6 điều cần biết để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi dịch Covid-19: Đừng để nỗi sợ ‘đánh gục’ bạn trước những con virus!
Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm COVID-19. Sau khi bị nhiễm, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng từ 2 ngày đến 14 ngày.
Đối với nhiều người, nỗi lo lắng gia tăng là do thiếu kiến thức về COVID-19. Điều này bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch trên internet. Nên lưu ý rằng bạn càng lo lắng thì phòng thủ miễn dịch của bạn càng yếu hơn. Những lời khuyên về COVID-19 ở dưới đây có thể giúp bạn giữ tinh thần tỉnh táo giữa đại dịch này.
1. Về xét nghiệm dương tính với COVID-19
Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết khoảng 66% đến 80% người có triệu chứng nhẹ và khỏi bệnh mà không cần sự trợ giúp y tế nào. Chỉ có khoảng 4% đến 6% yêu cầu chăm sóc do các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp. Hầu hết những người nhập viện này tử vong vì hội chứng suy hô hấp cấp tính.
Nhiễm COVID-19 không có nghĩa là bạn sẽ chết. Có những việc quan trọng mà bạn nên xác định trước khi đi xét nghiệm. Trước hết, bạn phải ở nhà trong 14 ngày để ngăn chặn sự lây lan của virus sang người khác. Sau đó, bạn nên làm theo lời khuyên từ chuyên gia y tế để giảm triệu chứng COVID-19. Tiếp theo, bạn nên thực hiện tiếp một số hoạt động quan trọng thường ngày. Cuối cùng, hãy giữ kết nối với gia đình và bạn bè qua việc gọi video hoặc gửi tin nhắn.
2. Về những phương thuốc chữa trị
Một số quảng cáo thu hút sự chú ý bằng việc nói rằng có thể tiêu diệt virus corona nhưng không nói cụ thể và đưa ra bằng chứng. Hãy mặc kệ những quảng cáo như vậy bởi vì chúng không nói đúng sự thật. Loại thuốc được dùng để điều trị COVID-19 phải được chứng minh về hiệu quả và độ an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Thông tin này phải được chính phủ xác nhận, không phải bởi bất kỳ ai hoặc tổ chức nào.
Hãy sàng lọc thông tin trước khi mua thuốc và điều trị.
3. Về tuổi tác
Video đang HOT
Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm COVID-19. Sau khi bị nhiễm, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng từ 2 ngày đến 14 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh này, bạn có thể truyền virus trong cộng đồng. Dựa trên dữ liệu hiện tại, người già từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc các triệu chứng cao hơn người trẻ tuổi. Những người có bệnh từ trước, bất kể ở độ tuổi nào, cũng có nhiều nguy cơ mắc các triệu chứng hơn. Những bệnh nền dẫn tới nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng là ghép tạng, ung thư, bệnh bạch cầu, bệnh phổi, hệ miễn dịch yếu do dùng thuốc, bị bệnh tiềm ẩn nào đó hoặc mang thai.
Người trẻ tuổi cũng có thể bị nhiễm và nên tránh tụ tập đông người để giảm khả năng lây truyền.
Sống trong cộng đồng, bạn cần có trách nhiệm. Vì vậy, hành động đơn giản là hạn chế ra ngoài sẽ giúp bảo vệ người khác và chính bản thân bạn.
4. Về triệu chứng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các triệu chứng phổ biến nhất là: Ho khan, sốt cao, mệt mỏi, khó thở. Đối với một số người, đau nhức, nghẹt mũi, đau họng và tiêu chảy cũng được báo cáo là triệu chứng ban đầu. Những người mắc COVID-19 có thể không có triệu chứng hoặc gặp một hay nhiều trong số các triệu chứng trên.
Khi có các triệu chứng trên, bạn có thể sẽ hoảng loạn. Điều quan trọng là bạn cần biết mình phải làm gì tiếp theo. Ví dụ, nếu có thai, bạn nên đọc thông tin về COVID-19 đối với đối tượng này và nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc tiền sản của mình. Khi đã bình tĩnh và có nhiều thông tin cần thiết, bạn sẽ tự tin, thoải mái hơn để chăm sóc bản thân.
5. Về khẩu trang
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England đã chứng minh rằng đường kính của virus quá nhỏ để có thể bị ngăn chặn hoàn toàn nếu chỉ sử dụng khẩu trang. Hơn nữa, đeo khẩu trang không đúng cách hoặc thường xuyên chạm vào mặt có thể khiến bạn dễ bị nhiễm virus hơn.
Chỉ riêng việc sử dụng khẩu trang là không đủ. Bạn nên tránh tiếp xúc với mọi người nếu không cần thiết. Nếu phải ra ngoài, bạn nên giữ khoảng cách 2 mét với người khác. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi bạn ở nơi công cộng hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi. Đây là những cách hiệu quả và đơn giản để bảo vệ bạn và gia đình.
Hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
6. Về thông tin
Trước hết, bạn nên kiểm tra và làm theo hướng dẫn trên trang web của chính quyền địa phương. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Một số tạp chí khoa học có thể cung cấp thông tin mới nhất từ các nghiên cứu liên quan đến COVID-19. Tuy nhiên, nó không phù hợp cho những người không có chuyên môn y tế. Kết quả của các nghiên cứu không được coi là lời khuyên phù hợp cho việc điều trị hoặc phòng ngừa nếu chưa được chính quyền địa phương xác nhận.
Huy Võ
Cần biết những điều virus 'sợ' để tránh lây nhiễm SARS-CoV-2
Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần hướng dẫn các cách làm tan vỡ lớp màng lipid của virus SARS-CoV-2, khiến chúng không thể hoạt động.
Zing.vn xin đăng tải bài viết của PGS.TS.BS Huỳnh Wynn Trần, Los Angeles, California, Mỹ, về những biện pháp phòng tránh SARS-CoV-2 hiệu quả.
Virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19 không phải là vật thể sống, nó chỉ là một chuỗi phân tử đơn RNA, được bao phủ bởi lớp vỏ mỡ (lipid) bên ngoài. Để tồn tại và lan truyền, virus cần phải vào được tế bào chủ (host), thường ở phổi và đường hô hấp. Trên vỏ lipid của virus có các gai (S protein) để giúp virus bám vào tế bào chủ. Làm tan vỡ lớp màng lipid sẽ khiến virus không hoạt động.
Virus dễ vỡ và bị phân rã do môi trường và nhiệt độ. Vì vậy, cách tốt để ta loại bỏ chúng trước khi xâm nhập cơ thể là rửa tay với xà phòng trên 20 giây, cọ xát các ngón tay thật mạnh. Bởi xà phòng sẽ làm tan vỏ lipid của virus. Virus thường không tồn tại ở nhiệt độ cao nên bạn có thể dùng nước ấm để rửa tay (nhớ cọ xát mạnh) và giặt đồ.
Virus dễ vỡ và bị phân rã do môi trường và nhiệt độ. Ảnh: Lifechemicals.
Virus cũng dễ tan vỡ với các chất tẩy rửa có sẵn trong nhà. Rượu có độ cồn trên 65% sẽ làm tan lớp vỏ mỡ của virus. Lưu ý, các loại rượu uống ở nhà không đủ mạnh.
Chất tẩy rửa sát khuẩn dùng trong nhà bếp có hiệu quả trong việc huỷ virus. Bạn có thể pha 4 muỗng trà (teaspoon) chất tẩy với một ly nước nhỏ là đủ diệt virus. Các chất khác như 0,5% hydrogen peroxide hay 0,1% sodium hypochlorite cũng hiệu quả.
Virus có thể ở ngoài không khí đến 3 giờ, trên bề mặt giấy một ngày và bề mặt kim loại đến 3 ngày. Vì vậy, vệ sinh sạch sẽ vật dụng trong nhà thường xuyên bằng các chất trên sẽ giúp diệt virus.
Ở nhiệt độ thấp và ẩm ít, cấu trúc virus ổn định, có thể khiến chúng tồn tại lâu hơn, đặc biệt trong môi trường kín như toà nhà hay dùng máy lạnh. Môi trường nóng, ánh sáng và thoáng khí sẽ giúp virus khó phát tán hơn. Vì vậy, bạn nên mở cửa cho thoáng khí và đón nắng ấm.
Virus sẽ không xuyên qua làn da lành lặn. Chúng ta nên giữ vệ sinh da, dùng kem dưỡng ẩm để không bị da khô gây ra các vết nứt. Hãy cắt ngắn móng tay và chân, hạn chế các ổ vi khuẩn và virus trên cơ thể.
Cuối cùng, bạn không nên tự dùng tia UV light để diệt virus trên người. Các bệnh viện và phòng khám có thể dùng UV light để khử trùng nhưng bạn không nên tự dùng để tránh rủi ro về ung thư da.
PGS.TS.BS Huỳnh Wynn Trần
Ba yếu tố quan trọng bảo vệ trẻ trước Covid-19 Tăng sức đề kháng cho trẻ, tạo môi trường sống lành mạnh, người chăm sóc bé có kỹ năng phòng dịch bệnh, giúp các em tránh nCoV. Trẻ em chưa trưởng thành về thể chất và chức năng các cơ quan, trong đó có hệ miễn dịch. Điều này khiến trẻ dễ mắc các bệnh về nhiễm khuẩn hơn người lớn. Để bé...