6 điểm dừng chân tuyệt vời tại các thành phố Đức
Nêu co cơ hôi du lich sang Đưc, bạn đưng bo lơ cơ hôi ghe qua nhưng thanh phô ngoan muc, ân tương dươi đây.
1. Dresden
Thanh phô nho nhưng xưng danh la thanh phô Phượng hoàng của Đức. Gần như bị phá hủy hoàn toàn vì một trận hỏa hoạn trong Thế chiến thư II, nhưng sau đo Dresden đã tái sinh ngoan muc.
Ơ đây có khu phố cổ lấp lánh, nhiều nhà thờ, bảo tàng, cung điện vơi khung cảnh nghệ thuật độc đáo, băt măt vơi cac tranh tường đường phố, phòng trưng bày đương đại, nha hat opera và ba lê.
Nêu đên Dresden, ban nên viếng thăm Frauenkirche, một nhà thờ được xây dựng lại; Zwinger, một bảo tàng nghệ thuật nguy nga và Bảo tàng Lịch sử Quân sự nôi tiêng.
2. Grlitz
Thanh phô nho nay co các tòa nhà chung cư lich sư và nhà thờ thời trung cổ, la nơi thu vi để ban xem lai nên văn hoa nghệ thuật đã mất của vung Silesia.
3. Spreewald
Spreewald co nhưng con đương thuy thơ mông, phu đây cây xanh. Dân làng vui vẻ bán dưa chua hoặc dưa cải bắp, xúc xích và trứng bên đường, khi bạn xuống tàu ở hai ngôi làng chính Lzigben và Lzigbenau. Nhưng con thuyên chơ hang dêt đi qua nhưng cây câu, nhưng đông co xanh niu chân du khach la nhưng net binh di nhưng khiên nhiêu ngươi mê mêt.
Video đang HOT
4. Erfurt
La thủ phủ của vùng Thuringia, Erfurt rất đăc biêt. Nơi đây có nhà thờ Gothic lớn, nhiêu công trinh lich sư cu keo dai hang thê ky, vơi hê thông nôi thât thơi Trung cô, đăc biêt la thanh phô pháo đài Zitadelle Petersburg.
Con Augustiner Kloster, một tu viện đẹp như tranh ve co niên đai hang ngàn năm tuổi, có thể là môt trong nhưng công trinh lich sư lâu đời nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, nơi đươc chup anh nhiêu nhât trên Instagram tai thanh phô nay đo la cây cầu thương mai Krmerbrcke.
5. Dessau
Tai thanh phô nay, bạn có thể tham quan một ngôi nhà được gọi là Nhà Meisterhuser hay Nhà của Masters, nơi các giáo sư Bauhaus sống va lam viêc cùng gia đình.
6. Hamburg
Thanh phô Hamburg co tòa thị chính thanh lịch, công viên thành phố xanh rơn và hồ nước trong văt, bảo tàng nghệ thuật thú vị, cuộc sống về đêm nhôn nhip sôi đông tập trung xung quanh khu Reeperbahn – môt cang lơn thương mại thịnh vượng trong nhiều thế kỷ qua.
Theo thegioitiepthi.vn
Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam với việc trưng bày, tuyên truyền về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Trân trọng giới thiệu bài tham luận của Trung tá, ThS. Mai Thị Ngọc - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam "Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam với việc trưng bày, tuyên truyền về Đại tướng Võ Nguyên Giáp" tại Hội thảo "Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn hoá dân tộc" do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 21/12/2018 nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1994 - 22/12/2018) và 5 năm ngày mất của Đại tướng.
Trung tá Mai Thị Ngọc, Giám đốc Bảo tàng LSQS Việt Nam tham luận tại Hội thảo khoa học Quốc gia: "Đại tướng Võ Nguyên Giáp với văn hoá dân tộc". Ảnh BTLSQSVN.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh đầu tiên, "người Anh Cả" của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một trong những huyền thoại của lịch sử hiện đại Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư duy và tài năng quân sự thiên bẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã góp phần làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa quân sự Việt Nam. Tên tuổi của Đại tướng gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, từ người chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được phong quân hàm Đại tướng năm 37 tuổi, Người đã lãnh đạo quân và dân ta giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Trong dòng chảy lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã xuất hiện những vị tướng tài ba, lỗi lạc, ghi dấu ấn với những chiến công hiển hách như Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung...Và ở thế kỷ 20, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người nghiên cứu, đúc kết và vận dụng sáng tạo được những tinh hoa quân sư của các bậc tiền nhân để làm nên những chiến thắng lưng lẫy năm châu, chân đông đia câu, khiên ca thế giới phải nghiêng mình kính nể. Tướng Oét-mo-len (Westmoreland) của Hoa Kỳ đã phải thừa nhận răng: "Võ Nguyên Giáp là một vị tướng tài ba, là nhà lãnh đạo kiệt xuất ma tôi chưa tưng găp".
Góc trưng bày về "Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1930 - 1944". Ảnh BTLSQSVN.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ, trưng bày và phát huy giá trị di sản văn hóa quân sự Việt Nam, trong đó nổi bật là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều công lao to lớn và cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, có uy tín lớn trong nước và trên thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng gắn liền quá trình hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam, vì vậy, trưng bày và tuyên truyền về Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là nhiệm vụ chính trị của Bảo tàng nhằm phát huy di sản văn hóa quân sự của dân tộc.
Bảo tàng hiện nay lưu giữ hàng trăm tài liệu, hình ảnh, hiện vật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ giai đoạn đầu của cuộc cách mạng (1930-1944), qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và từ sau năm 1975 đến nay. Qua các tài liệu, hình ảnh, hiện vật của Đại tướng đã truyền tải tới mỗi khách tham quan hình ảnh là một vị tướng đức độ và tài năng, khiêm tốn và giản dị, dân chủ và bao dung, thanh cao và quyết đoán. Nhân dân ta yêu quý gọi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "Đại tướng của nhân dân". Thế giới kính trọng ngợi ca Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "Một thống soái vĩ đại", "Một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX" và là "Một trong những vị tướng vĩ đại nhất của mọi thời đại".
Lớn lên trên mảnh đất quê hương Quảng Bình giàu truyền thống cách mạng, trong hoàn cảnh đất nước bị nô lệ, cuộc sống của nhân dân lầm than cực khổ, nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, ngay năm 14 tuổi khi còn là học sinh, Võ Nguyên Giáp đã giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1940, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và cùng đồng chí Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc gặp lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đầu năm 1941, đồng chí Võ Nguyên Giáp được lãnh tụ Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ về nước xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự tại căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng. Từ đây, cuộc đời hoạt động cách mạng và những chiến công của đồng chí Võ Nguyên Giáp gắn liền với núi rừng Việt Bắc.
Trong không gian trưng bày Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam giai đoạn 1930 - 1944, bức tượng đồng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (9037-K1-892) được đặt tại vị trí trung tâm, phía trên là bức ảnh thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (P.243) - tổ chức tiền thân của Quân đội NDVN ngày nay tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng) ngày 22/12/1944, khẳng định bước phát triển quan trọng của lực lượng vũ trang nhân dân. Cùng với đó là bản "diễn từ" đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc trong ngày thành lập Đội và khẩu súng ngắn đã sử dụng lập chiến công đầu trong trận Phai Khắt và Nà Ngần (12/1944). Bên cạnh đó là những hiện vật tiêu biểu gắn với Đại tướng trong giai đoạn này được lưu giữ hoặc trưng bày như: Áo dân tộc Nùng (7487-B-1208) đồng chí sử dụng khi hoạt động gây dựng cơ sở cách mạng ở Nguyên Bình, Cao Bằng (1941); Đèn dầu lạc (7481-K3-2004) đồng chí sử dụng tại lán làm việc khu rừng Trần Hưng Đạo, Cao Bằng (1942); Nồi đồng (2754-K1-52) đồng chí Võ Nguyên Giáp và Chu Văn Tấn sử dụng nấu nước uống khi hoạt động ở làng Quặng, Định Hóa, Thái Nguyên (5/1945); Áo khoác (7396-L-778) thu được của địch sử dụng trong thời gian hoạt động tại Cao Bằng. Những hiện vật tuy giản dị nhưng phản ánh những dấu ấn đầu trên con đường binh nghiệp và thành công của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đặc biệt gắn với Chiến khu Việt Bắc - cái nôi của cách mạng Việt Nam.
Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, trên cương vị là Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, thành viên Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Tư lệnh Việt Nam Giải phóng quân, đồng chí Võ Nguyên Giáp có những đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám, thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, đầu năm 1947 đồng chí trở lại Chiến khu Việt Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch quân sự, để lại dấu ấn quan trọng tại Chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tiêu biểu là: Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947. Sau chiến dịch này, ngày 20/1/1948, đồng chí đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định phong quân hàm Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi mới 37 tuổi; chiến dịch Biên Giới năm 1950; chiến dịch Hòa Bình; chiến dịch Tây Bắc; chiến dịch Thượng Lào; đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, trên cương vị là Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sáng suốt thay đổi phương án tác chiến từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc". Đại tướng đã chỉ huy các đơn vị tham gia chiến dịch đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất chưa từng có ở Đông Dương của thực dân Pháp, làm nên một chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Những tài liệu, hiện vật tiêu biểu gắn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong giai đoạn này được lưu giữ và phát huy giá trị tại Bảo tàng như: Báo cáo viết tay (4194-Gi-790) đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc tại Hội nghị cán bộ (1947); Lời kêu gọi (3487-Gi-102) gửi bộ đội và dân quân ra sức chiến đấu phá tan cuộc tiến công mùa Đông của quân Pháp (1947); Thông báo (4083-Gi-699) về cuộc tiến công Việt Bắc của Pháp (1947); Cuốn sách "Phát động du kích chiến tranh" (3500-Gi-789) do Đại tướng viết tổng kết những kinh nghiệm về cách đánh du kích để phổ biến cho cán bộ chiến sỹ năm 1947; Cờ "Danh dự lập công" (1653-L-245) đồng chí Võ Nguyên Giáp tặng Đại đội dân quân tập trung của tỉnh Quảng Trị trong phong trào lập công kỳ thứ nhất từ ngày 7/10/1947 đến ngày 15/4/1948; Các sưu tập thư, điện, văn bản chỉ đạo của Đại tướng đối với lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Pháp... Những tài liệu, hiện vật này được trưng bày theo tiến trình lịch sử hoặc giới thiệu tại các triển lãm chuyên đề liên quan.
Miền Bắc được giải phóng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham gia cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN và đẩy mạnh Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, làm nên những thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Những hiện vật tiêu biểu gắn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong giai đoạn này là: Băng ghi âm (400-ĐB-369) ghi lại các bài nói chuyện của Hồ Chủ tịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Song Hào tại Đại hội Quyết thắng toàn quân ngày 6/8/1965; Máy điện thoại (7711-K1-709) Đại tướng Võ Nguyên Giáp sử dụng liên lạc với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng tại nhà riêng số 30 phố Hoàng Diệu Hà Nội từ 1962-1975; Ống nhòm (7712-QH-7) Đại tướng sử dụng khi đi thăm, kiểm tra các đơn vị pháo, các đơn vị diễn tập, thăm bộ đội Trường Sơn từ năm 1960-1975; Bộ quân phục, mũ kêpi (7713-B-1234) Đại tướng sử dụng trong thời gian làm việc tại Sở Chỉ huy Bộ Quốc phòng, theo dõi và chỉ đạo các đơn vị tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Các sưu tập thư, điện, văn bản chỉ đạo của Đại tướng đối với lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Mỹ, tiêu biểu là: Thư số 03-QU (7973-Gi-2087/1,2; 7973-Gi-2047) Đại tướng gửi Đảng ủy Đoàn 559 ngày 14/02/1966 và gửi toàn thể cán bộ, chiến sỹ công nhân viên Đoàn 559, ngày 17/6/1968; Điện cảm ơn (4104- Gi-720) Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi cảm ơn Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dịp quân dân miền Bắc bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 1.000 ngày 04/05/1966; đặc biệt là Bản mệnh lệnh (7165-Gi-1617) Đại tướng Võ Nguyên Giáp lệnh lúc 7 giờ ngày 7/4/1975: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút xốc tới mặt trận giải phóng miền Nam". "Quyết chiến và toàn thắng"...
Các tài liệu, hiện vật trong giai đoạn này thể hiện tư duy quân sự của Đại tướng gắn liền với tư duy về tổ chức chiến tranh nhân dân, đặc biệt là sự phát triển phù hợp với tình hình đất nước: chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc ở miền Bắc và chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc ở miền Nam. Tư duy chiến lược của Đại tướng không chỉ góp phần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và xây dựng các đơn vị chủ lực để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến mà còn góp phần phát triển di sản văn hóa quân sự Việt Nam.
Giai đoạn cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, trên cương vị là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng với tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội lãnh đạo toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. Các tài liệu, hình ảnh, hiện vật giai đoạn này thể hiện tình cảm yêu mến của bạn bè trên thế giới đối với Đại tướng thông qua hoạt động ngoại giao và sự tôn kính của nhân dân cả nước dành cho vị tướng tài đức vẹn toàn.
Với hơn 80 năm hoạt động cách mạng, có hơn 30 năm là Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bí Thư Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều công lao to lớn và cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, có uy tín lớn trong nước và trên thế giới. Ghi nhận những công lao đóng góp to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng chí đã được Đảng, Nhà Nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương. Trong số những phần thưởng cao quý được lưu giữ tại Bảo tàng, Huân chương Sao Vàng và Huân Chương Hồ Chí Minh là hai hiện vật tiêu biểu thường được đưa ra trưng bày tại các triển lãm chuyên đề về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ngoài việc trưng bày thường xuyên và phục vụ các tập thể, cá nhân đến nghiên cứu các tư liệu, hình ảnh, hiện vật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, để phát huy hơn nữa những kết quả đạt được trong công tác giáo dục lịch sử truyền thống cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam có các hình thức tuyên truyền về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc như:
1. Tổ chức triển lãm chuyên đề và lưu động về chủ đề này với tên gọi khác nhau như: "Võ Nguyên Giáp - Đại tướng Tổng Tư lệnh" (2013) giới thiệu gần 300 hình ảnh và hiện vật khắc họa một cách khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng; "Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến khu Việt Bắc" (2018) giới thiệu trên 200 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu, đặc biệt về giai đoạn Đại tướng ở Chiến khu Việt Bắc,... nhân các sự kiện về Đại tướng. Các cuộc triển lãm lưu động được đưa đi giới thiệu ở các đơn vị Quân đội trên phạm vi cả nước, các học viện, nhà trường khu vực Hà Nội. Đặc biệt từ năm 2017, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện dự án Bảo tàng tương tác điện tử 3D đã tiến hành số hóa các hiện vật trưng bày về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và lặp đặt tại 4 điểm đảo: Côn Đảo, Phú Quốc, Song Tử Tây, Trường Sa... giúp đồng bào, chiến sĩ ngoài biên giới, hải đảo không có điều kiện tham quan Bảo tàng cũng có thể hiểu về sự kiện và tận mắt nhìn thấy những hình ảnh, tư liệu, hiện vật về "người Anh Cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam, từ đó sẽ khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.
2. Mời các nhân chứng, các chuyên gia nghiên cứu lịch sử giao lưu, nói chuyện chuyên đề, tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp với sự tham gia của đông đảo thế hệ trẻ là cán bộ, nhân viên trong hệ thống Bảo tàng quân đội, các đơn vị kết nghĩa, một số học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, đồng thời củng cố, nâng cao trình độ cho hướng dẫn viên - những người trực tiếp làm nhiệm vụ tuyên truyền về lịch sử của dân tộc, lịch sử kháng chiến.
3. Phối hợp với các Đài truyền hình ở Trung ương, địa phương thực hiện các chương trình phim tài liệu, tư liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng và các sự kiện trọng đại của dân tộc, đất nước nói chung.
Với việc trưng bày tại Bảo tàng và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng như lịch sử quân sự của dân tộc như đã nêu, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ, củng cố ý chí quyết tâm xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Theo Vanhien.vn
Những điểm nhất định phải đến khi du lịch Đài Nam Được mệnh danh là thành phố Phượng hoàng, Đài Nam nơi khởi nguồn và gìn giữ những văn hóa đặc trưng của Đài Loan, Trung Quốc. Phố cổ An Bình là nơi đầu tiên người Hà Lan định cư khi đến Đài Nam, Đài Loan và xây dựng những con đường đầu tiên trên đảo. Mọi hoạt động thương mại, buôn bán từ...