Phòng chống, chữa trị bệnh viêm xoang ở trẻ em
Viêm xoang là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, ảnh hưởng tới sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Cha mẹ cần hiểu nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời cho trẻ để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Các nguyên nhân dẫn đến viêm xoang ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm xoang, có thể xếp vào các nhóm sau:
Môi trường xấu
Trong số những nguyên nhân bên ngoài dẫn đến bệnh viêm xoang, phổ biến nhất là không khí ô nhiễm do khói bụi, khí thải từ các nhà máy, xe cộ… nhất là ở các thành phố và đô thị lớn. Môi trường không trong lành làm vùng xoang mũi dễ bị dị ứng, hoặc bội nhiễm. Tiếp đến là do tiếp xúc, chẳng hạn như khi bơi lội tại những hồ bơi có chất lượng nước không đảm bảo, những người có bệnh lý tiềm ẩn về vách ngăn hoặc có cơ địa dị ứng thì khi tiếp xúc với nước dơ thường xuyên cũng sẽ gây nên viêm xoang.
Nếu như ở miền Nam, trẻ em phải đối mặt với khói bụi, ô nhiễm môi trường thì ở miền Bắc còn thêm cả yếu tố thời tiết. Thời khắc giao mùa, nóng sang lạnh, lạnh sang nóng, sức đề kháng của trẻ kém, không kịp thích nghi vì vậy trẻ dễ thành nạn nhân của các bệnh về hô hấp nói chung, viêm xoang nói riêng.
Dị ứng
Viêm mũi xoang dị ứng xuất hiện khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi nhà, thực phẩm (trứng, sữa, các loại hải sản…). Các bé thường thích đùa nghịch với thú cưng như chó, mèo… lông của chúng lọt vào hốc xoang và gây dị ứng, rồi dẫn tới viêm xoang.
Sức đề kháng kém
Sức đề kháng kém khiến cơ thể trẻ không thể chống chọi lại các loại khuẩn gây bệnh về đường hô hấp, từ đó dẫn tới viêm xoang. Một số nguyên nhân bên trong thường gặp là viêm xoang do sâu răng; viêm xoang do sau chấn thương, máu tụ trong xoang; ở trẻ em có thể do bị viêm a-mi-đan gây nhiễm trùng… Ngoài ra còn có những nguyên nhân tự nhiên như người có cơ địa bệnh lý về polip, niêm mạc thoái hóa tạo thành khối polip (khối u lành tính) trong mũi, trong xoang, dẫn đến viêm xoang do polip.
Video đang HOT
Vệ sinh kém
Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, dùng tay ngoáy mũi hay để gỉ mũi lâu ngày vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.
Phòng và điều trị viêm xoang cho trẻ
Cha mẹ cần chú ý tăng cường miễn dịch tự nhiên cho trẻ thông qua dinh dưỡng. Cha mẹ cần bổ sung cho con một số chất quen thuộc như sắt, kẽm, DHA, omega 3… trong bánh mì, một số loại nấm, hạt ngũ cốc… Nên cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để giúp hệ miễn dịch của bé được tăng cường.
Trong tiết trời lạnh, cha mẹ nên mặc ấm cho bé. Cho bé tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm phòng của Quốc gia.
Thường xuyên vệ sinh chân tay cho bé. Không nên cho bé ăn đồ ăn lưu cũ từ lâu vì khả năng có vi khuẩn trong đó là rất cao.
Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm xoang cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở chuyên khoa để khám. Tuyệt đối cha mẹ không tự bắt bệnh, tự kê đơn cho trẻ, không cho trẻ dùng thuốc dành cho người lớn. Việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của chuyên gia.
Theo Tiến sĩ Dược Nguyễn Hoàng Phong tư vấn: Cơ thể trẻ non yếu, sức đề kháng kém hơn người lớn và dễ bị tác động bởi các loại thuốc gây phản ứng phụ, vì vậy cần sử dụng cho trẻ loại thuốc tiêu chuẩn cao, được kiểm nghiệm lâm sàng lâu năm.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi dành cho trẻ em, tuy nhiên hầu hết các sản phẩm này đều gây ra những phản ứng phụ không mong muốn. Các bậc cha mẹ có thể tin tưởng sử dụng sản phẩm XyloBalan cho con em mình, vì XyloBalan là một thương hiệu nổi tiếng của Ba Lan về chăm sóc điều trị viêm mũi, và hỗ trợ điều trị viêm xoang đã được tin dùng trên toàn thế giới hơn 50 năm nay, đặc biệt an toàn với trẻ, chưa nhận được phản hồi tiêu cực nào. Với thành phần Xylometazoline hydrochloride thuốc có công dụng đặc trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp do virut hoặc vi khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm xoang cấp hoặc mãn tính, viêm mũi do dị ứng, viêm tai giữa cấp, giảm tắc vòi nhĩ. Đặc biệt sản phẩm có loại 0.05% dành riêng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên.
Theo VNE
"Bắt thủ phạm" gây bệnh viêm xoang
Nếu bạn hay bị dị ứng, cảm mạo thì hãy tránh xa những thứ có thể gây dị ứng như bụi, mối mọt, nấm mốc và gián.
1. Virus
Hầu hết các chứng viêm xoang đều bắt đầu từ một cơn cảm lạnh. Virus gây cảm lạnh có thể làm mô mũi sưng tấy, chặn các lỗ thông xoang.
Nếu bạn bị viêm xoang do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng bởi chúng chỉ có thể tiêu diệt được vi khuẩn. Thuốc thông mũi sẽ làm bạn dễ chịu hơn nhưng đừng nên dùng quá 4 - 5 ngày để tránh bị phụ thuộc vào thuốc.
Hầu hết các chứng viêm xoang đều bắt đầu từ một cơn cảm lạnh
Cách phòng tránh viêm xoang cũng giống như cảm lạnh và cúm: Hạn hãy tiêm phòng cúm, rửa sạch tay và không để cơ thể bị nhiễm lạnh.
2. Dị ứng
Bệnh viêm xoang thường đi kèm với chứng dị ứng. Nếu bạn hay bị dị ứng, cảm mạo thì hãy tránh xa những thứ có thể gây dị ứng như bụi, mối mọt, nấm mốc và gián. Thuốc kháng histamine hoặc nước muối xịt mũi kê đơn có thể làm giảm sưng tấy mãn tính.
3. Vi khuẩn
Nếu cơn cảm lạnh không được giải quyết trong 10 - 15 ngày, vi khuẩn có thể sẽ "vào cuộc".
Theo William J.Hueston, Trưởng khoa Y học Gia đình (Đại học Y South Carolina, Mỹ), viêm nhiễm do vi khuẩn hiếm khi gây viêm xoang nhưng chúng lại là nguyên do dẫn tới nhiễm trùng thứ cấp. Các loại phổ biến là Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae. Những loại vi khuẩn này thường ẩn náu trong cơ thể, đợi thời cơ thích hợp là phát triển. Bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi khi bị cảm để phòng bệnh. Còn nếu bạn đã viêm xoang do vi khuẩn, bạn có thể dùng kháng sinh để điều trị.
Nếu cơn cảm lạnh không được giải quyết trong 10 - 15 ngày, vi khuẩn có thể sẽ "vào cuộc".
4. Polyp
Thường phát triển từ các mô xoang hoặc mũi, Polyp (một dạng u, bướu) ở mũi làm khoang xoang bị chặn, ngăn chất nhầy thoát ra ngoài và dẫn tới viêm xoang.
Polyp còn làm cản trở đường hô hấp, gây đau đầu ở người bệnh. Muốn điều trị, người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc xịt mũi steroid hoặc steroid dạng thuốc uống. Nếu vẫn không hiệu quả, người bệnh có thể phải phẫu thuật.
5. Ô nhiễm môi trường
Các tác nhân gây dị ứng trong không khí như bụi, không khí ô nhiễm và các mùi hương nồng như nước hoa có thể làm bạn bị ho, sưng tấy mũi, dẫn tới viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc viêm xoang. Vì thế, bạn nên tránh xa các tác nhân gây hại trên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
6. Bơi, lặn
Nếu bạn dễ bị viêm xoang hoặc sung huyết thì nên tránh tiếp xúc lâu với nước trong bể bơi bởi clo có thể làm sưng tấy trong khoang mũi. Ngoài ra, áp suất khi lặn cũng có thể đẩy nước vào vùng xoang và làm viêm nhiễm các mô.
7. Nấm
"Nấm là nguyên do bất thường nhất gây viêm xoang", BS Hueston cho biết. Chúng thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch yếu. Khi hệ miễn dịch yếu, nấm có thể phát triển, đặc biệt là ở môi trường ẩm, tối như khu vực xoang. Để điều trị, người bệnh có thể phải phẫu thuật loại bỏ nấm hoặc sử dụng các phương pháp trị liệu chống nấm.
Theo Thi Anh (Kiến thức)
Chữa trị viêm xoang cùng nước xông từ gừng Bí quyết được lấy từ công dụng của gừng đấy! Lưu ý! - Hơi nóng từ nước gừng sẽ làm giảm viêm sưng lớp màng nhầy, làm giảm sự tắc nghẽn các chất dịch trong xoang. - Các bạn nên thực hiện lặp lại khoảng 3-5 lần, mỗi lần 8s. Chú ý rửa sạch mặt sau khi thực hiện. - Công thức có...