6 đại diện phát triển game Việt nhận bằng chứng nhận của Google
Các đại diện của Việt Nam là WolfFun, Tope Box, BeeMob Hanoi Studio, CSC Mobi, GEMMob, SUGA vinh dự nhận bằng chứng nhận khóa Indie Games Accelerator đầu tiên của Google.
Ngày 28/11, 6 nhà phát triển game độc lập Việt Nam cùng các đại diện đến từ các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ… vinh dự nhận bằng chứng nhận khóa Indie Games Accelerator đầu tiên do Google tổ chức tại Singapore.
Indie Games Accelerator được coi là ‘bệ phóng’ cho các nhà phát triển game độc lập, mang đến những giá trị rất thiết thực cho các ứng viên tham gia, từ giai đoạn nuôi dưỡng sản phẩm, phát triển và tối ưu thương mại khi phát hành.
Là một phiên bản đặc biệt của chương trình Launchpad Accelerator, Indie Games Accelerator nhằm đào tạo những nhà phát triển tiềm năng từ các quốc gia châu Á để họ có thể xây dựng, mở rộng, phát hành và thương mại thành công thế hệ game di động “bom tấn” kế tiếp.
Với 6 đại diện tham dự, Việt Nam chỉ xếp sau Ấn Độ về số lượng ứng cử được tham dự, vượt hơn so với các thị trường khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines và Singapore.
Các đại diện của Việt Nam đến từ TP.HCM và Hà Nội bao gồm: WolfFun, Tope Box, BeeMob Hanoi Studio, CSC Mobi, GEMMob, SUGA.
Với 6 đại diện, Việt Nam chỉ xếp sau Ấn Độ về số lượng ứng cử được tham dự.
Video đang HOT
Tại sự kiện, các nhà phát triển game di động độc lập đều đánh giá Indie Games Accelerator đã và đang mang đến những giá trị rất thiết thực, trong các giai đoạn từ bước nuôi dưỡng sản phẩm, phát triển và tối ưu thương mại khi phát hành.
Trước đó, Google đài thọ hoàn toàn chi phí đi lại và ăn ở, tham gia hai khóa học tại trụ sở Google châu Á ở Singapore trong tháng 9 và tháng 11. Các ứng viên được những chuyên gia đầu ngành công nghiệp game đến từ Google, Unity, các studio game nổi tiếng trên thế giới cũng như các nhà đầu tư, huấn luyện và hướng dẫn riêng cho từng start-up.
Tại đây, các ứng viên có cơ hội tiếp nhận những kiến thức thực tiễn về ứng dụng các nền tảng và công cụ vào phát triển game, hiểu cách vận dụng các phương thức tối ưu cho game, và bao gồm cả những kỹ năng quản lý công ty như tuyển dụng, phát triển văn hóa công ty…
Các ứng viên Việt Nam tham gia khóa học Indie Games Accelerator tháng 9/2018.
Cũng trong khóa học, sản phẩm của các ứng viên, các nhà phát triển game độc lập có cơ hội hiện diện ở mục Chọn lựa của Biên tập viên (Editors’ Choice) trên Chợ ứng dụng Google Play (*), nơi các game có thể tiếp cận nhiều triệu người dùng nền tảng Android.
Cuối cùng, các ứng viên đạt chất lượng và hoàn thành chứng nhận Indie Games Accelerator sẽ được nhận thư mời tham dự sự kiện hàng đầu trong lĩnh vực ứng dụng và game di động Google Playtime dành riêng cho các nhà phát triển ứng dụng và game hàng đầu trên Chợ ứng dụng Google Play, cũng như sự kiện Unite của Hãng Unity.
Trước đó ngày 15/11, Google cũng tôn vinh các nhà phát triển game độc lập tại sự kiện G-Star Busan 2018 (Hàn Quốc) với đại diện đầu tiên của Việt Nam được Google mời góp mặt vinh danh bên cạnh các nhà phát triển game lừng lẫy tại sự kiện này là WolfFun.
Tại đây, các ứng viên được những chuyên gia đầu ngành công nghiệp game đến từ Google, Unity, các studio game nổi tiếng trên thế giới cũng như các nhà đầu tư, huấn luyện và hướng dẫn riêng cho từng start-up.
G-Star thu hút 227.000 khách tham quan, 676 công ty với hàng ngàn gian hàng triển lãm, khách tham dự đến từ 35 quốc gia trên thế giới. Đây là một cơ hội tuyệt vời để quảng bá về thị trường phát triển game di động tại Việt Nam đến cộng đồng quốc tế.
G-Star Busan và Indie Games Accelerator là một trong những hoạt động của Google hỗ trợ các công ty phát triển game độc lập của Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa việc thâm nhập các thị trường quốc tế tiềm năng cũng như tạo được sự chú ý với cộng đồng game quốc tế về các sản phẩm game sáng tạo, độc đáo và đa dạng của những tài năng đến từ Việt Nam.
Ông Vineet Tanwar, Quản lý phát triển kinh doanh cho Google Play tại Việt Nam và Thái Lan cho biết: “Sứ mệnh của chúng tôi là giúp các nhà phát triển game tại Đông Nam Á phát triển vươn tầm quốc tế và chúng tôi đồng hành cùng các nhà phát triển game trên mọi chặng đường phát triển đặc biệt là các nhà phát triển game độc lập”.
G-Star đã thu hút 227.000 khách tham quan, 676 công ty với hàng ngàn gian hàng triển lãm, khách tham dự đến từ 35 quốc gia trên thế giới.
“Tôi hy vọng những cái tên quen thuộc mà thế giới biết đến về các nhà phát triển game Việt Nam không chỉ dừng lại ở dotGears với FlappyBird hay Wolffun với Tank Raid mà sẽ là một danh sách liên tục được nối dài”, ông Vineet bày tỏ sự tin tưởng trước tương lai của game Việt.
Theo Báo Mới
Huawei đang hợp tác với Google phát triển Fuchsia, hệ điều hành thay thế Android
Android vẫn đang là hệ điều hành dành cho di động phổ biến nhất thế giới, nhưng đã có khá nhiều thông tin về việc Google muốn thay thế nó bằng một hệ điều hành linh hoạt hơn, có thể hoạt động trên các thiết bị di động, thiết bị thông minh, máy tính và làm được nhiều thứ khác có tên gọi Fuchsia.
Fuchsia cũng được cho là dễ cập nhật hơn, giúp người dùng không phải chờ đợi nhiều tháng để nâng cấp lên phiên bản mới như Android.
Đồng thời, Fuchsia sẽ có thể chạy tất cả các ứng dụng Android hiện tại. Từ đó, việc chuyển đổi sang Fuchsia sẽ trở nên dễ dàng hơn cho cả Google, nhà sản xuất, người dùng và nhà phát triển.
Trong một diễn biến mới nhất liên quan đến Fuchsia, có vẻ như Huawei đang giúp Google thử nghiệm hệ điều hành này. Cụ thể, trang 9to6Google phát hiện ra rằng, các kỹ sư của Huawei đã khởi động Zircon - hạt nhân của Fuchsia trên điện thoại thông minh Honor Play (ảnh dưới), mà Honor là thương hiệu con của Huawei.
Đây là bước tiến đáng kể cho Fuchsia khi Google đã làm việc với các đối tác phần cứng để phát triển hệ điều hành tương lai của hãng. Sắp tới đây, sự xuất hiện của một hệ điều hành linh hoạt như Fuchsia có thể càng trở nên cần thiết khi điện thoại màn hình gập được dự báo sẽ xuất hiện trong năm 2019.
Tuy nhiên, Fuchsia sẽ chưa thể sớm trình làng. Dự kiến, trong năm sau, Google sẽ giới thiệu Android Q - phiên bản tiếp theo của hệ điều hành Android.
Biên tập bởi Nguyễn Anh Tuấn
Tại sao Grab không thể thôn tính Indonesia? Vươn lên ở Việt Nam, thậm chí 'nuốt trọn' Uber nhưng ở Indonesia, ứng dụng gọi xe có trụ sở ở Singapore - Grab lại vấp phải cạnh tranh từ một đối thủ còn khá non trẻ: Go-Jek. Tính từ đầu năm 2018 tới nay, Grab đã được rót vốn tới 2 tỷ USD trong đó có 1 tỷ USD từ hãng xe...