6 giai đoạn “hiện thực” của hôn nhân sau đám cưới lãng mạn, cẩn thận kẻo sơ sẩy chút xíu là “kẻ thứ ba” ngay lập tức xen vào
Sự khác biệt lớn nhất là ở chỗ: Tình yêu phóng đại ưu điểm, còn hôn nhân phóng đại nhược điểm.
Thời “ông bà anh” các cụ cũng yêu, ghét, giận hờn và có những ngày sống chung nhiều giông bão, nhưng tại sao khi về già các cụ vẫn bên nhau nhẹ nhàng, nhìn nhau trìu mến và thấu hiểu, còn những người trẻ thì luôn sẵn sàng “từ bỏ nhau” một cách dễ dàng để rồi lại tìm kiếm và làm lại từ đầu với một người khác?
Chẳng phải vì thế hệ cũ yêu khác chúng ta, không dám ly hôn hay chúng ta dễ dãi trong chuyện yêu và rời đi, sự khác biệt ở đây là cách đối mặt với các giai đoạn của hôn nhân.
Ảnh minh họa.
Bạn có từng nghe câu “Hôn lễ là truyện cổ tích, cưới xong sẽ là hiện thực”không? Tình yêu và hôn nhân không giống nhau. Sự khác biệt lớn nhất là ở chỗ: tình yêu phóng đại ưu điểm, còn hôn nhân phóng đại nhược điểm.
Chúng tôi tin vào những cuộc hôn nhân lâu bền và muốn chia sẻ với các bạn về các giai đoạn mà các cặp vợ chồng có thể phải đối mặt để tìm cách hòa hợp, bởi vì một cuộc hôn nhân hạnh phúc không phải là một món quà, mà là kết quả của sự lựa chọn và nỗ lực của chính chúng ta.
1. Bắt đầu “tự vệ” bằng việc phê bình đối phương
Không phải ai cũng có thể chỉ trích, dù là chồng hay vợ của mình, dù chúng ta khác nhau rất nhiều trước khi chúng ta quyết định sống cùng nhau dưới một mái nhà. Tiến sĩ John Gottman viết trong cuốn sách The Four Horsemen of the Apocalypse rằng khi bạn chỉ trích người bạn đời của mình, bạn đã cố gắng nói rằng có điều gì đó không ổn với họ. Sử dụng những từ như: “Anh/em là người phải làm thế này, thế kia…” rất phổ biến và không thể dẫn đến kết quả tích cực.
Nhiều khả năng chồng hoặc vợ của bạn sẽ bắt đầu tự vệ. Biện pháp khắc phục là nên nói thẳng vào vấn đề thay vì ca thán, và đặc biệt không tấn công trực tiếp vào tính cách của bạn đời.
Ảnh minh họa
2. Đối đầu và ném đá
Hầu hết chúng ta có lẽ đã trải qua một khoảnh khắc mà một nửa của mình bắt đầu xây dựng một bức tường ngăn cách, từ chối nói chuyện hoặc giải quyết vấn đề. Có vẻ như chồng hoặc vợ của bạn không quan tâm đến tất cả và phớt lờ bạn. Điều quan trọng là học cách xác định các dấu hiệu khi vợ/chồng của bạn bị xúc động quá mức và không thúc ép họ. Nếu vấn đề cần được thảo luận, tốt hơn hết là chọn đúng thời điểm khi bạn bình tĩnh hơn.
3. Thu hút “kẻ thứ ba” đáng ghét
Video đang HOT
Điều này có thể không dễ chấp nhận, nhưng chồng hoặc vợ của bạn đều có khả năng hấp dẫn đối với người khác giới. Thực tế là dù bạn thấy anh ấy “chán ốm” hay ngày càng tệ, thì trong mắt những cô nàng khác anh ấy vẫn hấp dẫn và ngược lại các bà vợ sồ sề ở nhà khi bước ra ngoài cũng xinh đẹp và quyến rũ đàn ông lắm đấy! Có thể có nhiều cám dỗ trong cuộc sống của bạn, nhưng niềm tin là một trong những điều quý giá nhất trong một mối quan hệ vợ chồng. Khi mỗi người bình tĩnh lại, đặt mối quan hệ vợ chồng lên trên những cơn “say nắng” hay tán tỉnh của kẻ thứ ba thì gia đình vẫn bình yên.
4. Khinh thường
Nó có thể là châm biếm, trợn mắt một cách hài hước, chê bai hay dè bỉu và tất nhiên là nó sẽ phá hoại bất kỳ mối quan hệ nào. Bạn cần học cách thể hiện sự đánh giá cao và lòng biết ơn. Có lẽ các chị em không tưởng tượng được, nhưng ở nhà thì các bà vợ rất hay chê chồng, nhưng những cô nàng khác lại dễ dàng trao lời khen cho chồng bạn. Vậy nên, đừng tiếc lời khen với một nửa của mình, dù điều mà chồng/vợ bạn làm có thể không hoàn hảo.
4. Bùng nổ
Con cái, hóa đơn cần thanh toán, mâu thuẫn giữa các thành viên khác trong gia đình lớn hoặc tất cả những thứ đó đến cùng một lúc có thể khiến bạn phát điên. Vậy là “bùm”, cơn giận dữ kèm theo tâm trạng tồi tệ bao trùm những cuộc nói chuyện với một nửa của mình. Giai đoạn này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống hôn nhân. Hôn nhân không phải màu hồng, mà rất tệ là nó sẽ toàn những điều “căng thẳng” khiến bạn phải học cách dựa vào nhau để vượt qua, từ tiền bạc cho đến giải quyết các mối quan hệ.
Ảnh minh họa
5. Chấp nhận và tha thứ
Đây là lúc chúng ta hiểu được thực tế là chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết vấn đề theo cách như chúng ta đã làm trước đây và chúng ta phải tìm ra cách sống chung bình yên hơn. Mọi người đều có cách riêng của mình. Một số nói chuyện với bạn bè và gia đình thân thiết, những người khác đọc sách và tự tìm ra giải pháp. Bây giờ chúng ta đã có một hoặc một vài năm chung sống, đã hiểu nhau hơn và sẵn sàng tha thứ cho người bạn đời vì sự bướng bỉnh và những thói quen khó bỏ của họ.
6. Cuối cùng
Sau khi vượt qua tất cả các giai đoạn, bạn sẽ có một cuộc hôn nhân bình yên thực sự. Bạn không đấu tranh với nhau nữa, bạn có những thỏa thuận riêng với một nửa của mình và bạn học cách giải quyết vấn đề thay vì chạy trốn khỏi những thách thức. Ở giai đoạn này, bạn hiểu rằng hôn nhân không dễ dàng, nhưng bạn có thể tự hào về bản thân.
Giai đoạn nào bạn nghĩ là nguy hiểm nhất cho các mối quan hệ? Bạn đã phải đối mặt với một số trong những giai đoạn này? Hãy chia sẻ với chúng tôi về cách xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Daisy
Theo Helino
"Làm sao sống thanh thản, vứt bỏ mọi buồn lo?"
Hãy đọc hết câu chuyện sau và bạn sẽ ngộ ra được điều mình cần ngộ.
"Thưa Đức Phật, tại sao cuộc đời con luôn gặp những điều không vui, con luôn phải sống trong lo lắng và phiền muộn?" - người đàn ông hỏi.
Đức Phật đại từ đại bi, chỉ nhìn anh ta mỉm cười và nói: "Muốn sống thanh thản, không phiền não, chỉ có thể phải biết BUÔNG BỎ".
Tuy nhiên, câu trả lời của Đức Phật khiến người đàn ông chưa thỏa mãn. Anh ta lại hỏi: "Thưa Đức Phật, Trên đời này có muôn triệu người, cũng chính là có muôn triệu phiền não. Nhưng cách mà Người đưa ra chỉ có một, đều giống hệt nhau, há chẳng phải mâu thuẫn lắm sao?".
Đức Phật điềm đạm hỏi lại người đàn ông: "Buổi tối khi đi ngủ, anh có hay nằm mơ không?"
"Thưa, tất nhiên rồi. Con rất hay nằm mơ", người đàn ông trả lời.
"Vậy những giấc mơ ấy có đều giống nhau không?", Đức Phật lại hỏi.
"Tất nhiên là không giống nhau rồi thưa Người", người đàn ông trả lời, giọng băn khoăn.
"Thế có hay gặp ác mộng không?", Đức Phật mỉm cười hỏi tiếp.
"Vâng, con rất hay gặp ác mộng", người đàn ông kính cẩn trả lời.
"Anh ngủ cả nghìn vạn lần, có nghìn vạn lần nằm mơ thấy ác mộng". Phật Tổ mỉm cười nói tiếp: "Nhưng cách duy nhất để thoát khỏi những cơn ác mộng lại đều rất giống nhau. Đó chính là tỉnh dậy".
Người đàn ông nghe xong câu trả lời của Phật Tổ bất chợt tỉnh ngộ, chắp tay kính cẩn lạy tạ, thực sự không nói được thêm một lời nào nữa.
Trong cuộc sống hàng ngày nhiều áp lực và va chạm, chúng ta thường khó tránh khỏi những bất đồng trong công việc, sinh hoạt hàng ngày, và các mối quan hệ ở gia đình, nơi làm việc. Khi xảy ra tranh cãi, ta có thể không kiềm chế được và nổi nóng hay nặng lời, ta có thể thắng hay thua cuộc tranh cãi, thường không dễ giữ được hòa khí ...
Kết quả là khiến chúng ta bị tổn thương hoặc gây tổn thương cho người khác. Thậm chí, sẽ cảm thấy chính bản thân mình trở nên đau đớn, mất niềm tin, rồi ân hận. Nhưng lời đã nói ra như bát nước hắt đi, ân hận lúc đó cũng đã muộn rồi.
Những lúc như thế này, điều người ta cần làm là giữ bình tĩnh và loại bỏ sân si, biết buông bỏ những gì khiến ta cảm thấy bất an.
Ai cũng biết hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng sự bình an và tự tại. Đây là ước mơ của cuộc đời mà con người chúng ta ai cũng mong mỏi đạt tới.
Phật dạy rằng, trong lòng không khuyết thiếu thì được gọi là "phú", được người khác cần đến, thì được gọi là "quý". Vui mừng sảng khoái không phải là một loại tính cách mà là một loại năng lượng. Cách tháo gỡ phiền muộn tốt nhất chính là quên phiền muộn.
"Không tranh giành" chính là từ bi.
"Không tranh cãi" chính là trí tuệ.
"Không nghe" chính là thanh tịnh.
"Không nhìn" chính là tự tại.
"Tha thứ" chính là giải thoát.
"Biết đủ" chính là buông.
Tâm không loạn, không bị vây khốn bởi tình, không sợ tương lai, không nhớ nhung quá khứ.
Người ta sống trên đời thường không vui vì nhiều lý do. Nhưng chủ yếu nhất là ba nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Quen phóng đại hạnh phúc của người khác.
Thứ hai: Quen phóng đại nỗi khổ của bản thân mình.
Thứ ba: Quen mang nỗi khổ của bản thân mình ra so sánh với nỗi khổ của những người khác, đem khuyết điểm của mình ra so sánh với ưu điểm của người khác.
Tất cả những nguyên nhân trên đều xuất phát từ sự ôm đồm của chính bản thân, hay nói cách khác là thái độ không bằng lòng với bản thân mình, cái gì cũng muốn được, muốn hơn mà không chịu "buông".
Min
Theo Khỏe & Đẹp
Anh Grab kém duyên, vô tư vạch quần gãi mông trước 'bàn dân thiên hạ' trong quán ăn Không hiểu anh chàng này có ý thức được việc mình đang ở chốn đông người không nữa. Có những thói quen khó bỏ mà đôi khi vô thức, ta vẫn thường hành động theo quán tính mà không hề biết nó đang ảnh hưởng đến những người xung quanh. Và mới đây, một anh chàng mang áo đồng phục Grab khiến dân...