6 đồ uống giúp hơi thở thơm tho, giảm hôi miệng ngày Tết
Trong ngày lễ Tết, nhiều món ăn ngon nhưng lại dễ tạo mùi như thịt đỏ, trái cây sấy khô, rượu, bánh kẹo ngọt, các món ăn có tỏi, hành…Những đồ uống dưới đây có thể giúp bạn có hơi thở thơm tho.
Hơi thở có mùi khiến nhiều người tự ti, nhất là khi giao tiếp, gặp gỡ bạn bè, người thân những ngày đầu năm mới.
Mùi hôi thường xuất phát từ việc ăn uống, những mẫu thức ăn nhỏ mắc vào răng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, giải phóng các chất có gốc lưu huỳnh vào má.u. Khi má.u đến phổi ảnh hưởng đến mùi hơi thở.
Vậy, để hơi thở thơm tho, giảm hôi miệng ngày Tết cần chú ý sử dụng các loại đồ uống sau:
Gừng giúp sạch miệng, cải thiện hơi thở
Gừng có tính kháng khuẩn sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng và giúp hơi thở thơm tho hơn. Có thể dùng gừng tươi cắt lát mỏng, uống cùng với trà hoặc ăn cùng chanh để làm sạch miệng, diệt khuẩn và cải thiện hơi thở. Mỗi ngày ăn 2 – 3 lát gừng, duy trì trong 1 tuần liên tục sẽ giúp hơi thở được cải thiện đáng kể.
Rau mùi giúp hơi thở thơm tho
Uống nước rau mùi tây giúp giảm khô miệng và làm sạch vi khuẩn gây mùi. Hương thơm và hàm lượng chất diệp lục cao của mùi có tác dụng khử mùi. Tinh chất trong loại rau này có thể chống lại hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi. Có thể ăn trực tiếp hoặc ép rau hòa với ít nước ấm để uống giúp hơi thở thơm tho.
Uống trà xanh chính là một cách rất tốt để “đánh bay” mùi hôi hơi thở
Dứa giúp sạch miệng
Video đang HOT
Để sạch miệng, sau mỗi bữa ăn có thể uống hoặc nhai trực tiếp một vài lát dứa trong 2-3 phút giảm mùi hôi.
Nước chanh loại bỏ hơi thở nặng mùi
Chanh có mùi thơm, nước chanh chứa nhiều vitamin C chất chống oxy hóa giảm viêm nướu và các bệnh nha chu. Uống nước chanh hoặc lấy một ít chanh chà trực tiếp lên răng, lưỡi để ngăn hôi miệng. Không dùng quá nhiều nước chanh một ngày vì hàm lượng axit xitric cao có thể gây mòn răng.
Nước cam: Nhiều người bị hôi miệng vì không tiết đủ nước bọt làm sạch vi khuẩn. Cam không chỉ là món tráng miệng tốt cho sức khỏe mà còn góp phần vệ sinh răng miệng. Vitamin C trong cam giúp tăng tiết nước bọt, loại bỏ hơi thở nặng mùi.
Trà xanh giúp khử mùi, cho hơi thở thơm mát
Trà xanh vốn được biết đến như một thức uống giàu chất chống oxy hóa, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng uống trà xanh chính là một cách rất tốt để “đánh bay” mùi hôi hơi thở.
Uống trà xanh có thể làm giảm mức độ vi khuẩn và axit trong khoang miệng nên có thể ngăn ngừa sâu răng. Không những vậy, đặc tính chống viêm trong lá trà xanh khá mạnh. Điều này giúp kiểm soát tình trạng viêm nướu, hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn và làm giảm hiện tượng chả.y má.u chân răng.
Do đó, uống trà xanh là một cách an toàn giúp nâng cao sức khỏe răng miệng, đảm bảo bạn không bị mất răng do bệnh lý. Ngoài ra, chính vì khả năng tiê.u diệ.t vi khuẩn mà uống trà xanh có thể cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng, giúp mùi hơi thở trở nên thơm tho, tươi mát.
Bạc hà
Lá bạc hà cũng có tác dụng tương tự như trà xanh, có thể ăn vài lá hoặc hãm với nước uống cũng rất hiệu quả. Có thể kết hợp trà xanh với bạc hà để tăng khả năng khử mùi.
Phòng hôi miệng hiệu quả
Để phòng hôi miệng hiệu quả cần vệ sinh răng miệng đúng cách. Mỗi ngày nên đán.h răng ít nhất 2 lần, tốt nhất nên đán.h răng sau bữa ăn khoảng 30 phút, mỗi lần không quá 3 phút. Cần phải đán.h răng kỹ và sạch sẽ để loại bỏ hết các mảng bám cũng như thức ăn thừa trên răng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Cần dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, cạo lưỡi,… để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
Đối với những người bị hôi miệng do đồ ăn thức uống gây ra, có thể trị hôi miệng bằng cách uống nước sau khi ăn. Nước sẽ giúp cuốn trôi đi phần thức ăn thừa trong khoang miệng, từ đó giúp cải thiện tình trạng hơi thở của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước muối để tăng hiệu quả sát khuẩn.
Hạn chế thực phẩm có nhiều tinh dầu như tỏi, hành, các loại thực phẩm giàu chất béo, đường sẽ để lại mùi rất lâu trong miệng. Để trị hạn chế hơi thở có mùi, cần hạn chế tối đa những thực phẩm này. Nếu có sử dụng, cần phải vệ sinh kỹ càng sau khi ăn các loại thức ăn có mùi hoặc để lại mùi trong miệng.
Dấu hiệu chứng tỏ răng bạn đang bị sâu
Hôi miệng, đau khi nhai thức ăn, chả.y má.u khi đán.h răng là một số triệu chứng điển hình cảnh báo bạn bị sâu răng.
Đau răng dai dẳng và nhức dữ dội thường cảnh báo chứng sâu răng đang phát triển. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Sâu răng là một vấn đề sức khỏe răng miệng rất phổ biến. Khi mới hình thành, sâu răng thường không gây đa.u đớ.n rõ rệt, dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi tình trạng tiến triển, các triệu chứng sâu răng dưới đây có thể xuất hiện, cảnh báo bạn cần chú ý và điều trị kịp thời.
Đau răng dai dẳng và nhức
Theo The Healthy, đau răng hoặc đau dữ dội thường báo hiệu các triệu chứng sâu răng đang phát triển, đặc biệt là khi răng bị hư tiếp xúc với thứ gì đó. Đau thường là một triệu chứng và cơn đau có thể ở nướu răng bên dưới răng hoặc chính răng. Đôi khi bạn bị đau nhói, dữ dội hoặc có thể là cơn đau âm ỉ, nhói, và cả hai đều là dấu hiệu của sâu răng.
Đau khi nhai thức ăn
Nếu bạn bắt đầu nhai bất kỳ thức ăn nào và thấy đau, có thể là do răng bị nứt hoặc sâu. Nếu bạn cảm thấy đau nhói, đột ngột sau khi cắn một quả táo hoặc nhai thức ăn, dây thần kinh trong răng có thể bị nhiễ.m trùn.g và đang trong quá trình sâu răng.
Chạm vào vùng bị đau có thể giúp bạn đán.h giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau và quyết định xem răng có cần được đán.h giá hay không. Sâu răng sẽ khiến bạn cảm thấy rùng mình vì đau khi chạm vào răng.
Hôi miệng
Sâu răng về cơ bản là những lỗ nhỏ bị nhiễ.m trùn.g phát triển trong răng, trở thành nơi sinh sản lý tưởng cho các hạt thức ăn và vi khuẩn. Sâu răng là do axit và đường phá vỡ một lỗ trên men răng, sau đó vi khuẩn có thể xâm nhập vào lỗ đó. Vi khuẩn có thể gây ra mùi hôi và vị khó chịu trong miệng.
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh nướu răng, do mảng bám tích tụ trên răng gây kích ứng nướu.
Tăng độ nhạy cảm với nhiệt độ
Khi bị sâu răng, bạn cực kỳ nhạy cảm với chất lỏng và thức ăn nóng hoặc lạnh, khiến việc ăn uống khó chịu và đa.u đớ.n. Mỗi chiếc răng đều có một dây thần kinh bên trong và cũng có nguồn cung cấp má.u để giúp răng phát triển và hoạt động. Khi sâu răng phát triển và gần dây thần kinh đó hơn, răng có thể cảm nhận được sự thay đổi nhiệt độ dễ dàng hơn.
Đốm đen trên răng và/hoặc đổi màu
Trong khi một số lỗ sâu xuất hiện trên bề mặt dưới dạng lỗ, những lỗ khác trông giống các đốm hoặc vết ố trên bề mặt răng bị nhiễ.m trùn.g. Theo Mayo Clinic, các đốm đen, nâu hoặc trắng trên răng thường là dấu hiệu của sâu răng, mặc dù chúng cũng có thể là vết ố tự nhiên.
Nếu một đốm mềm hoặc dính, đó có thể là triệu chứng của một lỗ sâu đang phát triển. Trong một số trường hợp, sâu răng có thể khiến toàn bộ răng bị sẫm màu và tăng khả năng bị sứt mẻ.
Chả.y má.u khi đán.h răng
Sâu răng gây chả.y má.u khi đán.h răng do kích ứng nướu từ dây thần kinh bị tổn thương. Chả.y má.u tái phát có thể là dấu hiệu của rối loạn nướu hoặc triệu chứng của sâu răng sâu. Nếu có một lỗ sâu lớn ở đường viền nướu, bạn có thể bị thức ăn mắc kẹt trong lỗ sâu và điều đó gây ra vấn đề về nướu. Nếu lỗ sâu thực sự lớn, bạn có thể bị chả.y má.u từ răng.
Sưng nướu
Đôi khi, sưng nướu là cách để biết bạn có bị sâu răng hay không, mặc dù tình trạng sưng không nhất thiết phải gây đau. Nếu bạn bị sâu răng thực sự, nó sẽ khiến dây thần kinh bị bệnh hoặc chế.t. Điều đó gây ra tình trạng nhiễ.m trùn.g ở dây thần kinh gây ra tình trạng sưng. Một số người cảm thấy sưng và thậm chí không đau, nhưng đó là do nhiễ.m trùn.g.
3 món canh rất tốt cho người bị táo bón Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và chất xơ có hiệu quả trong việc điều trị bệnh táo bón. Canh cải giàu chất xơ, tốt cho quá trình tiêu hóa. Ảnh: Sovico. Theo dược sĩ Huỳnh Kim Hằng, khoa Dược, Bệnh viện Từ Dũ, trực tràng của con người thường ở trạng thái trống. Khi ruột kết đưa phân đến, trực tràng...