6 mẫu TV giá rẻ đáng mua hiện nay
Các dòng TV giá dưới 10 triệu đồng là lựa chọn phù hợp cho nhu cầu giải trí tại nhà mùa dịch.
Học tập, làm việc tại nhà đã trở thành hoạt động quen thuộc trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Từ đó, nhu cầu giải trí sau giờ làm việc cũng được nhiều người chú trọng. Một chiếc TV giá rẻ với màn hình lớn, hỗ trợ kết nối Internet để xem phim, nghe nhạc, chơi game hoặc thưởng thức bóng đá là lựa chọn phù hợp cho nhu cầu này.
Đây là 6 mẫu TV giá dưới 10 triệu đồng với chất lượng tốt, nằm trong danh sách bán chạy trên sàn thương mại điện tử Lazada.
Coocaa 40S3G
Giá 4,88 triệu đồng tại Lazada, b ảo hành chính hãng 2 năm.
TV Coocaa 40S3G có kích thước 40 inch, độ phân giải Full HD phù hợp cho phòng ngủ hoặc phòng khách kích thước nhỏ. TV có viền màn hình mỏng, góc nhìn rộng, trang bị hệ thống loa stereo 8 W với công nghệ Dolby và DTS TruSurround cho âm thanh sống động.
TV Coocaa 40S3G có kích thước 40 inch, độ phân giải Full HD.
Mẫu TV giá rẻ của Coocaa cài sẵn hệ điều hành Android 9, hỗ trợ ra lệnh bằng giọng nói thông qua trợ lý Google Assistant, ứng dụng Android TV để điều khiển bằng smartphone. Tuy nhiên, thiết bị không kèm remote điều khiển giọng nói mà người dùng phải mua riêng.
Nhờ sử dụng Android, kho ứng dụng Play Store trên Coocaa 40S3G giúp người dùng giải trí với các ứng dụng xem phim, nghe nhạc và game. Tính năng Chromecast cho phép phát nội dung không dây từ smartphone, tablet lên TV một cách nhanh chóng.
“TV sử dụng tốt so với tầm giá”, “Hình ảnh rõ nét”, “TV rẻ mà đẹp, chất lượng ổn trong tầm giá” là những đánh giá từ người dùng cho mẫu TV giá rẻ của Coocaa.
Giá 9,99 triệu đồng tại Lazada.
Mẫu TV giá rẻ của LG có thiết kế sang trọng, viền màn hình mỏng, chân đế cong chữ V tương tự các model cao cấp. TV có kích thước 43 inch, độ phân giải 4K, hỗ trợ HDR10 Pro và chip xử lý 4 nhân hỗ trợ giảm nhiễu, tự chỉnh độ tương phản và màu sắc dựa trên nội dung đang phát.
Mẫu LG 43UN7400PTA chạy webOS, hỗ trợ nhiều ứng dụng và điều khiển bằng giọng nói.
Video đang HOT
TV 43UN7400PTA của LG hỗ trợ tính năng 4K Upscaler, nâng cấp hình ảnh lên độ phân giải 4K cho trải nghiệm tốt hơn. Ngoài ra, công nghệ Ultra Surround giúp giả lập hệ thống âm thanh vòm, hỗ trợ chế độ độ tối ưu hình ảnh để chơi game, xem phim hay thưởng thức thể thao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu giải trí của người dùng.
TV 43UN7400PTA của LG hỗ trợ tính năng 4K Upscaler, nâng cấp hình ảnh lên độ phân giải 4K cho trải nghiệm tốt hơn.
Tương tự các mẫu Smart TV của LG, 43UN7400PTA sử dụng hệ điều hành webOS với kho ứng dụng phong phú, nhiều dịch vụ giải trí, hỗ trợ điều khiển TV bằng giọng nói tiếng Việt. Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho thấy nền tảng webOS chưa được tối ưu tốt, kho ứng dụng không đa dạng như Android TV.
“TV có màu sắc đẹp, dễ sử dụng, remote và con trỏ chuột rất tiện lợi khi sử dụng”, một người dùng đánh giá.
Giá 8,89 triệu đồng tại Lazada.
Là phiên bản cao cấp hơn của 40S3G, TV Coocaa 55S6G Pro có kích thước 55 inch và độ phân giải 4K, phù hợp cho phòng kích thước trung bình và lớn. Màn hình này hỗ trợ HDR10 cho dải tương phản rộng hơn.
TV Coocaa 55S6G Pro nổi bật với màn hình kích thước 55 inch.
Smart TV của Coocaa cài sẵn hệ điều hành Android TV 10 với giao diện thân thiện cho TV. Thiết bị cũng hỗ trợ Google Assistant để ra lệnh (chỉnh âm lượng, bật kênh, hỏi thời tiết…), điều khiển những thiết bị thông minh trong nhà bằng giọng nói.
Người dùng có thể phát nội dung không dây từ smartphone, tablet lên TV thông qua Chromecast hoặc CastPlay. Ngoài ra, cổng HDMI 2.0b độ trễ thấp giúp tăng cường trải nghiệm chơi game. Khách hàng mua TV được tặng gói sử dụng nhiều dịch vụ giải trí phổ biến.
Nhiều người đánh giá cao TV Coocaa 55S6G Pro do có thiết kế đẹp, độ phân giải 4K và chất lượng loa tốt trong tầm giá. Tuy nhiên viền màn hình của TV dày, thiết kế không quá hiện đại.
Giá 6,89 triệu đồng tại Lazada, bảo hành chính hãng trong 3 năm.
Đại diện từ TCL cũng là một trong 6 mẫu TV giá rẻ đang bán chạy trên Lazada. Thiết bị nổi bật với màn hình viền mỏng, kích thước 40 inch, độ phân giải Full HD phù hợp cho nhu cầu giải trí cơ bản.
TV TCL 40L61 có viền màn hình mỏng.
Dù là TV giá rẻ, TCL 40L61 tích hợp chuẩn HDR giúp tăng dải tương phản, màu sắc cho nội dung đang phát. Ngoài ra, công nghệ Micro Dimming sẽ phân tích hình ảnh, điều chỉnh đèn nền cho phù hợp với từng khu vực sáng, tối khác nhau.
Mẫu TV giá rẻ của TCL chạy hệ điều hành Android 8.0, hỗ trợ cài ứng dụng qua Play Store bên cạnh remote tích hợp Google Assistant. Những tính năng Chromecast và T-Cast dùng để phát nội dung trực tiếp từ thiết bị di động. Khi mua, người dùng còn được tặng gói bản quyền một số dịch vụ giải trí.
“TV có viền mỏng, thiết kế cứng cáp và tặng remote điều khiển”, “Giá rẻ, chất lượng ổn định” là ý kiến của một số người dùng TV TCL 40L61. Tuy nhiên TV này có thiết kế mặt bên khá dày.
Philips 40PFT5583/74
Giá 4,99 triệu đồng tại Lazada, bảo hành chính hãng trong 2 năm.
Mẫu TV giá rẻ của Philips có kích thước 40 inch, độ phân giải Full HD với tấm nền LED tiết kiệm điện năng. Thiết bị sử dụng chip xử lý 4 nhân, công nghệ Pixel Plus HD và Perfect Motion Rate giúp tối ưu chất lượng hình ảnh.
TV giá rẻ của Philips lọt top bán chạy trên sàn thương mại điện tử Lazada.
Philips 40PFT5583/74 có kiểu dáng mỏng, hệ thống loa tích hợp mặt trước với công nghệ giả lập âm thanh vòm. Thiết bị hỗ trợ cổng HDMI để kết nối với set-top-box hoặc máy chơi game, cổng USB hỗ trợ phát nhạc, ảnh hoặc video từ ổ lưu trữ.
Điểm trừ của Philips 40PFT5583/74 là không sử dụng hệ điều hành nên chỉ có thể trải nghiệm những tính năng có sẵn. Tuy nhiên, nhiều người đánh giá model này có chất lượng hình ảnh tốt so với tầm giá.
Giá 6,5 triệu đồng tại Lazada.
TV Samsung UA32T4300 có thiết kế viền mỏng đẹp mắt, kích thước 32 inch và độ phân giải HD. Thiết bị hỗ trợ công nghệ HDR giúp tăng độ tương phản và PurColor mang đến dải màu rộng hơn.
Mẫu TV giá rẻ của Samsung có kích thước 32 inch.
Để tránh nội dung bị nhiễu hoặc mờ, TV của Samsung còn trang bị công nghệ Digital Clean View tự động phân tích hình ảnh, sử dụng thuật toán tăng độ rõ nét. Trong khi đó, công nghệ Contrast Enhancer giúp tinh chỉnh độ tương phản, cho dải sáng tối và độ sâu rõ ràng hơn.
“TV tương đối ổn, âm thanh to rõ. Hình ảnh tương đối và không quá sắc nét” là ý kiến của người dùng về TV giá rẻ của Samsung. Model này cũng có thiết kế không quá nổi bật, viền màn hình dày.
Mẫu TV giá rẻ của Samsung sử dụng hệ điều hành Tizen tương thích nhiều ứng dụng giải trí và khả năng duyệt web.
Smart TV bán tại Việt Nam đã có 'trợ lý' tiếng Việt
Sau TV LG chạy webOS hay Sony, Casper chạy Google TV, TV Samsung chạy Tizen đã có thể điều khiển và tìm kiếm bằng tiếng Việt.
TV Samsugn có thêm tùy chọn Google Assistant bên cạnh Bixby.
Sau lần cập nhật dòng TV mới nhất đầu 2021 tại Việt Nam, Smart TV của Samsung đã có thêm tùy chọn "trợ lý" Google Assistant bên cạnh Bixby (trợ lý ảo do hãng tự phát triển). Trước đó, Bixby được đánh giá ổn ở thị trường quốc tế nhưng không hỗ trợ tiếng Việt. Đây cũng được coi là yếu điểm của TV Samsung so với các đối thủ ở thị trường trong nước, đặc biệt là LG - đơn vị vốn đã có tìm kiếm giọng nói tiếng Việt trên webOS nhiều năm, hay Sony - hãng được hỗ trợ đầy đủ từ khi chuyển sang dùng hệ điều hành Android TV.
Chạy khác hệ điều hành, nhưng được tích hợp sâu, Google Assistant hoạt động trên Tizen của TV Samsung không khác biệt mấy so với thiết bị chạy Google TV. Người dùng có thể tìm kiếm nội dung, nhập liệu và ra lệnh bằng giọng nói. Các thiết bị thông minh liên kết Google Home đều có thể điều khiển qua giọng nói với các dòng TV mới của Samsung. Ngoài ra, hãng còn tích hợp thêm nền tảng nhà thông minh khác cũng khá phổ biến là Smarthings.
Google Assistant hỗ trợ tiếng Việt từ đầu năm 2019, nhận dạng tốt cả cách phát âm khác nhau theo vùng miền. Nhờ lượng người dùng đông đảo trên smartphone, các thiết bị smarthome như Google Nest Mini, Nest Hub..., trợ lý ảo của Google có tốc độ phát triển nhanh và hiện phổ biến nhất thế giới.
Samsung hợp tác với Google để đưa trợ lý ảo Google Assistant lên các dòng TV của hãng từ cuối 2020. Một số dòng TV cao cấp năm ngoái sẽ được cập nhật phần mềm mới trong khi các model đầu 2021 sẽ tích hợp sẵn.
Các Smart TV hỗ trợ tìm kiếm giọng nói tiếng Việt đều có thể tích hợp microphone trên điều khiển.
Từ giữa năm 2020, đầu 2021, các dòng TV của Sony, Casper cũng được nâng cấp lên hệ điều hành Google TV (Android TV được đổi tên và làm mới). Với Sony, hãng còn tích hợp microphone lên TV trong năm 2021 thay vì chỉ có trên điều khiển như các năm trước. Người dùng vì vậy có thể bật/tắt TV trực tiếp, ra lệnh giọng nói mà không cần điều khiển rời.
Với LG, webOS là nền tảng TV hỗ trợ tìm kiếm giọng nói tiếng Việt sớm nhất tại thị trường Việt Nam. Nhờ phát triển sớm, các TV của LG đều nhận diện giọng nói tiếng Việt rất tốt, chính xác với ngữ điệu ở nhiều vùng miền khác nhau. Microphone nhận dạng giọng nói được tích hợp trên điều khiển hỗ trợ nhận diện cử chỉ cũng là điểm nổi trội so với đối thủ của Smart TV LG trong nhiều năm qua.
Điều khiển, tìm kiểm bằng giọng nói là tính năng quan trọng trên TV. Thay vì phải nhập liệu trên điều khiển kích thước nhỏ, di chuyển trỏ chuột trên bàn phím ảo mất thời gian, người dùng chỉ cần ấn nút và đọc câu lệnh. Việc các hãng đều hỗ trợ tính năng này với ngôn ngữ tiếng Việt sẽ giúp Smart TV phổ biến và dễ sử dụng hơn tại thị trường trong nước.
Nền tảng smart TV tốt nhất sắp có trên một loạt TV kèm điều khiển ma thuật Có tới hơn 20 hãng TV mới có thể sẽ sử dụng nền tảng webOS kèm điều khiển ma thuật. Theo thông báo từ LG, hãng này sẽ chia sẻ nần tảng webOS của mình trên hàng loạt các thương hiệu khác. Dự kiến có hơn 20 nhà sản xuất TV khắp thế giới đã có cam kết sử dụng nền tảng này...