6 hacker trứ danh từ thuở Internet còn sơ khai
Không giống đa số tội phạm mạng hiện nay, các hacker “đời đầu” thường xâm nhập với mục đích thỏa mãn trí tò mò hoặc tạo ra những điều mới lạ.
Ngày nay, tội phạm mạng là một phần trong đời sống công nghệ, nhưng vào những năm 80-90 của thế kỷ trước, đó là hiện tượng mới mẻ, kỳ lạ. Nhiều hacker không phải là những kẻ xấu xa. Họ xuất thân từ những thanh niên có vẻ ngoài “mọt sách”, đeo kính cận, muốn sử dụng sức mạnh máy tính để tạo ra các trò nghịch ngợm. Thế giới tội phạm mạng ngày nay lại đi theo xu hướng khác. Tin tặc nhắm vào những lợi ích cụ thể, bao gồm đánh cắp tài sản, dữ liệu, tống tiền, lừa đảo, thậm chí hành động có mục đích chính trị. Đây là hình ảnh trong WarGames (1983), bộ phim lấy ý tưởng từ hoạt động của những hacker đời đầu. Ảnh: MGM.
Kevin Mitnick là một trong những tin tặc khét tiếng nhất từ những ngày đầu phát triển Internet. Ông ta đã xâm nhập vào nhiều tổ chức lớn bao gồm Pacific Bell, Motorola, Nokia, Digital Equipment Corporation. Có thông tin cho rằng Mitnick từng tấn công NORAD, trung tâm chỉ huy hạt nhân ngầm của Mỹ. Câu chuyện đã tạo cảm hứng cho bộ phim khoa học viễn tưởng WarGames (1983). Tuy nhiên, ông đã lên tiếng bác bỏ tin đồn này.
Năm 1992, giới chức Mỹ ra lệnh bắt Mitnick. Ông trốn chạy trong thời gian hơn 2 năm sau đó và tiếp tục thực hiện một số vụ tấn công, đánh cắp dữ liệu khác. Đến tháng 2/1995, hacker trứ danh này bị FBI bắt giữ. Kevin Mitnick ngồi tù vài năm vì hàng loạt cáo buộc xâm nhập mạng. Hiện nay, ông là một chuyên gia tư vấn công nghệ thông tin, diễn giả, đồng thời là người nổi tiếng trong cộng đồng bảo mật toàn cầu.
Video đang HOT
Được ghi nhận là “cha đẻ” của sâu máy tính (Worm), Robert Tappan Morris là một nhân vật thú vị. Sau khi tốt nghiệp Harvard, Morris tiếp tục theo học tại Đại học Cornell. Tại đây, ông tạo ra chương trình máy tính có khả năng phá hoại cao, lây nhiễm vào máy chủ của MIT từ tháng 11/1988. Nó gây ra một cuộc tấn công từ chối dịch vụ trên diện rộng, ảnh hưởng đến phần lớn mạng Internet. Không rõ vô tình hay cố ý, cuối cùng Worm đầu tiên trên thế giới đã xâm nhập vào khoảng 10% máy tính được kết nối Internet ở thời điểm đó, khiến nhiều thiết bị hư hại và biến thành zombie. Nó được chính thức đặt tên là sâu Morris.
Tác giả của “phát minh” này trở thành người đầu tiên bị kết tội vi phạm Đạo luật Lạm dụng và Lừa đảo Máy tính. Tuy nhiên, ông được miễn án tù, chỉ phải nộp phạt, chịu quản chế và lao động công ích. Ngày nay, Robert Tappan Morris là một nhà khoa học máy tính, doanh nhân, Giáo sư tại MIT. Năm 2019, ông được bầu vào Viện Hàm lâm Kỹ thuật quốc gia Mỹ (NAE). Trong ảnh, mã nguồn sâu Morris chứa trong đĩa mềm, được trưng bài tại Bảo tàng Khoa học.
Nhóm hacker nổi tiếng đầu tiên trên thế giới ra đời từ những năm 1980 mang tên 414 . Đây là tập hợp gồm một số thanh thiếu niên tuổi teen đến từ Milwaukee, Wisconsin (Mỹ). Họ đã xâm nhập vào hàng loạt cơ quan chính phủ, ngân hàng và tổ chức khác. Các mục tiêu nổi tiếng gồm Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering và Security Pacific National Bank – một trong những ngân hàng lớn nhất ở California vào thời điểm đó. Cuối cùng FBI đã lần lượt bắt giữ các thành viên của nhóm này. Trong ảnh là Neal Patrick, một trong những gương mặt đại diện của 414.
Mark Abene , người được gọi bằng biệt danh kỳ lạ “Phiber Optik”, là thành viên của nhóm hacker Masters of Deception (MOD). Ở tuổi vị thành niên, Abene tham gia vào hàng loạt vụ tấn công qua mạng. Abene và các thành viên khác của MOD bị bắt vào năm 1991. Cuối cùng ông ta bị kết án 12 tháng tù giam. Sau khi được trả tự do, Mark Abene trở thành một nhân vật nổi tiếng trong cộng đồng bảo mật. Ông là diễn giả quen thuộc của các hội nghị về hacker và bảo mật trên toàn cầu. Theo hồ sơ trên LinkedIn , Mark Abene đang giữ chức vụ Giám đốc An ninh mạng tại Rivian.
Hơn 10 năm sau khi sâu Morris xuất hiện, virus máy tính đã trở nên phổ biến. David L. Smith , một lập trình viên cho nhà thầu phụ của AT&T đã tạo ra virus Melissa. Đây là chương trình có khả năng tự động lây lan qua thư điện tử. Khi nạn nhân nhấp vào email, nó sẽ tự chuyển tiếp tới 50 người đầu tiên trong sổ địa chỉ Microsoft Outlook của họ. Melissa đã gây thiệt hại có chủ đích lên đến hàng triệu USD. Tháng 4/1999, FBI đã bắt giữ Smith tại New Jersey (Mỹ). Ông bị kết án 20 năm tù và phạt 5.000 USD .
Trước khi trở thành một người đưa tin gây tranh cãi và bị Mỹ truy nã quốc tế, Julian Assange là hacker tuổi teen điển hình, nổi tiếng và giàu thành tích. Ông bắt đầu thực hiện các vụ tấn công từ 1987, khi mới 16 tuổi. Đến 1991, Assange cùng các thành viên trong nhóm bị bắt giữ khi xâm nhập vào công ty viễn thông Nortel. Ông đối mặt với 31 tội danh, bị quản thúc 3 năm và phạt 2.300 USD .
Thời gian sau này, Julian Assange lập ra WikiLeaks, tổ chức cung cấp thông tin rò rỉ nổi tiếng toàn cầu. Ông đã đăng tải công khai hàng triệu tài liệu bí mật của các chính phủ trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Assange hiện bị giam giữ ở Anh. Nhà chức trách Mỹ đang tìm cách dẫn độ ông ta về nước này để xét xử. Nếu bị kết tội Assange có thể phải đối mặt với án tù 175 năm.
Nhà mạng lớn thứ 2 tại Mỹ xác nhận bị hack
T-Mobile phát hiện truy cập trái phép vào máy chủ của họ, tuy nhiên, chưa rõ thông tin khách hàng có bị đánh cắp hay không. Nhà mạng này đang tích cực điều tra vụ việc.
Chiều 16/8 (giờ Mỹ), T-Mobile chính thức phản hồi về việc hacker tuyên bố lấy được dữ liệu của 100 triệu người dùng. Theo đó, nhà mạng lớn thứ 2 tại Mỹ xác nhận đã xảy ra truy cập trái phép vào một số dữ liệu của họ.
"Chúng tôi đã đóng điểm đầu vào bị khai thác để xâm nhập. T-Mobile tiếp tục kiểm tra chuyên sâu về mặt kỹ trên hệ thống nhằm xác định bản chất của vụ truy cập dữ liệu trái phép", công ty cho biết trong thông báo chính thức.
T-Mobile cam kết điều tra và thông tin chi tiết đến khách hàng sau khi có kết quả.
T-Mobile đang khẩn trương điều tra, tuy nhiên, quá trình này có thể mất nhiều thời gian. "Cho đến khi hoàn thành đánh giá này, chúng tôi không thể khẳng định số lượng hồ sơ bị ảnh hưởng hoặc tính chính xác của những tuyên bố khác", nhà mạng ám chỉ việc hacker công khai rao bán thông tin 30 triệu người dùng trên một diễn đàn.
Hôm 15/8, Motherboard phát hiện tin tặc đang bán dữ liệu "đánh cắp từ máy chủ T-Mobile" trên R*** , một địa chỉ giao dịch quen thuộc của giới tội phạm mạng.
Người đăng bài viết khẳng định đang có dữ liệu hơn 100 triệu người dùng mạng T-Mobile, đồng thời ra giá 6 Bitcoin, tương đương 270.000 USD cho 30 triệu số an sinh xã hội, tên, địa chỉ và thông tin bằng lái xe. Phần còn lại sẽ thương lượng với người mua.
"Chúng tôi đã nắm được tuyên bố xuất hiện trên một diễn đàn và đang tích cực điều tra. Hiện tại chưa có thông tin gì thêm", đại diện T-Mobile phản hồi với Motherboard . Nhà mạng lớn thứ 2 tại Mỹ khẳng định sẽ liên hệ với khách hàng sau khi tìm hiểu rõ vụ việc.
Theo The Verge , trong những năm qua, T-Mobile là mục tiêu đánh cắp dữ liệu của tội phạm mạng. Mới đây nhất, vào tháng 12/2020, thông tin về cuộc gọi và số điện thoại của một số người dùng đã bị lộ. Tuy nhiên, công ty cho biết hacker không tiếp cận được các nội dung nhạy cảm hơn như tên hoặc số an sinh xã hội.
CEO Huawei: 'Tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng đang gia tăng' JBS, nhà cung cấp thịt lớn nhất thế giới, vừa xác nhận trả 11 triệu USD cho hacker để khôi phục hoạt động kinh doanh của mình. Tuần trước, JBS bị tấn công ransomware khiến hoạt động tại 9 nhà máy chế biến thịt bò của họ ở Mỹ và Australia bị gián đoạn. Ngày 9/6, công ty cho biết họ quyết định...