6 kiểu thiết kế nhà cửa nhìn qua thì đẹp mắt, ở rồi mới thấy phát cáu vì khoản lau chùi
Đã lười dọn dẹp thì đừng chọn những kiểu thiết kế này.
Khi thiết kế nhà hay chọn đồ nội thất, gia dụng, ngoài công năng và thẩm mỹ, bạn cũng cần xem xét đến việc nó có dễ vệ sinh hay không. Và nếu vô tình chọn đúng 6 kiểu thiết kế này, thì dễ là bạn sẽ phải đổ nhiều mồ hôi công sức hơn mỗi lần dọn dẹp đấy.
Làm sạch keo chà ron không phải là nỗi niềm của riêng ai. Keo chà ron màu trắng sẽ bám bẩn nhiều hơn, đặc biệt là trên sàn nhà, vì vậy bạn hãy chọn loại keo chà ron màu tối hơn, như xám nhạt.
2. Các đồ dùng bằng thép không gỉ
Chất liệu thép không gỉ bền với thời gian và trông sáng bóng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ nhiều công sức làm sạch hơn vì nó có thể bị bẩn nhanh chóng.
3. Tay nắm tủ chạm trổ
Nếu chọn một kiểu tay nắm tủ có thiết kế phức tạp, bạn có thể sẽ phải hối hận vì giữ cho nó sạch không tì vết dường như là không thể. Thay vào đó, hãy gắn bó với các mẫu thiết kế đơn giản với lớp phủ bằng kim loại được đánh bóng và mờ. Nó ít để lại dấu vân tay và vết nước hơn so với đồng thau được đánh bóng hoặc không phủ lớp.
4. Bàn bếp đá cẩm thạch
Bàn bếp đá cẩm thạch mang lại sự sang trọng vượt thời gian. Tuy nhiên, nó rất dễ bám bẩn, đặc biệt nếu bạn là người thích nấu ăn.
Video đang HOT
5. Kệ mở
Kệ mở trông thật hấp dẫn trong nhà bếp vì chúng ta có thể khoe được cả bộ sưu tập cốc, chén. Tuy nhiên, trước khi lắp những chiếc kệ xinh xắn này, hãy tự hỏi xem bạn có sẵn sàng dành hàng giờ để vệ sinh, dọn dẹp bụi bám trên đó không.
6. Cửa kính
Cửa kính được nhiều người ưa chuộng vì vừa sang trọng, vừa giúp hack diện tích. Tuy nhiên, nó lại dễ bị bám bụi và in hằn các dấu vân tay. Đặc biệt là trong nhà tắm, hầu như cửa kính lúc nào cũng bị đọng lại hơi nước
Nguồn ảnh: Tổng hợp
Còn mắc 7 sai lầm sau đây, bảo sao dụng cụ nhà bếp nhanh hỏng, tốn tiền thay mới
Nếu bạn đang mắc phải một trong những sai lầm dưới đây thì hãy nhanh chóng sửa đổi nhé.
Một số dụng cụ nhà bếp như máy rửa bát, lò nướng, nồi chiên không dầu có giá thành không hề rẻ. Hẳn ai cũng muốn sử dụng chúng trong thời gian lâu nhất có thể, bởi một khi phải sửa chữa hay thay mới, kinh phí bạn cần bỏ ra là con số lớn.
Có những sai lầm khi sử dụng đồ dùng nhà bếp khiến chúng nhanh hư hại, hỏng hóc hơn mà nhiều người vẫn không hề biết. Nếu bạn đang mắc phải một trong những điều dưới đây thì hãy nhanh chóng sửa đổi nhé.
1. Dùng máy rửa bát cho các món đồ bằng thép không gỉ
Sử dụng máy rửa bát sẽ làm hư hại đồ dùng có chất liệu từ thép không gỉ của bạn, vì chúng thường không chịu được nhiệt.
Theo nguyên tắc này, hãy tránh dùng máy rửa bát cho các món đồ như dao, xoong nồi, cốc cách nhiệt, dụng cụ làm bánh hay đồ nấu nướng khác có chất liệu tương tự.
Nếu bạn đã chi nhiều tiền cho một chiếc máy xay thực phẩm, thật không đáng khi để nó bị hư hại vì sự thiếu hiểu biết của bản thân. Nhiệt độ cao và những chuyển động mạnh trong máy rửa bát sẽ khiến thiết bị của bạn nhanh phải thay mới hơn rất nhiều.
Điều quan trọng mà bạn cần nhớ là hãy kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng của tất cả các thiết bị mình mua về trước khi rửa chúng trong máy rửa bát.
2. Bạn không đợi các dụng cụ khô ráo
Một sai lầm phổ biến dẫn đến dụng cụ nhà bếp nhanh hỏng là chúng ta cất đi và lưu trữ chúng khi còn ướt. Điều này khiến thớt gỗ dễ bị cong vênh, các dụng cụ và đồ dùng khác bị nấm mốc và chảo gang thì xuất hiện rỉ sét.
Hãy hãy đảm bảo rằng toàn bộ thiết bị nhà bếp của bạn khô hoàn toàn trước khi cất chúng vào tủ hoặc ngăn kéo. Cách làm đó giúp kéo dài tuổi thọ các món đồ của bạn.
3. Bạn không nhớ lần cuối cùng thay miếng bọt biển là khi nào
Một miếng bọt biển cũ mòn và có mùi ẩm mốc không phải là công cụ tiêu chuẩn để làm sạch các dụng cụ nhà bếp. Khi không được rửa sạch và để khô hoàn toàn trước khi cất đi, chúng khó mà có độ bền tốt.
Hãy dự trữ trong bếp vài miếng bọt biển và khăn lau mới, bạn nhớ thay thế những công cụ làm sạch này định kỳ nhé.
4. Bạn đang sử dụng sai chất tẩy rửa
Đây là một sai lầm mà nhiều người mắc phải khiến đồ dùng nhà bếp bị ố thậm chí là xây xước. Bạn nên tránh các loại chất làm sạch có công dụng tẩy trắng, chúng sẽ ăn mòn thiết bị của bạn.
Ngoài ra bạn không nên cọ rửa các dụng cụ nấu ăn bằng miếng cọ rửa quá mạnh, sẽ khiến các bề mặt bị xước hỏng.
5. Bạn sử dụng thìa kim loại với chảo chống dính
Hầu như ai cũng biết rằng thìa kim loại là khắc tinh của chảo chống dính. Nhưng nhiều khi vì tiện tay mà chúng ta vẫn dùng thìa, muôi kim loại đảo thức ăn trong chảo chống dính. Đây rõ ràng không phải là cách làm hay nếu bạn muốn duy trì độ bền của chảo. Hãy chỉ sử dụng dụng cụ bằng gỗ hoặc silicon với chảo chống dính thôi nhé!
Ngoài ra hầu hết các đồ dùng nấu ăn có chống dính đều không chịu được nhiệt độ quá cao hay trong lò nướng. Bạn chỉ nên sử dụng chúng với mức nhiệt trung bình. Nếu cần nấu ăn ở nhiệt độ cao hơn, chúng ta có thể thay thế bằng chảo gang hoặc xoong nồi thép không gỉ.
6. Bạn không mài dao
Cách tốt nhất để giữ độ bền cho những con dao yêu thích của bạn là giữ chúng sạch sẽ, khô ráo và thỉnh thoảng mài sắc lại.
Dao sắc còn giúp bạn chuẩn bị bữa ăn một cách hiệu quả, cắt thái thực phẩm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
7. Bạn không đề cao chất lượng khi mua sắm
Chất lượng hơn số lượng là 1 tiêu chí hoàn toàn nên áp dụng cho các dụng cụ nhà bếp. Một ngăn kéo chứa đầy thìa, dao hay các đồ dùng bằng nhựa chất lượng kém là điều không nên chút nào. Việc nấu ăn sẽ thú vị hơn nếu bạn đầu tư đủ vào chất lượng của dụng cụ nấu nướng.
Trả nhiều tiền hơn cho số ít những đồ dùng nấu ăn mà bạn sử dụng thường xuyên, cách đó tốt hơn nhiều việc sở hữu cả bộ sưu tập thiết bị giá rẻ. Các món đồ có chất lượng tốt lại được bảo quản, lưu trữ đúng cách sẽ luôn có độ bền tối đa.
5 lưu ý quan trọng khi thiết kế bồn rửa trong căn bếp nhà bạn Nhà bếp là một không gian quan trọng, được sử dụng thường xuyên hơn các khu vực khác ở trong nhà. Và chậu rửa bát là một trong những vật dụng cần thiết trong nhà bếp vì nó phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần cân nhắc để lựa chọn được một...