6 “chìa khoá” quan trọng kiểm soát cơ bản dịch Covid-19 tại Việt Nam
Đến thời điểm này, chúng ta vẫn trong “cuộc chiến” phòng chống Covid-19, không chủ quan, lơi là nhưng với kết quả đạt được, có thể tin tưởng rằng, Việt Nam kiểm soát khá tốt dịch bệnh.
Kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên, sau gần 1 tháng, cả nước chỉ có 16 ca mắc Covid-19. Trong gần 1 tuần qua, sau khi phát hiện thêm bé gái 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc nhiễm Covid-19, không có thêm ca nhiễm mới. Đến nay, 7 bệnh nhân đã được chữa khỏi và xuất viện, trong đó có cả bệnh nhân lớn tuổi với nhiều bệnh lý nền như đái tháo đường type 2, cao huyết áp, đã cắt một phần phổi do u và đặt 2 stent mạch vành.
Sau 21 ngày cách ly, điều trị tại BV Chợ Rẫy, chiều 12/2 bệnh nhân người Trung Quốc nhiễm virus corona đầu tiên ở Việt Nam đã khỏi bệnh và xuất viện. (ảnh: Kim Dung-Xuân Ngà/VOV-TPHCM)
Theo thông tin mới nhất của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống bệnh dịch Covid-19, hiện có thêm 6 bệnh nhân đã khỏi bệnh, với kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên đều âm tính với Covid-19, bao gồm 2 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung, Đông Anh và 4 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Dự kiến hôm nay (18/2), cả 6 bệnh nhân này ra viện, nâng tổng số người được điều trị khỏi Covid-19 tại Việt Nam lên 13/16 bệnh nhân.
Cũng theo Ban Chỉ đạo, 2 trong số 3 bệnh nhân còn lại đã có 2-3 lần xét nghiệm âm tính với Covid-19, nhưng do là bệnh nhi 3 tháng tuổi và một bệnh nhân lớn tuổi nên cần điều trị thêm. Còn bệnh nhân cuối cùng, xác định mắc Covid-19 hôm 13/2, đang được điều trị tại huyện Bình Xuyên và chờ kết quả xét nghiệm. Đến nay, một số tỉnh, thành đã bắt đầu đủ điều kiện công bố hết dịch theo quy định của Bộ Y tế.
Có thể khẳng định, để đạt được những kết quả khả quan như vậy, Việt Nam đã phối hợp đồng bộ, kịp thời nhiều biện pháp phòng chống dịch hiệu quả.
Trước hết, phải khẳng định công khai trong phòng chống dịch Covid-19 là một trong những giải pháp quan trọng để chúng ta phòng ngừa, ngăn chặn và khống chế dịch hiệu quả. Việc không công khai ở nơi khởi phát dịch là Vũ Hán (Trung Quốc) đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Video đang HOT
Đến nay, sau khi chính quyền Trung Quốc thông báo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về dịch và có những biện pháp mạnh trong phòng chống dịch, trong đó có việc phong toả, cách ly hoàn toàn Vũ Hán thì đến nay, Trung Quốc vẫn phải đang khắc phục hậu quả nặng nề với con số cả trăm người chết, hàng ngàn người nhiễm dịch Covid-19 mỗi ngày.
Chúng ta công khai ngay từ đầu khi phát hiện bệnh nhân nghi nhiễm. Và ngay sau khi phát hiện bệnh nhân bị nhiễm Covid-19, người đứng đầu Chính phủ đã công bố dịch tại Việt Nam. Công khai trong việc công bố cụ thể các ca bị nhiễm, nghi nhiễm, tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với người nhiễm, người nghi nhiễm, từ đó có biện phát khoanh vùng, cách ly, kiểm soát tốt dịch bệnh.
Có thể nói, công tác kiểm soát của chúng ta khá chặt chẽ và hiệu quả khi được thực hiện đến từng toà nhà, khu phố, thôn xóm, xã/phường, từ đó theo dõi cách ly tại các cơ sở y tế hay tại nhà các trường hợp tùy theo mức độ. Cùng với đó là việc chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, chăm sóc y tế tại các khu cách ly để kiểm soát những người có nguy cơ cao, những người từ vùng dịch trở về để tránh lây lan ra cộng đồng.
Thứ hai, phải khẳng định Việt Nam có hệ thống y tế khá tốt với đội ngũ nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao và tận tâm. Không phải ngẫu nhiên mà WHO đã nhận định, Việt Nam đã xử lý dịch Covid-19 rất tốt. Theo WHO, Việt Nam đã khởi động hệ thống ứng phó ở giai đoạn đầu của dịch – tăng cường giám sát, đảm bảo phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh tại các cơ sở y tế và tăng cường xét nghiệm bên cạnh thực hiện các hoạt động truyền thông và hợp tác đa ngành. WHO đánh giá cao năng lực của Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, đã tăng lên đáng kể.
Và thực tế, trong khi các quốc gia phát triển, trong đó Nhật Bản, Pháp… vẫn có những bệnh nhân tử vong do nhiễm Covid-19, thì Việt Nam đến thời điểm hiện tại không có ca nào tử vong. Hầu hết các ca đã điều trị khỏi xuất viện và sắp xuất viện (3 ca còn theo dõi cơ bản kết quả khá khả quan, chỉ cần theo dõi thêm), trong đó có những ca tuổi cao với nền bệnh nghiêm trọng (như bệnh nhân 66 tuổi người Trung Quốc), lại một lần nữa chứng minh năng lực về y tế của Việt Nam trong ứng phó với các loại dịch bệnh.
Thứ ba, chúng ta đã kịp thời có những giải pháp cách ly địa phương có nhiều bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. Việc cách ly chỉ diễn ra trong vòng 20 ngày, thời gian cần thiết theo khuyến cáo của cơ quan y tế. Đây là giải pháp hiệu quả, trước hết đảm bảo y tế cho những người sống trong vùng dịch và gia đình họ, nếu chẳng may nhiễm Covid-19 thì họ được chưa trị kịp thời và không lây nhiễm cho người thân và cộng đồng. Ngoài việc được chăm sóc y tế, những người trong xã bị cách ly (chỉ có một xã là Sơn Lôi, Vĩnh Phúc có tới 6 người bị nhiễm Covid-19 và hàng chục người nghi nhiễm) được chăm lo về đời sống với 40.000 đồng/người.
Thứ tư, khi bắt đầu có quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng tránh dịch Covid-19, nhiều người cho rằng, không cần thiết phải như vậy, chúng ta đang làm quá lên. Nhưng đến nay, có thể thấy, đây chính là một trong những giải pháp quan trọng để kiểm soát dịch bệnh.
Vì theo khuyến cáo của WHO, một người nhiễm Covid-2019 có thể lây cho 2,2 người, cùng với thời gian ủ bệnh khá dài của dịch Covid-19, nếu chúng ta không kiểm soát tốt, nhất là những nơi có nguy cơ lây lan bệnh nhiều nhất là nơi công cộng, trong đó có trường học thì hậu quả sẽ khôn lường. Bởi thực tế, dù có được nhắc nhở các biện pháp phòng tránh, nhưng với đặc trưng là lứa tuổi học trò hiếu động, dễ quên và chưa có ý thức cao thì các em dễ dàng bỏ qua các cảnh báo.
Thứ năm, để có kết quả khả quan trong phòng dịch Covid-19, không thể không kể đến hiệu quả của truyền thông đã bám sát, phản ánh kịp thời các thông tin về dịch bệnh, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế cũng như các phòng tránh hiệu quả để người dân có thông tin chính xác về dịch bệnh cũng như cách phòng chống dịch, để người dân cảnh giác, không chủ quan với dịch nhưng cũng không quá hoang mang, hoảng sợ.
Thứ sáu, các cơ quan chức năng đã kịp thời phát hiện, xử lý những đối tượng đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, tung tin thất thiệt. Qua việc xử lý này cũng răn đe các đối tượng khác manh nha gây rối việc phòng chống dịch, cũng như cảnh báo người dân phân biệt được các thông tin chính thống từ các cơ quan chức năng, cảnh giác với các thông tin trôi nổi, gây hoang mang trên mạng xã hội.
Có thể nói, đến thời điểm này, mặc dù chúng ta vẫn trong “cuộc chiến” phòng chống Covid-19, không chủ quan nhưng cũng không quá sợ hãi, bởi với những kết quả đạt được, có thể hoàn toàn tin tưởng rằng, Việt Nam đang kiểm soát khá tốt dịch bệnh.
Chắc chắn, với sự chung sức đồng lòng của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương và tất cả người dân, dịch Covid-19 sẽ bị đẩy lùi./.
Theo VOV
Dịch COVID-19: Phê bình một số địa phương coi người Vĩnh Phúc là "đối tượng" phải cách ly
Sáng 17/2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phê bình một số địa phương có biểu hiện cực đoan, coi người Vĩnh Phúc là "đối tượng" phải cách ly.
Họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Đình Nam
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, thời gian qua, một số địa phương đã vào cuộc chống dịch rất quyết liệt, đồng bộ, song, do hiểu chưa đúng nên đã có hành vi ứng xử chưa phù hợp.
Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhắc nhở, phê bình một số địa phương, do hiểu chưa đúng về tình hình dịch bệnh tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc nên ứng xử chưa đúng, thậm chí còn có biểu hiện cực đoan, coi người Vĩnh Phúc là "đối tượng" phải cách ly.
Cùng với đó, Phó Thủ tướng cũng phê bình việc tỉnh Quảng Ninh không cho du thuyền (không đi qua vùng dịch) cập cảng.
Hiện, toàn tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có dịch COVID-19 tại xã Sơn Lôi. Tỉnh Vĩnh Phúc đã khoanh vùng, kiểm soát, cách ly chặt chẽ các trường hợp nghi mắc bệnh theo quy định. Nhờ đó, từ thời điểm xuất hiện ca mắc bệnh gần nhất (13/2), nước ta chưa xuất hiện thêm ca mắc mới.
Đáng chú ý, việc điều trị cho các ca mắc COVID-19 đều tiến triển khả quan. Trong số 11 ca mắc COVID-19 ở Vĩnh Phúc, 5 người đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, 6 người còn lại được cách ly và điều trị tại địa phương.
Các chuyên gia y tế khẳng định: Việt Nam có đủ năng lực, kinh nghiệm, tự tin chữa khỏi bệnh COVID-19 bằng các phương pháp điều trị khác mặc dù chưa có thuộc đặc trị hay vaccine phòng bệnh.
Để chủ động phòng dịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch cùng Bộ Y tế kiến nghị các địa phương phải cách ly các đối tượng đến từ vùng dịch trong vòng 14 ngày, không được nhập cảnh vào Việt Nam. Trường hợp hành khách đi tàu biển mà trên đó đã có người nhiễm bệnh thì coi như đã đi qua vùng dịch, không được nhập cảnh vào Việt Nam và phải cách ly y tế theo quy định.
Theo viettimes
Dịch Covid-19: Kỳ thị người dân Vĩnh Phúc là sai lầm vì... Ông Phu cho rằng, nếu có hiện tượng khách sạn từ chối nhận người dân từ Vĩnh Phúc thì cần xử phạt khách sạn đó để làm gương. Trước thông tin cách ly toàn bộ người dân xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc để phòng chống dịch COVID-19 (nCoV), nhiều người tỏ ra lo ngại khi tiếp xúc với người đến từ...