6 điều các cặp vợ chồng phải có nếu muốn hôn nhân không tan vỡ
Có quá nhiều lý do khiến hôn nhân tan vỡ như khủng hoảng tài chính, mâu thuẫn trong việc dạy con…
Vậy làm thế nào để có thể nắm tay cùng nhau vượt qua sóng gió?
Trong mối quan hệ vợ chồng không thể tránh được mâu thuẫn, chỉ có cách đối diện với mâu thuẫn ấy như thế nào để hôn nhân vẫn bền vững.
Bất kỳ đôi lứa nào cũng sẽ có những vấn đề riêng của mình, quan trọng là cách vợ chồng nhìn nhận, hành xử và có suy nghĩ như thế nào để khiến nó trầm trọng hay đơn giản. Bí quyết nằm ở chính mỗi người, khi có thái độ hợp lý, mọi mâu thuẫn đều có thể được hóa giải.
Dưới đây là những điều mà các cặp đôi có bên nhau nhiều năm đúc kết được:
Một nhà tâm lý học hôn nhân Mỹ nói rằng khi nhìn những điểm tích cực ở nhau người ta sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn. Khi hay bày tỏ sự biết ơn, lòng tự hào về nhau thì tình yêu trong họ sẽ ngày càng được vun đắp, chứ không vơi đi. Chính vì vậy, các cặp đôi sẽ vượt qua khó khăn một cách dễ dàng.
Tôn trọng luôn là 2 từ khóa của hạnh phúc đôi lứa cần được đặt lên hàng đầu.
Ảnh minh họa
Chấp nhận nhược điểm của nhau
Không ai hoàn hảo và càng không ai không có nhược điểm, quan trọng là người kia nghĩ thế nào về điều đó. Một cô vợ cau có: “Tôi không thể chịu được cái mùi của anh, không biết vì sao tôi lại yêu anh cơ chứ”. Còn một cô vợ khác lại thốt lên: “Ôi, xa chồng mấy ngày, em nhớ mùi người yêu em quá”. Và như vậy, bạn sẽ hiểu cảm giác của 2 người đàn ông này khác nhau như thế nào, mối quan hệ của họ dễ đi theo hướng nào rồi chứ?
Hôn nhân hơn nhau nhiều khi không phải là ai có nhiều ưu điểm hơn mà là biết chấp nhận nhược điểm của nhau như thế nào. Có được điều này thì bạn có khả năng biến chuyện to thành bé, chuyện bé thành không có gì và chẳng ai nỡ buông tay.
Video đang HOT
Nhiều cặp đôi đứt gánh giữa chừng không vì những lý do to tát, đơn giản là đôi bên hoặc một bên quá dễ nóng giận. Lời nói thốt ra trong lúc nóng giận như dao gươm, chém vào tim người kia và tình cảm tất yếu phai nhạt.
Hôn nhân luôn dễ khiến người ta có những “cơn tăng xông” bộc phát, nhưng làm thế nào để dịu nó xuống lại là chuyện khác.
Cuộc sống của một người đàn ông, một người đàn bà vốn sở thích khác nhau bỗng chung một nhà không thể tránh khỏi những sở thích, quan điểm khác biệt. Vì thế hãy bình tĩnh, thay vì nói “Tôi không muốn nhìn thấy mặt anh/cô nữa”, họ sẽ nói rằng: “Em chưa biết ai là người đúng, ai sai, nhưng anh/em sẽ suy nghĩ về điều này và sẽ nói chuyện lại cùng nhau”.
Nhiều cặp đôi sau thời gian nồng say yêu đương ngọt ngào, khi về với nhau những mặt trái bỗng lộ rõ và người này phán xét, chê trách người kia. Trong hôn nhân không thể không có tranh luận, nhưng quan trọng là cách làm cho tranh luận trở nên giá trị thì không nhiều người biết.
Muốn có thể nói chuyện ôn hòa thì yếu tố khác như sự tôn trọng nhau, chấp nhận nhược điểm của nhau… cần có trước đã.
Ảnh minh họa
Có nhiều cặp đôi đã tìm thấy nhau ở sở thích tương đồng và nhiều cặp đôi cùng bền lâu vì tâm đầu ý hợp. Nếu bạn yêu thiên nhiên, cô ấy cũng thích cây cỏ. Bạn mê đọc sách, anh ấy cũng thích học hỏi. Cả hai cùng có tình yêu với động vật cũng là lý do gắn kết.
Có cặp đôi 80 tuổi thú nhận họ đã ở bên nhau đến giờ phút này là nhờ nắm tay nhau đi bộ mỗi ngày.
Biết trước hôn nhân không màu hồng
Người ta không nói về hôn nhân bằng 2 chữ “nắm tay” mà bằng 3 chữ “bát đũa xô”. Như vậy, để thấy bản chất hôn nhân luôn chứa đựng những bất hòa tiềm ẩn. Nếu thái độ của bạn không quá kỳ vọng về nó thì bạn sẽ dễ dàng chấp nhận những điểm xấu phát sinh. Tuy nhiên, nếu bạn dành quá nhiều kỳ vọng thì bạn sẽ sớm thất vọng.
Hôn nhân luôn đi lên, đi xuống và nếu điểm rơi quá nhiều lần bạn sẽ khó có cơ hội trở lại thăng bằng. Muốn thế, suy nghĩ hôn nhân không tuyệt vời như mình tưởng tượng có thể giúp họ vững tâm hơn đi qua năm tháng, cho đến khi tìm được cách làm cho nhau hạnh phúc.
5 từ khóa sau khi kết hôn các cặp đôi cần ghi nhớ
Đôi khi những bí quyết giữ vững hôn nhân lại đến từ điều nhỏ bé, đời thường trong cuộc sống của bạn. Hôn nhân không tự hạnh phúc hay bền vững, nó cũng cần được quản lý một cách cẩn thận.
Việc kết hôn, về chung một nhà là một trong những mối quan hệ lâu dài, phức tạp nhất mà mọi người có trong cuộc sống của mình. Bởi vậy, bạn cần trân trọng và tìm mọi cách để hôn nhân của mình bền chặt, hạnh phúc. Tiền đề cho tất cả những điều đó là cẩn trọng, cẩn thận, giữ gìn. Đồng thời cũng cần phải có những bí quyết nằm lòng để chúng ta nhìn vào và áp dụng.
Sau khi kết hôn, các cặp vợ chồng cần nắm vững 5 từ khóa sau. Nó chính là những mảnh ghép để tạo nên mối quan hệ hôn nhân bền chặt.
1. Giao tiếp
Giao tiếp là yếu tố cơ bản nhất của bất kỳ mối quan hệ nào. Suy nghĩ và cảm xúc được cân bằng, sâu sắc hơn khi mọi người bắt đầu hiểu nhau. Sự im lặng và thiếu hiểu biết về đối phương dẫn đến rất nhiều hiểu lầm và vấn đề đối với mối quan hệ của bạn.
Bởi vậy, trong hôn nhân, bạn hãy thoải mái truyền đạt cảm xúc của mình với đối phương càng nhiều càng tốt. Đừng e ngại giao tiếp, càng giao tiếp chuyện trò thì cả hai càng thấu hiểu nhau nhiều hơn và những vấn đề nhỏ sẽ không bị phát triển, gây ra rắc rối.
Ảnh minh họa.
2. Tôn trọng
Tôn trọng là một yếu tố quan trọng khác trong hôn nhân. Nếu bạn muốn hôn nhân của mình bền chặt, hãy đối xử tôn trọng với người bạn đời của mình.
Điều này có nghĩa là bạn hãy lắng nghe cẩn thận những vấn đề của người ấy, thể hiện lòng biết ơn và thể hiện sự quan tâm thực sự trong các vấn đề của cuộc sống.
Mặt khác, tôn trọng cũng có nghĩa là bạn biết tôn trọng bản thân và ý kiến của mình. Bạn có giới hạn trong mọi chuyện và không hạ cái tôi, thỏa hiệp cho đối phương chạm vào giới hạn.
Bạn cần giữ gìn được sự tôn trọng dành cho bạn đời và dành cho chính mình trong hôn nhân. Có như thế mối quan hệ mới cân bằng được.
3. Thấu hiểu
Thấu hiểu là điều kiện tiên quyết để có một cuộc hôn nhân bền vững. Đôi khi, đối phương phạm sai lầm hoặc cư xử theo cách bạn không hài lòng nổi. Bạn hãy đặt mình vào vị trí của đối phương để suy nghĩ và thấu hiểu quan điểm của họ.
Có nhiều vấn đề trong một cuộc hôn nhân đến từ chuyện cả hai không thấu hiểu, không suy nghĩ cho nhau. Để rồi sau đó từ một chuyện nhỏ phát triển thành chuyện lớn khiến hai bên khó gỡ rối.
Bởi vậy trong hôn nhân, hãy cố gắng và tích cực dành sự thấu hiểu cho bạn đời để giữ mối quan hệ bền chặt.
Ảnh minh họa.
4. Tin tưởng
Sự tin tưởng là yếu tố rất quan trọng giúp hôn nhân bền vững và gắn bó hơn.
Nếu hai bạn không thể tin tưởng lẫn nhau, mối quan hệ sẽ không ổn định và nó có thể bị tổn thương dễ dàng. Nếu bạn không thể tin tưởng bạn đời của mình, điều đó có nghĩa là cuộc hôn nhân của bạn cần được xem xét lại.
Không có sự tin tưởng, hai bên dễ dàng rơi vào cảnh nghi ngờ đối phương, nghi ngờ điều họ nói và việc họ làm. Cảm giác của sự nghi ngờ như thế này vô cùng gây tổn thương cho tình cảm, cảm xúc giữa cả hai.
Bởi vậy, khi đã là vợ chồng thì hãy biết dành sự tin tưởng cho nhau để giữ vững mối quan hệ. Đừng để sự nghi ngờ xâm chiếm và khiến bản thân mệt mỏi trong cuộc hôn nhân này.
5. Tập trung
Đây là thành phần cuối cùng trong việc điều hành, quản lý mối quan hệ hôn nhân. Nếu bạn thực sự muốn giữ cho mối quan hệ ổn định thì phải cho nó sự tập trung cần thiết. Đừng bao giờ bỏ bê, lơ là hay coi việc quản lý hôn nhân là không quan trọng. Sự tập trung giúp cho bạn điều hành và kiểm soát được nhịp điệu hôn nhân của mình đang như thế nào, có vấn đề gì xảy ra không.
Bạn hãy duy trì sự tập trung với mối quan hệ vợ chồng của mình, để bạn đời cảm nhận được rằng cuộc hôn nhân này, tình cảm này rất quan trọng trong lòng bạn. Và bạn cũng đang nỗ lực để vun vén, xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm êm. Với sự chú tâm của bạn, cuộc hôn nhân sẽ ngày càng ổn định và trở nên bền vững hơn.
Khi tìm bạn đời, nếu đối phương không mang đến 3 cảm giác sau thì nên buông tay sớm Đôi khi những dấu hiệu nho nhỏ khi đang yêu cũng báo hiệu cho bạn biết kết cục của cuộc hôn nhân nếu cả hai đến với nhau. Khi tìm kiếm bạn đời, rất nhiều người chỉ chú trọng những điều bên ngoài như gia cảnh, ngoại hình, học vấn, công việc... mà bỏ qua những phẩm chất quan trọng, chẳng hạn tính...