6 kiểu uống cà phê cực kì có hại
Uống cà phê thường xuyên có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn không cẩn thận với thói quen uống cà phê của mình, thì tách cà phê kỳ diệu đó thực sự có thể có những tác động tiêu cực.
Việc tiêu thụ nhiều caffeine làm tăng mức độ trầm cảm và giảm hiệu suất công việc. Người dùng luôn có cảm giác căng thẳng, lo âu, bồn chồn. Họ còn gặp các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, tăng nhịp tim, thậm chí tử vong.
Lạm dụng cà phê còn gây mất ngủ, đau đầu, chứng ợ nóng dạ dày, chứng tiểu không kiểm soát và làm đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Caffeine làm tăng tình trạng đau nhức ở bệnh nhân gout. Sử dụng thức uống này lâu dài khiến tâm trạng người dùng dễ bị kích động do nhịp tim và huyết áp tăng cao.
2. Mua cà phê đã xay sẵn
Hầu hết chúng ta đều mua cà phê xay sẵn vì tiện lợi và nhanh gọn! Các nghiên cứu cho biết, cà phê xay sẵn chứa nhiều gốc tự do có thể tăng nguy cơ gây viêm và stress oxy hóa. Vì thế, một trong những bí quyết uống cà phê tốt cho sức khỏe là bạn nên xay cà phê nguyên hạt tại nhà.
Một chiếc máy xay cà phê mini trên thị trường có giá tầm 1 – 4 triệu tùy theo chức năng và thương hiệu. Nếu bạn không thể từ bỏ được cà phê thì nên đầu tư vào máy xay cà phê để đảm bảo sức khỏe nhé.
3. Uống cà phê quá nóng
Uống cà phê nóng dễ làm tổn thương thực quản, niêm mạc đường tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan. Nhiệt độ thích hợp của cà phê khi thưởng thức không vượt quá 65 độ C.
Video đang HOT
4. Ly cà phê của bạn đầy đường
Bạn đã bao giờ thực sự xem thông tin dinh dưỡng của món caramel latte mà bạn yêu thích chưa? Nếu bạn gọi một ly caramel latte lớn tại cửa hàng cà phê yêu thích của mình, bạn có thể tiêu thụ ít nhất 30 gram đường cùng một lúc – đôi khi nhiều hơn đối với các cửa hàng khác.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến tử vong sớm. Đó không phải là do béo phì hay tăng cân, mà thực tế là đường có thể gây mất nước, có thể là một triệu chứng của lượng đường trong máu cao và nếu không được theo dõi sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thay vì gọi một ly latte có đường, tại sao bạn không yêu cầu một ly latte thông thường với một viên caramel nhỏ bên trên? Bạn có thể trộn caramel vào và vẫn có được hương vị tuyệt vời đó, nhưng với lượng đường ít hơn đáng kể.
5. Uống cà phê vào lúc sáng sớm
Làm một tách cà phê vào lúc sáng sớm tinh mơ hay tầm 7h không hề giúp bạn tỉnh táo một cách nhanh chóng. Trong vài giờ đầu tiên sau khi thức dậy, mức cortisol căng thẳng của bạn ở mức cao nhất đã trở thành nguồn “kích thích” tự nhiên rồi.
Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, thời điểm lý tưởng để uống cà phê là tầm 10h – 12h sáng chính là lúc mức cortisol của bạn giảm xuống. Chọn đúng thời điểm uống cà phê không những có tác dụng “đánh thức” cơ thể mà còn tiết kiệm được lượng caffeine nữa đấy!
6. Uống quá muộn
Ai cũng biết, caffein trong cà phê giúp chúng ta tỉnh táo hơn. Lượng caffein này phải mất nhiều giờ mới có thể tiêu hóa hết. Do đó, việc uống cà phê quá muộn sẽ gây ra tình trạng mất ngủ.
Một số người quen uống cà phê sẽ cảm thấy không bị khó ngủ. Tuy nhiên, lượng caffein vẫn tồn đọng trong cơ thể và khiến giấc ngủ của bạn không sâu, không ngon.
Vẫn mệt mỏi sau khi ngủ đủ 8 tiếng/đêm, 'chỉ mặt' những lý do đằng sau ít người ngờ đến
Đồ ăn, đồ uống đưa vào cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ khiến bạn mất ngủ.
Tập thể dục quá gần giờ đi ngủ
Tập thể dục hằng ngày có thể giúp ngủ ngon, nhưng nếu bạn tập thể dục quá sát giờ đi ngủ có thể gây khó ngủ. Điều này là do tập thể dục làm tăng nhiệt độ cơ thể, tăng nhịp tim và cơ thể cần có thời gian để hạ nhiệt.
Tập luyện quá sức cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm và dẫn đến mệt mỏi trong ngày hôm sau.
Uống cà phê hoặc rượu trước khi ngủ
Đồ ăn, đồ uống đưa vào cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ khiến bạn mất ngủ.
Caffeine có trong cơ thể hàng giờ sau khi bạn uống một tách cà phê hoặc trà, từ đó khiến bạn khó ngủ. Tốt nhất trước khi đi ngủ nên tránh uống cà phê hoặc rượu.
Ngủ quá nhiều
Ngủ quá ít khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau, nhưng ngủ quá nhiều cũng có thể khiến cơ thể buồn ngủ. Ngủ quá nhiều gây rối loạn nhịp điệu của cơ thể và cạn kiệt năng lượng, do đó sẽ cảm thấy uể oải.
Nhu cầu ngủ của mỗi người khác nhau. Nhưng theo các chuyên gia, mọi người nên ngủ trung bình từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Dù là ngày thường hay cuối tuần vẫn nên giữ được thói quen này.
Căng thẳng
Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sleep, căng thẳng do công việc là nguyên nhân chính khiến mọi người không ngủ được. Vì ngủ kém nên hôm sau bạn có thể vẫn buồn ngủ, không hết mệt mỏi.
Bị nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn
Nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn cũng có thể đẫn đến buồn ngủ. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng sau khi thức dậy, đó có thể là dấu hiệu đang mắc bệnh. Cơ thể có thể sử dụng tất cả năng lượng để chống lại vi rút, vi khuẩn từ đó tăng cảm giác buồn ngủ. Ngoài mệt mỏi, bạn cũng có thể hắt hơi hoặc ho trong giai đoạn mới bị.
Uống thuốc không kê đơn cũng có thể gây buồn ngủ vì thuốc cảm thường chứa thuốc kháng histamine, có thể khiến người uống buồn ngủ.
Bị rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ bao gồm ngưng thở khi ngủ, chứng ngủ rũ, mất ngủ và hội chứng chân không yên có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì những lý do này mà khiến cho bạn mệt mỏi vào buổi sáng khi thức dậy.
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều cà phê Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Cà phê Quốc tế, mỗi ngày, trên thế giới, có khoảng 1,4 tỉ tách cà phê được thưởng thức. Một con số khổng lồ, theo Street Directory. Uống cà phê vừa phải thì rất tốt, tuy nhiên nếu bạn uống quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Điều này...