6 lưu ý khi pha sữa công thức cho trẻ – cảnh báo từ WHO
Để trẻ sử dụng sữa công thức đạt hiệu quả thì cách pha của người lớn phải đúng cách. Cùng xem bài viết dưới đây xem bạn đã pha sữa cho con đúng cách chưa nhé?
1/ Cách pha sữa cho bé: Không pha sữa quá đặc
Không ít mẹ khi pha sữa cho con thường bỏ quá giới hạn lượng sữa công thức quy định, sau đó đổ vào rất ít nước. Sai rồi mẹ ơi. Cách này không giúp con hấp thu nhiều dưỡng chất hơn, mà chỉ làm tình hình ăn uống, tiêu hóa của bé thêm xấu đi mà thôi.
Độ đậm đặc của sữa phụ thuộc vào độ tuổi của bé, bởi cơ quan nội tạng của trẻ cần thời gian để phát triển và tăng trường dần dần, chưa thể cùng một lúc hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng. Trẻ sơ sinh bú sữa đậm đặc quá so với hạn mức công thức quy định, về lâu về dài sẽ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, chẳng hạn đau dạ dày, kiết lị, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột non, xuất huyết cấp tính…
2/ Dùng nước đun sôi pha sữa
Dùng nước khoáng, nước đóng chai để pha sữa cho bé là sai lầm rất lớn của các bậc cha mẹ. Trong loại nước này, quá nhiều khoáng chất, chưa kể vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh không rõ ràng, rất dễ ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của con. Vì vậy, mẹ nhớ nhé, chỉ nên dùng nước đun sôi và nước đun sôi để nguội thôi!
3/ Đừng để tay ướt khi pha sữa
Video đang HOT
Nhiều mẹ có thói quen tráng bình sữa, rót nước, tay đang ướt cứ thể vẫn vô tư lấy sữa pha. Thử tưởng tượng nước dính vào muỗng múc sữa, rớt xuống phần sữa khô, lâu ngày sẽ làm sữa vón cục, ẩm mốc, gây hại cho sức khỏe của bé sơ sinh.
4/ Không pha sữa với nước cháo
Tinh bột chứa nhiều lipoxidase, chất có khả năng cản trở sự hấp thu vitamin A có trong sữa. Vì vậy, khi pha sữa chung với nước cháo, mẹ đã vô tình làm mất đi lượng vitamin A cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là sự phát triển trí não.
5/ Cách pha sữa cho bé: Thử sữa lên mu bàn tay
Để thử độ ấm nóng vừa đủ của sữa, mẹ tuyệt đối đừng nên thử bằng miệng nếu không muốn lây cho con hàng tá vi khuẩn. Thay vào đó, nhỏ vài giọt sữa lên mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ thích hợp của sữa khi cho con bú.
6/ Không thêm bột cacao vào sữa
Để thay đổi khẩu vị cho con, nhiều mẹ nghĩ đến cách cho thêm hương vị vào sữa của con. Cách này có thể giúp bé ngon miệng hơn, nhưng hệ quả lại rất tiêu cực. Trộn sữa với chocolate, calci sẽ bị cản trở trong quá trình hấp thụ bởi phản ứng hóa học với oxalate có trong chocolate. Chưa kể, hệ tiêu hóa còn non nớt của bé có thể bị ảnh hưởng do nạp phải chất lạ.
Những lưu ý cần biết khi pha sữa công thức cho trẻ
Không pha trộn bất kì công thức nào vào sữa cho bé uống. Không dùng sữa bò cho đến khi bé được 1 tuổi
Sau khi sử dụng xong thì cần phải rửa sạch bình sữa và các dụng cụ khác liên quan.
Không dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ sữa.
Với bình sữa mới mua, bạn cần khử trùng trong nước sôi ít nhất 5 phút rồi lau bằng khăn sạch và khô.
Luôn đọc kĩ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì trước khi dùng.
Nếu bé hay ọc sữa, nôn trớ, sôi bụng, đầy bụng; bạn hãy kiểm tra lại loại núm vú sữa.
Theo www.phunutoday.vn
Sữa mẹ ngừa dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ
Các nhà khoa học thuộc Đại học Manitoba (Canada) cho biết sữa mẹ chứa thành phần độc đáo giúp ngừa dị ứng thực phẩm ở trẻ sơ sinh.
Shutterstock
Đó là dưỡng chất có tên gọi HMO, một dạng phân tử đường có cấu trúc phức tạp chỉ có trong sữa mẹ và không được tìm thấy trong sữa công thức. HMO là chất rắn phong phú thứ ba trong sữa mẹ, sau lactose (một loại đường khác) và chất béo, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Allergy.
Theo các chuyên gia, HMO thực sự không dễ tiêu hóa song hoạt động như lợi khuẩn giúp định hướng phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ sơ sinh.
Khảo sát ở nhóm trẻ, nhóm nghiên cứu nhận thấy trẻ được bú sữa mẹ không nhạy cảm với các chất gây dị ứng thực phẩm.
Nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy trẻ được nuôi bằng sữa mẹ cũng ít có nguy cơ mắc các chứng bệnh như thở khò khè, nhiễm trùng, hen suyễn và béo phì.
Theo thanhnien.vn
Đừng bao giờ vứt chiếc răng sữa của con đi vì nó sẽ cứu sống con bạn đấy! Theo kết quả của một nghiên cứu, răng sữa của trẻ nhỏ chứa một lượng lớn các tế bào gốc - một loại tế bào đặc biệt có khả năng tái tạo mô, tế bào, cơ quan nội tạng trong cơ thể người và chữa trị nhiều căn bệnh. Phát hiện này được đưa ra bởi một nhóm gồm các nhà nghiên cứu...