6 đặc sản trứ danh mùa thu Nhật Bản
Trời vào thu se lạnh, thưởng thức những món ngon đậm hương vị xứ sở anh đào là trải nghiệm khó quên với thực khách. Đó là súp đựng ấm trà, khoai nướng, hồng sấy…
Yakiimo: Khoai lang nướng là món ăn nhẹ mùa thu phổ biến ở xứ Phù Tang. Vào thời điểm giao mùa, món ăn dân dã này được bày bán phổ biến trên đường phổ, tại các lễ hội… Du khách có thể tìm thấy nhiều hương vị khác nhau như khoai lang đỏ, vàng hay tím. Dưới tiết trời se lạnh, món nướng nóng hổi, ngọt ngào là thức quà đáng thử trong mùa thu nước Nhật. Ảnh: Higuccini.
Matsutake Dobin Mushi: Đây là món súp nấm thượng hạng mang hương vị đặc trưng mùa lá đỏ. Được mệnh danh là “vua của các loại thực phẩm mùa thu”, nấm Matsutake được ưa chuộng bởi mùi thơm, hương vị lôi cuốn. Món súp được phục vụ trong một ấm trà bằng đất sét (dobin). Ảnh: Usmaggiejp.
Video đang HOT
Khi thưởng thức, thực khách sẽ rót súp từ trong ấm ra chén nhỏ, tận hưởng hương vị thơm ngon của món ăn cùng những loại rau đi kèm. Súp có vị ngọt thanh của nước dùng nấm, đậm đà từ tôm, tảo biển, thịt gà. Món súp sẽ ngon hơn khi dùng kèm một vài quả mọng như yuzu hoặc trái cây sudachi xanh da. Ảnh: 1000goku3, eatingwithooney.
Shinmai nghĩa là “lúa mới” (vụ thu hoạch đầu tiên vào mùa thu). Cơm gạo mới được chế biến, đóng gói, bán trong cùng một năm, đảm bảo hương vị không bị biến chất sau thời gian dài. Được nấu từ gạo mới, cơm mềm, mang vị ngọt, dẻo thơm đặc biệt hơn so với các mùa khác trong năm. Ảnh: Mieeee2013.
Khi nấu cơm, người Nhật thường thêm nấm, hạt dẻ, khoai lang, hạt bạch quả để gia tăng hương vị. Trong tiết trời mùa thu, thưởng thức món cơm mới sẽ cho bạn trải nghiệm ẩm thực tinh tế của xứ sở anh đào. Ảnh: Holyfumin.
Oden là món ăn yêu thích của người dân địa phương và du khách trong mùa thu Nhật Bản. Được dùng trong bữa trưa hoặc tối, đây là món súp làm từ đậu nành, trứng luộc, daikon (củ cải Nhật Bản), bánh cá, cuộn bắp cải, đậu phụ nhồi thịt và mochi. Ngoài ra, một số nơi còn biến tấu với rong biển hoặc konnyaku (một loại thạch cứng làm từ khoai tây konnyaku). Hương vị tham đạm, nhẹ nhàng của Oden sẽ khiến bạn thích thú. Ảnh: Ginjirou.star.
Shibui Kaki: Thu về báo hiệu mùa hồng đỏ cam, thơm ngát cả vùng trời Nhật Bản. Từng quả hồng được xâu lại thành dây, treo trước hiên nhà và hong khô trong gió. Dưới nắng thu dịu nhẹ, hồng mất dần vị chát và trở nên thanh ngọt. Hồng sấy là món ăn không thể thiếu của ẩm thực mùa thu. Trong tiết trời se lạnh, thực khách sẽ cảm thấy thi vị khi thưởng thức hồng sấy dịu ngọt, nhâm nhi tách trà ấm nóng. Ảnh: K.detti7, angelberry24.
Khoai nướng mỡ hành
Khoai lang nướng vỏ xem xém cháy, bẻ miếng khoai vẫn còn bốc khói, tươm tươm vị mật, chấm vào chén mỡ hành, vị ngọt của khoai hòa lẫn với vị beo béo của mỡ, mùi thơm của hành và khoai như trộn lẫn trong nhau, phải nói là ngon chi lạ.
Hấp dẫn khoai nướng chấm mỡ hành
"Có củ khoai lang thì luộc ăn đại cho rồi, cầu kỳ chi bắt đem nướng cho vàng thơm, rồi phải đập cho bẹp lép, nát bè ra, rồi phải làm chén mỡ hành beo béo, ngọt ngọt ăn kèm nữa mới chịu. Món ăn ngày mưa, làm xong chắc hết mưa". Bạn tôi than vãn lúc ngồi chờ bà chủ quán lọ mọ nướng khoai.
Những củ khoai lang tròn lẳn, cỡ nắm tay, được bà cẩn thận xếp đều trên vỉ than. Đôi tay chi chít vết đồi mồi của bà cụ liên tục quạt lửa, nhịp nhàng trở khoai. Khi lớp vỏ mấy củ khoai dần dần cháy xém, cũng là lúc mùi thơm ngọt lừng bắt đầu quẩn quanh trong gió. Ngoài trời, mưa vẫn đang trút nước. Cái quán nhỏ xíu xiu của bà cụ nằm xiêu vẹo bên đường, dưới cơn mưa chiều như càng thêm xụp xệ, buồn hiu. Một lần "đụt mưa" như thế đã khiến tôi vô tình gặp lại món ăn thuở bé, lòng bất chợt lại thấy lao xao. Từ ngày cả nhà chuyển ra phố, món khoai nướng mỡ hành thủa ấu thơ dường như cũng bị bỏ lại chốn quê, rồi lặng lẽ nằm yên trong miền ký ức xa thẳm.
Hồi nhỏ, tôi vẫn mê nhất là món khoai nướng mỡ hành của mạ. Cái thuở đói nghèo, nồi cơm lúc nào cũng lẫn thêm ít sắn khoai, thì món khoai nướng mỡ hành của mạ không dưng lại thành món ăn được trông đợi nhất. Còn nhớ những buổi chiều mưa lâm thâm. Căn nhà nhỏ lọt thỏm giữa khu vườn càng thêm mênh mông vắng lặng khi người lớn đều đã ra đồng. Hai chị em tôi thức dậy sau giấc ngủ trưa, sẽ lục đục ra sau chạn bếp tìm thức ăn. Phần quà chiều đôi khi chỉ là lưng chén cơm nguội hay mấy miếng cơm cháy còn sót lại dưới đáy nồi chấm với nước cá kho, nhưng thích nhất là những khi mẹ để dành sẵn mấy củ khoai lang nướng cùng chén mỡ hành bên cạnh.
Mạ thường chuẩn bị món khoai lang nướng cho chúng tôi khi đã nấu nướng xong bữa cơm trưa hôm ấy. Lúc bếp lửa đã gần tàn. Những thanh củi còn sót lại được mạ cẩn thận rút ra khỏi bếp, để dành nhóm lửa lần sau. Đám than hồng cũng đã thôi rực rỡ, tí tách. Mạ vào góc nhà, lấy mấy củ khoai lang được chất đống ở đó, rồi vùi xuống lớp than, sau đó lấp tro lên. Hơi nóng của tro sẽ ngấm từ từ giúp khoai chín dần. Mạ nói, khoai nướng trên lửa than quá lớn, sẽ khiến khoai nhiễm mùi khói, mất đi hương vị tinh khiết vốn có của nó.
Món khoai nướng "ngon hết sẩy" của mạ là nhờ vào chén mỡ hành. Hồi đó, bếp nhà chỉ toàn dùng mỡ heo. Mạ lấy một muỗng mỡ heo, cho vào chảo nóng, sau đó cho ít hành tím thái mỏng vào, phi cho vàng ươm. Những hôm nào mạ có buổi chợ sớm, "tậu" được đôi ba nhánh hành, mạ sẽ thái hành lá thật nhỏ, rồi phi thơm với mỡ. Khoai lang nướng vỏ xem xém cháy, bẻ miếng khoai vẫn còn bốc khói, tươm tươm vị mật, chấm vào chén mỡ hành, vị ngọt của khoai hòa lẫn với vị beo béo của mỡ, mùi thơm của hành và khoai như trộn lẫn trong nhau, phải nói là ngon chi lạ.
Bây giờ, nhìn dĩa khoai nướng mỡ hành của bà cụ bên đường, bỗng dưng thấy nhớ mạ da diết. Nhớ hình ảnh mạ ngày xưa vẫn hay cặm cụi nướng khoai bên bếp lửa, nhớ những kỷ niệm ngày còn mạ mà thương biết bao!
Các món ngon vào mùa thu ở Hàn Quốc Không chỉ có cảnh đẹp, thời tiết lý tưởng, mùa thu là thời điểm người dân Hàn Quốc thưởng thức hồng khô, khoai lang nướng, cua sống ngâm tương... Cua sống ngâm tương là món ăn khá kén người ăn ở Hàn Quốc. Cua được rửa sạch, xé ra, ngâm trong xì dầu và ớt tươi. Nhiều người e ngại món ăn này...