6 điều tuyệt đối không được làm sau ‘cuộc yêu’ nếu không muốn đoản thọ
Nếu bạn có 6 thói quen này sau khi làm “chuyện ấy” thì nhất định phải sửa ngay để bảo vệ sức khỏe.
Ăn, uống đồ lạnh
Điều đầu tiên không được làm sau “cuộc yêu” là không nên uống đồ lạnh. Sau khi “chinh chiến”, mất sức, bạn sẽ cảm thấy nóng và ngay lập tức muốn uống cái gì đó mát lạnh, lúc này dương khí trong cơ thể con người nhiều, nếu uống nước lạnh đột ngột vào sẽ phá hủy dương khí trong cơ thể và chức năng của dạ dày, ruột.
Khi hưng phấn, các bộ phận bên trong đường tiêu hóa cũng làm công việc trao đổi chất, thành dạ dày nhất thời chưa thể thích nghi với nhiệt độ lạnh mà bạn nạp vào, có thể dẫn tới đau bụng hoặc nặng hơn là tổn thương lớp màng dạ dày. Vì vậy, chỉ nên ăn, uống đồ lạnh sau khi bạn kết thúc ‘cuộc yêu’ khoảng 30 – 60 phút.
Sau khi “giao ban”, bạn sẽ cảm thấy rất nóng và toàn thân trong trạng thái hưng phấn tột độ, và mong được những luồng không khí mát lạnh từ điều hòa làm dịu đi cái nóng.
Nhưng trên thực tế, lúc này tuyến mồ hôi của chúng ta đang mở, nếu nhiệt độ điều hòa đặc biệt lạnh thì mạch máu của chúng ta sẽ đột ngột co lại rất nhiều. Điều này làm máu trở về tim với tốc độ chậm hơn, tạo gánh nặng cho tim.
Nhiều nam nữ nghiện thuốc lá sẽ chọn cách hút một điếu thuốc để giải tỏa tinh thần sau khi “lâm trận”, tuy nhiên, lúc này lượng máu trong cơ thể lưu thông rất nhanh, cơ thể vẫn ở trạng thái rất hưng phấn.
Video đang HOT
Nếu bạn hút thuốc lá vào thời điểm này, sẽ có rất nhiều chất độc hại xâm nhập vào máu của cơ thể chúng ta và sau đó được vận chuyển đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Điều này rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với nam sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản trong giai đoạn sau.
Đi tiểu tiện
Điều này áp dụng cho nam giới. Đi tiểu 5-10 phút ngay sau khi quan hệ chính là nguyên nhân gây tổn thương tới tiền liệt tuyến ở nam giới. Đối với bộ phận sinh dục của phái mạnh, đường tiết niệu khá dài và cong, việc tiểu tiện sau cuộc yêu sẽ khiến vi khuẩn và những chất cặn bã xâm nhập vào tuyến tiền liệt, nếu lặp lại thường xuyên sẽ có nguy cơ mắc viêm tuyến tiền liệt.
Sau “chuyện ấy”, “cậu nhỏ” là nơi thường tụ nhiều máu nhất, tình trạng cương cứng không thể lập tức chấm dứt. Khi ấy, đường tiết niệu và tiền liệt tuyến vẫn đang co thắt, tạo ra sức cản ở ống dẫn tiểu. Nếu tiểu ngay lập tức, áp lực nước tiểu tăng cao đột ngột chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vi khuẩn quay ngược lại, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Còn đối với nữ giới, sau “cuộc yêu” có thể tiểu tiện như một hình thức phòng viêm nhiễm đường tiết niệu, do đường tiết niệu của nữ giới khá ngắn và thẳng, việc tiểu sau khi “lâm trận” sẽ giống như một mẹo giúp làm sạch chất dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn quay ngược lại gây viêm nhiễm âm đạo.
Ngủ ngay sau khi “mây mưa”
Sau khi “mây mưa”, bạn có thể cần nghỉ ngơi để lấy lại sức. Tuy nhiên, thực tế khi quan hệ, toàn bộ các cơ quan, cả phần cơ cũng như hệ thần kinh đều hoạt động quá sức, nhịp tim tăng lên, kéo theo hô hấp gấp gáp, máu lưu thông với tốc độ cao, khiến bộ phận sinh dục cả hai đều ở tình trạng dồn máu.
Không chỉ vậy, hooc-môn sinh dục được tiết ra rất nhiều, gây cảm giác hưng phấn cao nhưng cũng tiêu hao rất nhiều năng lượng. Vì vậy, ngủ ngay lập tức khiến các cơ quan trên cơ không kịp thích nghi, điều này dẫn đến tăng thêm cảm giác mệt mỏi.
Sau khi làm chuyện ấy, mọi người thường thấy nóng, toát mồ hôi khiến bạn cũng khó chịu. Nên bạn muốn ngay lập tức đi tắm để làm sạch cơ thể. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến bạn bị sốc nhiệt, loại bỏ đi những lợi khuẩn trên cơ thể và tạo điều kiện có vi khuẩn xâm nhập do độ pH mất cân bằng.
Để bảo vệ sức khỏe và tránh rước họa vào thân, bạn hãy nghiên cứu những việc không nên làm sau khi “yêu” trên đây. Nếu mắc phải thói quen nào thì bạn hãy sửa ngay lập tức kẻo mang lại những tác động xấu cho cơ thể, thậm chí còn có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sai lầm nghiêm trọng khi chế biến rau củ làm bạn và gia đình dễ mắc bệnh
Thực phẩm có thể chứa mầm bệnh nguy hiểm cho con người nếu chúng chứa độc tố, hóa chất hay các tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng.
Sơ chế rau củ không đúng cách dễ làm bạn và gia đình mắc bệnh.
Nguy hiểm khi không rửa thớt sau sơ chế thực phẩm
Khi chế biến thịt sống, bạn rửa tay cẩn thận, dùng dụng cụ riêng và rửa sạch hay đặt ngay thớt vào máy rửa bát để tránh lây nhiễm chéo. Nhưng điều tương tự lại không xảy ra khi bạn chuẩn bị rau củ cho bữa ăn. Chẳng hạn, một số người sau khi rửa qua chất nhờn bám trên dao thái khoai tây lại dùng chính con dao đó để cắt gọt táo hoặc cắt xà lách để làm món salad.
Ảnh minh họa: Getty Images
Theo các đầu bếp và chuyên gia an toàn thực phẩm thì cách làm trên không phải là thói quen tốt. Làm sạch bề mặt, dụng cụ chế biến và các loại nguyên liệu cho mỗi món ăn đều là chìa khóa giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi chế biến thức ăn.
Theo HuffPost, Julian Bond, bếp trưởng điều hành và phó chủ tịch Viện Nghệ thuật Ẩm thực Thái Bình Dương cho biết: Tại trường dạy nấu ăn của ông, khoai tây được sử dụng để giúp học sinh hiểu được các sắc thái của an toàn thực phẩm.
Julian Bond chia sẻ: Tôi hỏi các học sinh của mình về việc rửa thớt sau khi thái thịt gà và mọi người đều giơ tay tán thành. Nhưng câu hỏi tương tự đối với thực phẩm là khoai tây thì không ai phản hồi.
Mặc dù hầu hết chúng ta đều nhận thức được sự nguy hiểm của thịt sống và nấu chưa chín, nhưng trái cây và rau quả được xem là có liên quan phổ biến nhất đến bệnh tật do thực phẩm. Các đợt bùng phát bệnh về đường tiêu hóa gần đây từ rau xanh, dâu tây, mầm cỏ linh lăng và nấm, có thể do đất, nước bị ô nhiễm hoặc thậm chí do việc trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản không đúng cách...
Rủi ro sức khỏe từ thực phẩm nhiễm khuẩn
Donald Schaffner, Trưởng khoa Khoa học thực phẩm tại Đại học Rutgers, cho biết: Các vi sinh vật gây bệnh liên quan đến khoai tây sống sẽ là bất kỳ vi sinh vật nào được tìm thấy và tồn tại trong đất.
Chúng được tìm thấy tự nhiên trong đất hoặc do phân động vật được ủ không đúng cách. Những mầm bệnh này có thể gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Các đợt bùng phát nguy hiểm và thường gây chết người từ các loại vi khuẩn như Salmonella, E. coli hay Campylobacter. Cơ thể chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ vi khuẩn này cũng có thể gây nhiễm trùng. Nấu chín thực phẩm đúng phương pháp là cách duy nhất để tiêu diệt những mầm bệnh này.
Nên rửa thực phẩm như thế nào?
Nên rửa trái cây và rau củ nhẹ nhàng dưới vòi nước lạnh. Dùng ngón tay hoặc bàn chải mềm để làm sạch những vết bẩn cứng đầu mà không cần dùng xà phòng. Cách làm này có thể loại bỏ vi sinh vật từ rau củ và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Lưu ý, ngay cả trái cây và rau có vỏ cứng bên ngoài cũng cần được rửa sạch. Lý do là bởi mầm bệnh và vi khuẩn có thể truyền từ vỏ rau củ, trái cây sang tay hoặc thớt của bạn. Ngay cả những sản phẩm có vỏ cứng như dưa đỏ và trái cây họ cam quýt cũng cần được rửa kỹ.
Một điều quan trọng mà đại dịch COVID-19 đã dạy chúng ta là nên rửa tay nhiều hơn. Thực phẩm có thể chứa mầm bệnh. Do đó, hãy rửa tay ngay cả khi bạn chỉ sử dụng khoai tây để làm nguyên liệu trang trí cho món ăn. Rửa và chà sạch tất cả các loại nguyên liệu trước khi chế biến.
Lấy một chiếc thớt riêng và sạch để sử dụng cho các loại thực phẩm ăn liền (như táo) để tránh lây nhiễm chéo. Cách tốt nhất là chỉ chuẩn bị các loại rau cắt nhỏ ăn liền trên thớt sạch mà trước đó chưa tiếp xúc với các loại thực phẩm sống khác.
Bạn có thể lựa chọn những chiếc thớt gỗ để chế biến rau củ cũng như các món ăn nói chung. Ván gỗ có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên có thể giúp bảo quản sản phẩm an toàn hơn. Ngoài ra, thớt gỗ cũng giúp duy trì độ sắc bén của dao. Chú ý làm sạch và lau khô chúng kỹ lưỡng sau khi sử dụng để ngăn ngừa vi khuẩn còn sót lại sau khi chế biến thức ăn.
WHO kỷ niệm 75 năm thành lập, đề cao vai trò của các quốc gia thành viên Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, nhân dịp Ngày Sức khỏe thế giới 7/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có trụ sở tại Geneva (Thụy Sỹ) cùng với 194 quốc gia thành viên trên thế giới đã tiến hành nhiều hoạt động kỷ niệm 75 năm thành lập WHO, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các quốc gia...