6 câu hỏi thường gặp về ung thư buồng trứng
Shannon Westin – Phó giáo sư trung tâm Ung thư phụ khoa và Y học sinh sản tại ĐH Texas chia sẻ một số câu hỏi thường gặp về ung thư buồng trứng.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ung thư buồng trứng chiếm tỷ lệ cao trong các loại bênh ung thư ở phụ nữ, nhưng không nhiều người biết về các yếu tố nguy cơ cũng như dấu hiệu cảnh báo sớm về căn bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về ung thư buồng trứng mà Phó giáo sư Shannon Westin tổng hợp lại.
Ung thư buồng trứng có thể chữa trị thành công nếu phát hiện sớm ở giai đoạn đầu. Ảnh: iStock.
Phụ nữ sau khi cắt tử cung vẫn có thể bị ung thư buồng trứng?
Phụ nữ sau khi cắt tử cung vẫn có thể bị ung thư buồng trứng hoặc một loại ung thư liên quan chặt chẽ được gọi là ung thư phúc mạc nguyên phát, nguy cơ phụ thuộc vào loại phẫu thuật cắt tử cung đã thực hiện trước đó, bác sĩ Westin giải thích. Bởi cắt tử cung một phần (chỉ cắt bỏ tử cung) và cắt tử cung toàn phần (loại bỏ tử cung và cổ tử cung) đều để lại buồng trứng nguyên vẹn, có nghĩa là vẫn có thể phát triển ung thư buồng trứng.
Không có buồng trứng, nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng giảm đáng kể, nhưng vẫn có rủi ro nhỏ là phát triển một loại ung thư trông giống và hoạt động như ung thư buồng trứng. Đây được gọi là ung thư phúc mạc nguyên phát. Nó ảnh hưởng đến các tế bào trong phúc mạc, bao phủ các cơ quan bụng. Tuy nhiên, nguy cơ ung thư phúc mạc nguyên phát là thấp – thấp hơn nhiều so với nguy cơ ung thư buồng trứng suốt đời nếu buồng trứng vẫn còn nguyên.
Bột talcum liên quan thế nào đến việc gây ung thư buồng trứng?
Taclcum được dùng nhiều trong ngành sản xuất mỹ phẩm. Nếu bột talcum được sử dụng ở vùng sinh dục, các hạt bột có thể đi qua âm đạo, tử cung và ống dẫn trứng đến buồng trứng, nơi chúng có thể gây viêm có thể dẫn đến ung thư.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ tháng 1/2020, xem xét hơn 250.000 phụ nữ trong nhiều thập kỷ, các tác giả kết luận rằng không có mối liên quan đáng kể giữa việc sử dụng Talc trong khu vực sinh dục và khả năng phát triển ung thư buồng trứng. Nhưng các nhà khoa học cũng lưu ý nghiên cứu này không quá lớn để nhận ra nguy cơ ung thư buồng trứng của chúng.
Video đang HOT
Ăn đậu nành gây ung thư buồng trứng?
Đậu nành có làm tăng rủi ro ung thư buồng trứng không là băn khoăn của rất nhiều phụ nữ. Thực tế, đậu nành chứa isoflavone – những chất có thể hoạt động giống như hormone estrogen trong cơ thể. Về mặt lý thuyết, isoflavone có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nhạy cảm với estrogen của phụ nữ, như ung thư buồng trứng. Nhưng estrogen thực vật dường như yếu hơn nhiều so với estrogen của con người.
Một số bằng chứng khác cho thấy isoflavone có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư buồng trứng, bằng cách ngăn chặn estrogen tự nhiên mạnh hơn trong máu, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ. Một nghiên cứu khác cũng phát hiện ra những phụ nữ có mức tiêu thụ isoflavone cao có tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng tương đối thấp. Ung thư buồng trứng cũng ít phổ biến hơn ở các nước châu Á, nơi người dân có chế độ tiêu thụ nhiều đậu nành.
Phó giáo sư Shannon Westin cho biết, thực phẩm đậu nành, như đậu phụ, tempeh, edamame, miso và sữa đậu nành là nguồn protein tốt. Đậu nành cũng giúp giảm bệnh tim và giảm cholesterol.
Làm thế nào để phát hiện ung thư buồng trứng sớm?
Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết, chỉ có khoảng 20% ca ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn đầu, trước khi lan rộng. Lý do là, hiện tại, không có xét nghiệm sàng lọc chuẩn hoặc thường quy cho ung thư buồng trứng. Một vấn đề khác là các triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng có xu hướng mơ hồ và dễ bỏ qua.
Ung thư buồng trứng được biết đến như một kẻ giết người thầm lặng, nhưng thực tế nó vẫn tồn tại những triệu chứng nhất định chỉ là các triệu chứng này dễ được quy cho các nguyên nhân khác. Ví dụ, nếu cảm thấy đầy hơi hoặc đau bụng, bạn có thể nghĩ đó là vì thức ăn. Đó là lý do tại sao ung thư buồng trứng khó phát hiện sớm, Shannon Westin lý giải.
Bạn nên tìm gặp bác sĩ để tư vấn nếu gặp bất kỳ vấn đề nào sau đây hàng ngày hoặc gần như hàng ngày trong hai tuần: đầy hơi, đau vùng chậu hoặc bụng, đau dạ dày, táo bón, khó ăn hoặc cảm thấy no nhanh, các triệu chứng tiết niệu như khẩn cấp (luôn cảm thấy như bạn phải đi) hoặc tần suất (phải đi thường xuyên); cực kỳ mệt mỏi, đau lưng, đau khi quan hệ.
Nếu bạn có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng do hội chứng di truyền (như hội chứng Lynch), đột biến gen BRCA hoặc tiền sử gia đình về ung thư vú và buồng trứng, bác sĩ có thể đề nghị sàng lọc thường xuyên bằng siêu âm qua màng cứng (sử dụng một thiết bị để phát ra sóng âm thanh tạo ra hình ảnh của các cơ quan vùng chậu), cũng như xét nghiệm CA125 (đo mức protein trong máu có thể cao bất thường ở phụ nữ bị ung thư buồng trứng).
U nang buồng trứng có trở thành ung thư?
Nó có thể, nhưng không nhiều khả năng. U nang buồng trứng là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng có thể phát triển trong hoặc trên buồng trứng của người phụ nữ. Hầu hết các u nang đều vô hại và xảy ra như một phần bình thường của quá trình rụng trứng (giải phóng trứng). Chúng được gọi là u nang chức năng và thường biến mất trong vòng vài tháng mà không cần điều trị.
Rất hiếm khi, một u nang buồng trứng có thể chuyển thành ung thư. Nếu bạn có một u nang, bác sĩ sẽ đề nghị bạn theo dõi nó để chắc chắn rằng nó không tiếp tục phát triển. Nếu một u nang bắt đầu phát triển lớn hơn hoặc gây ra các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ.
Phương pháp điều trị sinh sản làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng?
Một số phương pháp điều trị sinh sản sử dụng hormone khiến nhiều người lo ngại nguy cơ ung thư được kích thích bởi các hormone này, bao gồm cả ung thư buồng trứng.
Nhiều nghiên cứu đã kiểm tra mối liên quan có thể có giữa thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và việc sử dụng các loại thuốc sinh sản như Clomid (clomiphene citrate) và nguy cơ ung thư buồng trứng. Nhưng kết quả đã mâu thuẫn, với một số báo cáo tăng rủi ro nhỏ và một số tìm thấy không có rủi ro tăng lên, theo Viện Ung thư Quốc gia.
Một số nguyên nhân gây vô sinh, chẳng hạn như béo phì và lạc nội mạc tử cung, cũng có thể làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư buồng trứng.
'Ung thư sẽ thức tỉnh bạn'
Po Lee từng lao đầu vào công việc thâu đêm, cho đến khi cô được bác sĩ chẩn đoán ung thư buồng trứng giai đoạn 1C.
Ảnh minh họa
Công việc từng là lẽ sống của Po Lee. Cô làm việc thâu đêm, thích thức ăn nhanh và thường xuyên ăn mì gói. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của cô
Lee đã chịu đựng những cơn đau hành kinh dữ dội từ khi còn trẻ và thường dùng thuốc giảm đau. Các bác sĩ nghi ngờ cô có thể bị lạc nội mạc tử cung - tình trạng các mô hình thành nên lớp niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển ở những nơi khác, chẳng hạn buồng trứng và ống dẫn trứng. Đó là nguy cơ dẫn đến ung thư biểu mô nội mạc tử cung, căn bệnh cô đang mắc phải.
Kiệt sức, có ý định tự tử, tháng 12/2018, Lee quyết định tìm sự giúp đỡ, tư vấn tâm lý từ các chuyên gia. Đến tháng 4/2019, Lee biết mình mắc thêm bệnh ung thư buồng trứng và quyết tâm thay đổi lối sống.
Lee đã tham gia và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ miễn phí của Trung tâm Hỗ trợ Phụ nữ thuộc Quỹ Ung thư Hong Kong (HKCF). Tại đây, các cuộc nói chuyện về dinh dưỡng đã truyền cảm hứng cho cô thay đổi lại chế độ ăn uống của mình.
"Tôi đã biết rằng các đồ chiên có một số đặc tính gây ung thư. Họ cũng dạy tôi ăn nhiều rau hơn", Lee nói.
Cô cũng biết được rau chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, những loại rau tốt nhất gồm atisô, cải xoăn, bắp cải đỏ, đậu, củ cải và rau chân vịt. Cô cũng học cách lựa chọn protein lành mạnh, chẳng hạn như đậu phụ và thịt gà không chứa hóc môn.
Lee cũng tập thể dục mỗi tuần, nhảy Zumba hoặc các bài tập Pilates. Cô được kiểm tra sức khỏe sinh sản thường xuyên, siêu âm hàng năm.
Lee đã trải qua ca phẫu thuật cắt tử cung trước khi trải qua một đợt hóa trị. Điều này khiến cô mãn kinh sớm. Người chồng động viên cô sẽ không có vấn đề gì khi cô không thể sinh con, vì tính mạng của cô quan trọng hơn. Gia đình và mọi người sẽ luôn bên cô.
Khi Lee muốn nghỉ việc để tập trung chăm sóc sức khỏe, sếp của cô đã ủy thác một phần khối lượng công việc của cô cho người khác. Lee không làm việc thâu đêm nữa. Bây giờ Lee nhận ra công việc chỉ là một phần nhỏ của cuộc sống, việc phát triển một sở thích mới hoặc học một cái gì đó mới có lẽ sẽ bổ ích hơn.
Bác sĩ Tse Ka-yu, Phó giáo sư lâm sàng thuộc khoa Sản Phụ tại Đại Học Hong Kong, cho biết: "Các trường hợp ung thư nói chung đang gia tăng. Ung thư buồng trứng có xu hướng xảy ra với phụ nữ trong và sau thời kỳ mãn kinh. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 80% đến 90%. Tuy nhiên không có cách sàng lọc nào tốt cho ung thư buồng trứng, ngay cả xét nghiệm CA 125 (xét nghiệm đo lượng kháng nguyên ung thư protein CA125 trong máu)"
Ung thư buồng trứng là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 của phụ nữ Hong Kong, đa số ở các bệnh nhân độ tuổi 50. Cơ quan Đăng ký Ung Thư Hong Kong đã ghi nhận 651 trường hợp trong năm 2017, tăng từ 598 ca của năm 2016 và 578 vào năm 2015.
"Căn bệnh là kẻ giết người thầm lặng", Lee nhấn mạnh. Một số bệnh nhân hầu như không có triệu chứng gì và đi khám thì đã đến giai đoạn cuối. Một trong số triệu chứng có thể là đầy hơi, ở giai đoạn sau, phụ nữ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, cảm thấy chán ăn, giảm cân hoặc thay đổi thói quen đại tiện, chẳng hạn như thường xuyên muốn đi vệ sinh nhưng lại không đi được.
"Nếu bạn thấy bất cứ điều gì bất thường, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, không nên coi thường các triệu chứng có vẻ lành tính nhưng kéo dài", Lee gửi lời tới các phụ nữ.
Coi chừng nhầm lẫn đau bụng kinh với bệnh lý khác Đau bụng kinh thường gặp ở thời điểm trước và đang có kinh kỳ. Điều cần lưu ý là coi chừng nhầm lẫn đau bụng kinh với bệnh lý phụ khoa khác. Đau bụng kinh là triệu chứng của hơn 50% phái nữ trước và trong lúc hành kinh - Ảnh minh họa: Shutterstock Đó là thông tin do bác sĩ Võ Triệu...