6 dấu hiệu sớm chỉ điểm mang thai ngay tuần đầu tiên
Những dấu hiệu sớm của việc mang thai có thể xuất hiện từ khoảng một tuần sau khi quan hệ tình dục. Trong một số trường hợp, triệu chứng sẽ xuất hiện trong 2-4 tuần sau đó.
Không phải người phụ nữ nào cũng xuất hiện các triệu chứng sớm về việc mang thai. Có những người xuất hiện khá muộn, chỉ đến khi chậm kinh mới thử thai. Nhưng ở nhiều người lại có dấu hiệu mang thai rất sớm, chỉ sau thời gian quan hệ tình dục khoảng một tuần.
Các dấu hiệu mang thai sớm có thể bao gồm:
1. Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai sớm
Chậm kinh là việc kinh nguyệt đến muộn hơn so với ngày kinh nguyệt dự tính hàng tháng. Nếu vòng kinh của bạn là 28 – 30 ngày nhưng sau 30 ngày vẫn chưa thấy có kinh nguyệt tức là bạn đã bị chậm kinh. Chậm kinh thường là dấu hiệu đầu tiên có thể mang thai sớm. Thông thường, chậm kinh từ 5-7 ngày trong chu kỳ mà có quan hệ tình dục là có khả năng mang thai.
Chậm kinh là một trong những dấu hiệu sớm khi mang thai.
2. Buồn nôn và nôn
Ốm nghén là một tình trạng ảnh hưởng đến hơn một nửa số phụ nữ mang thai. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn và nôn, chán ăn. Hầu hết phụ nữ bị ốm nghén không chỉ xuất hiện các triệu chứng vào buổi sáng mà có thể kéo dài cả ngày.
Biểu hiện nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ và có thể hết vào tuần 12. Ở một số người, có thể kéo dài lâu hơn hoặc quay trở lại vào khoảng tuần thứ 32.
3. Thay đổi vú
Video đang HOT
Sự thay đổi hormone trong khi mang thai sẽ làm máu chảy về vùng ngực nhiều hơn và làm thay đổi các mô vú. Việc này sẽ khiến ngực trở nên đầy đặn, sưng tấy và mềm hơn. Những thay đổi này tương tự như những thay đổi bạn có thể nhận thấy trong vài ngày trước kỳ kinh nguyệt. Khi mang thai, ngực sẽ đỏ hơn, sưng hơn và có cảm giác hơi tê. Vùng da xung quanh núm vú trở nên sẫm màu hơn và các tĩnh mạch ở vú trở nên rõ ràng hơn.
Sự thay đổi vú là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm.
4. Mệt mỏi quá sức – dấu hiệu mang thai
Tình trạng mệt mỏi quá sức thường xảy ra trong giai đoạn đầu mang thai. Điều này rất có thể là do sự gia tăng mạnh mẽ của hormone sinh dục progesterone. Progesterone cần thiết để duy trì thai kỳ và giúp thai nhi phát triển, nhưng nó cũng làm chậm quá trình trao đổi chất của thai phụ.
Cần cố gắng ngủ thêm hoặc nghỉ ngơi khi có thể trong giai đoạn đầu này. Mức năng lượng của mẹ có thể sẽ tăng trở lại vào khoảng tháng thứ tư của thai kỳ khi nhau thai đã hình thành tốt.
Mệt mỏi khi mang thai cũng có thể do thiếu máu, mà nguyên nhân phổ biến nhất là do thiếu sắt. Thực phẩm luôn là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho các mẹ bầu. Sắt có nhiều trong các thực phẩm hàng ngày như các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, trái cây khô. Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật.
Hoặc có thể bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên uống ngay viên sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt kèm theo axit folic 400mcg mỗi ngày.
Phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ.
5. Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu nhiều lần khi mang thai có thể được coi là một dấu hiệu mang thai sớm. Khi có thai, tử cung của mẹ phát triển và căng ra để chứa thai nhi. Tử cung ngày càng lớn hơn gây áp lực lên bàng quang, khiến mẹ bầu thường xuyên đi tiểu hơn bình thường.
Hormone thai kỳ hCG khiến lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên và thận hoạt động hiệu quả hơn. Do đó, hầu hết phụ nữ bắt đầu đi tiểu thường xuyên hơn trong vài tuần đầu tiên sau khi mang thai.
6. Thèm ăn
Khi mang thai, mẹ bầu thường thèm ăn một số loại thực phẩm rất phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là các loại thực phẩm cung cấp năng lượng và canxi, chẳng hạn như sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Bạn cũng có thể nhận thấy cảm giác chán ăn đột ngột với những món ăn trước đây bạn thích.
Một số người thậm chí có sở thích khác thường đối với những đồ không phải thực phẩm như đất hoặc giấy. Đây có thể do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Nếu hiện tượng này ngày càng tăng, cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Các triệu chứng của thời kỳ đầu mang thai bao gồm chậm kinh, thay đổi vú, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn và nôn (ốm nghén). Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể do các yếu tố khác gây ra mà không phải do mang thai. Vì vậy nếu bạn nghi ngờ mình có thai, hãy thử thai tại nhà và đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.
Bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ cần lưu ý 4 nguyên tắc này để con khỏe, mẹ vui
Bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, bụng bầu của mẹ bầu đã lớn lên thấy rõ. Bạn cần chú ý đến 4 điểm sau để cả hai mẹ con đều mạnh khỏe.
Nhắc đến chuyện mang thai, thực sự có quá nhiều điều bạn cần phải chú ý. Ví dụ, trong thời kỳ mang thai, các thai phụ luôn cần giữ tâm trạng vui vẻ, ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lý, vệ sinh sạch sẽ, phòng chống bệnh tật...để đảm bảo sức khỏe thể chất cho bản thân mình và thai nhi. Khi thai kỳ bước sang tháng thứ 6, mẹ bầu cần chú ý tuân thủ 4 nguyên tắc dưới đây để đảm bảo con khỏe, mẹ vui.
Điều chỉnh tư thế ngủ kịp thời
Khi tử cung và thai nhi lớn lên, tư thế ngủ của mẹ bầu càng trở nên quan trọng. Việc ngủ sai tư thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bụng, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3. Thai phụ ngủ sai tư thế sẽ làm tăng áp lực lên tử cung, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến tử cung và nhau thai.
Vì vậy, khi bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ bầu chú ý nằm nghiêng bên trái để đảm bảo lưu thông máu, cung cấp đủ oxy cho thai nhi và giảm bớt tình trạng phù nề khi mang thai.
Chú ý đến chuyển động của thai nhi
Trước khi sinh, các bà mẹ cần theo dõi các chuyển động khác nhau của thai nhi để hiểu được quy luật sống và tình trạng sức khỏe của bé. Đồng thời em bé trong bụng cũng "trò chuyện" với mẹ qua những cú "đấm đá" như vậy.
Vì vậy, các bà mẹ mang thai cần theo dõi và đếm cử động của thai nhi. Tần suất cử động bình thường của thai nhi là không dưới 5 lần/giờ và tần suất khoảng 70 lần/ngày. Nhưng sự phát triển của mỗi thai nhi là khác nhau, có những em bé rất hiếu động và thường cử động 100 lần/ngày.
Miễn là số lần cử động của thai nhi đều đặn và không thay đổi quá lớn thì sự phát triển của em bé vẫn bình thường. Đối với thai nhi, cử động của thai nhi cũng là một kiểu tương tác của bé với bố mẹ. Tuy nhiên, nếu cử động của thai nhi ít hơn 20 lần một ngày thì đó là hiện tượng bất thường. Nếu thai nhi cử động dưới 10 lần mỗi ngày thì mẹ cần đến bệnh viện ngay để thăm khám.
Chú ý bổ sung canxi
Nhiều bà mẹ không biết tầm quan trọng của việc bổ sung canxi khi mang thai nên thường bỏ qua việc này, Tuy nhiên, canxi là chất quan trọng duy trì chức năng thần kinh và sự co bóp của cơ. Nếu nồng độ canxi trong huyết thanh của một người không đủ sẽ dẫn đến tăng kích thích thần kinh cơ và các triệu chứng như chuột rút ở bắp chân.
Nếu thai nhi không được cung cấp đủ canxi, trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh nhuyễn sụn thanh quản bẩm sinh. Điều này rất bất lợi cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, thai nhi thiếu canxi dễ mắc bệnh còi xương như mềm sọ, vuông sọ, thóp đóng bất thường, não phễu...Vì vậy, các mẹ bầu nên chú ý bổ sung canxi qua chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không được bỏ sót rau, củ quả.
Thứ tư, dậy sớm và đi ngủ sớm
Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với sức khỏe của thai phụ đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng. Khoảng 1/3 cuộc đời con người dành cho giấc ngủ. Chính vì vậy, tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe là điều hiển nhiên. Mẹ bầu nên ngủ sớm, dậy sớm, tránh thức khuya. Thai phụ thức khuya trong thời gian dài dễ bị tổn thương gan, thận, khí, huyết. Vì vậy, bạn cần rèn luyện thói quen thức dậy sớm, ngủ đủ giấc xuyên suốt thai kỳ.
Mang bầu lười tắm, không thay đồ lót, mẹ "hối không kịp" khi đi khám ở tuần 26 Mẹ bầu này cho rằng mình ở nhà cả ngày, người sạch sẽ nên không cần tắm rửa nhiều. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề, cộng thêm những mệt mỏi từ ốm nghén, mất ngủ nên nhiều mẹ dễ rơi vào tình trạng "lười", không muốn hoạt động nhiều. Tuy vậy, tình trạng "lười" cả việc tắm rửa...