6 hệ điều hành trên smartphone đã đi vào dĩ vãng
Android và iOS đang là 2 hệ điều hành sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nhưng bạn có biết trước đó đã có 6 hệ điều hành trên smartphone đã đưa nhau đi trốn?
Dưới đây chúng ta sẽ cùng điểm danh 6 hệ điều hành trên smartphone đã đi vào dĩ vãng:
1. Bada
Bada là hệ điều hành được Samsung giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2009. Vào thời điểm đó, hệ điều hành này có nhiều đặc điểm nổi bật như khả năng tương tác thân thiện, hỗ trợ điều khiển, hỗ trợ nhiều dịch vụ.
Bada rất linh động, nó có thể kết nối dễ dàng với hầu hết các thiết bị khác. Có 1 dòng điện thoại nổi tiếng của Samsung đã được cài sẵn hệ điều hành này. Tuy nhiên đến năm 2013, Samsung đã khai tử Bada và cả những ứng dụng dành riêng cho Bada.
2. Firefox OS
Firefox là trình duyệt web rất nổi tiếng, thế nhưng hệ điều hành di động Firefox OS lại không được thành công như vậy. Ra đời vào năm 2012, Firefox OS được các xây dựng trện hệ thống chuẩn HTML 5. Tuy nhiên, sau 1 thời gian lận đận phát triển hệ điều hành này trên di động, tháng 2 năm 2016, hệ điều hành Firefox OS chính thức bị khai tử.
3. Migros
Video đang HOT
Migros là hệ điều hành khá nổi tiếng của Nokia. Hệ điều hành này đã từng được cài trên những 1 smartphone rất nổi tiếng đó chính là Nokia N9. Sau này, hệ điều hành Mgros đã được chính một cựu nhân viên cũ của họ mua lại và phát triển theo một hướng khác.
4. Symbian
Nói về thời kỳ rực rỡ nhất của Nokia thì không thể không kể đến hệ điều hành Symbian. Giao diện đơn giản và dễ sử dụng chính là ưu điểm giúp nền tảng này trở nên phổ biến. Tuy nhiên, sự xuất hiện hoành tráng của Windows Phone đã nhanh chóng khiến Symbian biến mất kể từ đầu năm 2013.
BlackBerry được một công ty đến từ Canada phát triển. Nhược điểm về ứng dụng ngày càng khiến hệ điều hành này suy yếu và để rồi tháng 4 năm 2016, hệ điều hành này đã chính thức bị khai tử.
Hệ điều hành BlackBerry OS.
6. Windows Phone
Cuối cùng trong danh sách ứng dụng smartphone đã ra đi chính là Windows Phone. Sự đi xuống của hệ điều hành này đã gây nên sự tiếc nuối lớn cho rất nhiều người. Vì với giao diện ô vuông lạ mắt, khả năng tối ưu hóa phần cứng, đồng bộ các ứng dụng tốt… hệ điều hành của Microsoft từng được dự đoán là kẻ thách thức bộ đôi Android và iOS.
Rất nhiều hãng sản xuất điện thoại lớn đã từng trang bị hệ điều hành Windows Phone cho điện thoại của mình. Nhưng sự thiếu hụt về mặt ứng dụng và tính năng đã khiến Windows Phone hụt hơi.
Hệ điều hành Windows Phone.
Đó chính là 6 hệ điều hành trên smartphone đã vang bóng một thời. Có lẽ, khá nhiều người đã từng yêu thích chúng và đôi chút tiếc nuối khi chúng bị khai tử. Đến nay, chỉ còn 2 hệ điều hành với nhiều ưu điểm vượt trội, gắn liền với 2 tên tuổi lớn là Google và Apple là Android và iOS còn đứng vững trên thị trường.
Theo trangcongnghe
BlackBerry hoàn toàn rút khỏi thị trường smartphone
Sau khi không còn hoạt động ở lĩnh vực smartphone, BlackBerry sẽ tập trung vàng mảng Internet of Things và bảo mật cho doanh nghiệp.
Theo Digitimes, sau khoảng thời gian 3 đến 5 năm điều chỉnh kinh doanh, BlackBerry đã hoàn tất quá trình chuyển giao từ một nhà sản xuất thiết bị di động sang một nhà cung cấp giải pháp hoàn toàn liên quan đến Internet cho vạn vật (IoT).
BlackBerry từng rất thành công với các mẫu điện thoại bàn phím QWERTY vật lý.
Mike Ding, Giám đốc bán hàng cao cấp của BlackBerry khu vực Bắc Á, cho biết, công ty Canada sẽ tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp thiết lập các hoạt động IoT thông qua nền tảng BlackBerry Secure - giải pháp phần mềm cho bảo mật thông tin doanh nghiệp và quản lý di động của doanh nghiệp (EMM).
"BlackBerry đã hoàn toàn rút khỏi mảng sản xuất điện thoại, máy tính để bàn và linh kiện máy tính cá nhân vào 2017 trước khi mở rộng kinh doanh các lĩnh vực xe thông minh, y học thông minh, các giải pháp thiết bị đầu cuối tổng thể và các dịch vụ bảo hiểm an ninh truyền thông", Ding chia sẻ.
BlackBerry giờ đây sẽ tập trung vào giải pháp dựa trên tài sản cốt lõi là công nghệ bảo mật, EMM, quản lý gia công dịch vụ và các giải pháp đầu cuối. Không những thế, công ty sẽ lấn sân sang lĩnh vực xử lý khủng hoảng truyền thông, bảo mật truyền thông di động, quản lý thiết bị di động và các dịch vụ theo dõi tài sản vận chuyển.
Dù thất bại trên thị trường smartphone đã nhiều năm, song BlackBerry vẫn đạt doanh thu tốt ở mảng cung cấp các giải pháp bảo mật cho chính phủ, ngân hàng, cũng như các doanh nghiệp tài chính khác. Hiện tại, hãng cũng đã nhượng quyền sản xuất điện thoại thương hiệu BlackBerry cho TCL - công ty điện tử đến từ Trung Quốc.
BlackBerry - tiền thân là RIM - từng rất thành công với các mẫu điện thoại bàn phím QWERTY vật lý. Ở thời kỳ đỉnh cao (năm 2008), hãng từng khiến giới công nghệ "mất ăn mất ngủ" với các mẫu BlackBerry 7210, BlackBerry 7100T, BlackBerry 8700, BlackBerry Pearl 8100, BlackBerry 8800 hay BlackBerry Bold 9000. Sau đó, khi làn sóng smartphone màn hình cảm ứng tràn lên, thị phần của hãng bắt đầu giảm dần, dù đã sửa sai bằng các mẫu máy chạy BlackBerry OS. Đến năm 2016, khi thị phần dưới 1%, hãng thông báo đóng cửa mảng phần cứng.
Bảo Lâm
Theo VNE
WhatsApp ngưng hỗ trợ BlackBerry OS và Windows Phone Đến ngày 31.12, ứng dụng nhắn tin WhatsApp được Facebook mua lại 19 tỉ USD sẽ chính thức ngưng hỗ trợ hai nền tảng hệ điều hành BlackBerry OS và Windows Phone. WhatsApp sẽ ngưng hỗ trợ những hệ điều hành cũ vào ngày 31.12. ẢNH: AFP WhatsApp đã lên chi tiết kế hoạch ngưng hỗ trợ các hệ điều hành di động...