6 mẹo nhỏ giúp trị bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và thường xuất hiện vào mùa đông. Những bài thuốc sau sẽ giúp bạn phần nào về cách chữa trị bệnh viêm xoang vừa ít tốn kém mà hiệu quả lại cao.
1. Củ tỏi, mật ong: Đem tỏi giã lấy nước, hòa với mật ong (lượng mật ong gấp đôi lượng nước tỏi). Rửa mũi bằng nước muối, lau khô. Sau đó, dùng bông nhúng vào dung dịch mật ong và tỏi nhét vào trong mũi. Ngày làm từ 3 – 4 lần, làm trong vòng 7 – 8 ngày bệnh sẽ giảm.
2. Gừng và củ hành: Giã gừng và củ hành nhuyễn để lấy tinh chất. Sau đó, trộn đều 2 loại nước này với nhau và đổ vào chai nhỏ mũi. Người bệnh dùng chai này nhỏ đều đặn mỗi ngày 3 tới 5 lần cách đều nhau, nhỏ liên tiếp trong 2 tuần có thể nhận thấy được sự khác biệt.
3. Hạt lạc: Lấy 7 – 9 hạt lạc bỏ vào hộp sắt, đậy kín miệng hộp bằng giấy, chừa một lỗ nhỏ. Đặt hộp sắt lên bếp và dùng khói bốc lên từ lỗ nhỏ để xông mũi. Mỗi ngày làm một lần, kiên trì trong vòng 30 ngày, bệnh viêm xoang sẽ đỡ.
4. Râu bắp, đương quy vĩ: Râu bắp tươi khoảng 120g, đương quy vĩ 30g. Râu ngô phơi khô cắt thành đoạn một cm. Bỏ đương quy vĩ vào nồi rang sơ, rồi cắt thành sợi nhỏ. Trộn chung 2 vị thuốc đựng trong bình kín. Dùng một cái tẩu mới, bỏ thuốc vào hút như hút thuốc lá. Mỗi ngày làm 5 – 7 lần trong vòng 2 tuần, sẽ thấy hiệu quả.
Video đang HOT
5. Cây hoa ngũ sắc: Bạn hái cả cây hoa ngữ sắc, cắt bỏ rễ, ngâm rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Bạn dùng bông này nhét vào lỗ mũi khoảng 15-20 phút. Tiếp đó, rút bông ra cho dịch trong mũi chảy ra rồi xì nhẹ.
6. Vỏ quả vải: Lấy vỏ quả vải, sấy khô nghiền bột, đựng trong bình. Ngày 2 lần lất một ít bột hít vào trong mũi. Làm liên tục trong ngày, tác dụng thông mũi trị viêm xoang.
Theo Megafun
Viêm xoang cần nhỏ mũi đúng cách
Trước khi nhỏ mũi, người bệnh cần xì mũi hay hút sạch chất mủ, dịch nhầy ứ đọng trong mũi. Như vậy khi dùng thuốc nhỏ mũi, thuốc sẽ tác động được niêm mạc mũi - xoang.
Người bệnh viêm xoang thường xuyên bị nhức đầu, nhức mũi, nghẹt mũi, cũng có trường hợp bị sốt cao, đau vùng mặt. Dùng thuốc nhỏ mũi rửa mũi hàng ngày là biện pháp giúp giảm đau nhức mũi, nghẹt mũi, khiến người bệnh viêm xoang dễ chịu hơn. Tuy vậy, để đảm bảo rằng thuốc có tác dụng tốt và ít có những phản ứng phụ, bệnh nhân cần thực hiện đúng cách.
Trình tự dùng thuốc nhỏ mũi có thể tóm gọn lại theo từng bước như sau:
Bước 1: Xì mũi
Khi xì mũi không bịt chặt cả hai lỗ mũi rồi xì mạnh. Làm như vậy chỉ khiến các chất ứ đọng ở hốc mũi bị đẩy ngược vào xoang hay lỗ thông với họng. Để xì mũi đúng tránh gây tổn thương mũi, cần bịt từng bên mũi, xì hơi mạnh bên đối diện để chất ứ đọng chảy ra hết. Trong trường hợp bị tắc, ngạt mũi nhiều, hay bị chảy máu cam, cần nhỏ thuốc co mạch để thông một phần trước, tránh gây tổn thương, chảy máu mũi khi xì hoặc hút mũi.
Bước 2: Hút mũi
Ở trẻ nhỏ bị viêm xoang sau, mủ đặc dính khó xì nên rất cần được hút mũi. Cha mẹ không nên thực hiện hút mũi với trẻ nhỏ bằng miệng vì như vậy rất dễ mất vệ sinh và chỉ lấy được chất ở ngay cửa sau lỗ mũi.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dụng cụ hút mũi với đầu ống bằng nhựa lắp vừa lỗ mũi của trẻ, nối bởi bóng cao su. Khi thực hiện, lấy ngón tay bịt lỗ mũi bên đối diện, bóp bóng cho khí ra hết, lắp đầu hút khí chặt lỗ mũi rồi bỏ bóng ra để hút dịch mũi xoang vào, nên làm mỗi bên vài lần để sạch hết chất bẩn. Nếu hút bằng máy, phải dùng loại máy hút có điều chỉnh được áp lực để không hút quá mạnh, quá lâu gây hại cho niêm mạc mũi.
Bước 3: Nhỏ mũi
Khi nhỏ mũi, người bệnh nên nằm ngửa, hoặc ngồi ngửa để thuốc vào được trong hốc mũi, hướng đầu ống nhỏ ra phía ngoài cánh mũi, lên trên, sâu độ 1cm với người lớn. Sau đó, nhỏ từng giọt, không nên quá 5 giọt. Sau khi nhỏ, bạn lấy tay day nhẹ trên cánh mũi để thuốc được vào sâu hơn.
Bệnh nhân viêm xoang sau nên nằm xuống khi nhỏ thuốc, đầu rời khỏi thành giường, ngửa tối đa để hướng hẳn lỗ mũi lên trên. Khi nhỏ thuốc vào thấy cay ở trán, gáy là thuốc vào được xoang. Sau khi nhỏ mũi, không nên đứng lên, đi lại, hoạt động ngay, cần ngồi hoặc nằm im vài phút để thuốc vào được cả xoang.
Việc chọn thuốc nhỏ mũi cũng là vấn đề quan trọng với bệnh nhân viêm xoang. Hiện nay, tuy thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mũi nhưng cơ bản thuốc nhỏ mũi đều nhằm co mạch, tạo sự thông thoáng, thở thông và dẫn lưu tốt. Các thuốc co mạch thường dùng có các loại thuốc riêng dành cho trẻ nhỏ và cho người lớn.
Tuy nhiên không nên tự ý sử dụng mà người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chi tiết về cách nhỏ thuốc cũng như các loại thuốc nên sử dụng.
Theo SKĐS
6 biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang Bệnh viêm xoang, nếu chủ quan để lâu không chữa Chính điều đó, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm xoang mà bạn không lường trước được. 1. Viêm họng Triệu chứng này gần như là đi kèm với bệnh viêm xoang mãn tính và cấp tính vì nghẹt, tắc mũi khiến cho người bị viêm xoang phải...