự mộc mạc, giản dị. Tên quán là sự kết hợp từ những điều thật gần gũi , ấm áp như những món quà vặt đậm ký ức của mỗi người xa xứ. Những ngày thời tiết giao mùa...