6 căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mà bạn nên biết
Bạn thường nghĩ phụ nữ thì sẽ hay mắc bệnh phụ khoa? Thực tế, phụ nữ còn có nhiều nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, ung thư, vô sinh…
Các bệnh thường gặp ở phụ nữ phần nhiều là do tuổi tác, trong đó có thể kể đến như ung thư vú, các vấn đề liên quan đến tim mạch và sinh sản. Dưới đây là 6 căn bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ và cách để phòng tránh.
1. Các bệnh về tim mạch
Theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), bệnh về tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ, khiến cứ 3 phụ nữ thì có 1 người tử vong mỗi năm.
Khi cơn đau tim xuất hiện, thông thường bên phần ngực trái sẽ có cảm giác đau thắt lại. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các dấu hiệu của cơn đau tim có thể biểu hiện khác đi đôi chút ở phụ nữ, dẫn đến chẩn đoán bệnh sai. Dấu hiệu của cơn đau tim ở phụ nữ có thể bị bỏ qua là buồn nôn, đau quai hàm, đau vai hay thở gấp.
Để phòng ngừa bệnh tim mạch, bạn nên bắt đầu kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, lượng đường trong máu và mức cholesterol. Chế độ ăn uống khoa học, loại bỏ thuốc lá, rượu bia cũng sẽ giúp bạn đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tim.
2. Tình trạng vô sinh
Theo thống kê của CDC, có khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44 phải rất chật vật với việc thụ thai hay giữ lại thai nhi. Lý do phổ biến có thể khiến phụ nữ gặp vấn đề về khả năng sinh sản là lạc nội mạc tử cung và hội chứng buồng trứng đa nang. Nhưng trong nhiều trường hợp, bác sĩ vẫn khó tìm ra nguyên nhân xác định.
Có một số dấu hiệu có thể khiến bạn rơi vào nhóm phụ nữ có nguy cơ vô sinh cao. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn hay lượng máu kinh thay đổi thất thường,… thì có thể đó là triệu chứng suy hoàng thể hoặc viêm nội mạc tử cung. Hai bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến buồng trứng và khó thụ thai.
Bạn nên quan hệ tình dục an toàn, tránh nạo phá thai nhiều lần hay hạn chế thói quen thụt rửa âm đạo quá mạnh. Bạn cũng cần khám sức khỏe định kỳ và lưu ý đến những dấu hiệu bất thường ở “cô bé”.
Video đang HOT
3. Hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa không phải là tên một căn bệnh cụ thể mà là một nhóm bệnh xảy ra đồng thời và có khả năng dẫn đến bệnh động mạch vành, đột quỵ hoặc tiểu đường tuýp 2. Các hội chứng chuyển hóa thường gặp là huyết áp cao, đường huyết tăng, mỡ bụng dư thừa và lượng cholesterol trong máu cao bất thường.
Tổ chức Y tế Thế giới chẩn đoán một người mắc hội chứng chuyển hóa khi có từ 3 yếu tố trở lên trong các yếu tố sau:
Huyết áp 130/85mmHgTriglycerid máu 150mg/dlLượng glucose máu khi đói 100mg/dlHDL-C Vòng bụng 90cm (đối với nam), vòng bụng 80cm (đối với nữ)
Bạn nên hạn chế chất béo bão hòa và tăng cường các loại trái cây, rau củ quả, cá và các loại hạt trong khẩu phần ăn. Nếu đang ở vào tình trạng thừa cân, bạn cũng cần đặt mục tiêu giảm từ 7 – 10% trọng lượng cơ thể hiện tại.
4. Các vấn đề về thần kinh
Phụ nữ thường có nguy gặp các vấn đề thần kinh như lo âu, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực nhiều hơn so với nam giới. Những căng thẳng gặp phải trong cuộc sống lâu ngày sẽ tạo thành một áp lực lớn, đè nén tâm trí, khiến nhiều phụ nữ dần bị rối loạn tâm lý lúc nào không hay.
Tiền sử gia đình có người bị trầm cảm, lạm dụng rượu, ma túy, hay thay đổi công việc… cũng có thể khiến phụ nữ gặp nhiều vấn đề về tâm lý. Các bệnh về tâm lý và thần kinh cũng thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới do trầm cảm sau khi sinh hay khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh.
Thói quen ngồi thiền trong 2 – 5 phút mỗi ngày có thể giảm bớt sự lo lắng, giúp tâm trạng của bạn tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên suy nghĩ điều tích cực và đặt ra những mục tiêu nằm trong khả năng để giảm thiểu căng thẳng.
5. Ung thư vú
Theo CDC, ung thư vú chính là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ dù ở bất kỳ độ tuổi hay chủng tộc nào. Mặc dù có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư nhưng yếu tố chính yếu nhất là do tuổi tác.
Bạn có thể thực hiện xét nghiệm để xác định nếu có đột biến có khả năng khiến bạn phát triển ung thư vú. Theo Mayo Clinic, phụ nữ nên thực hiện chụp quang tuyến vú (chụp nhũ ảnh) khi bước qua độ tuổi 40 và nên kiểm tra lại vào mỗi năm.
Bác sĩ khuyến cáo bạn nên tầm soát ung thư ngay từ sớm nếu có nhiều hơn hai người phụ nữ trong gia đình bạn được chẩn đoán mắc ung thư vú.
6. Các bệnh tự miễn
Phụ nữ mắc các bệnh tự miễn với tỷ lệ cao gấp 2 lần so với nam giới (6,4% ở nữ so với 2,7% ở nam). Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn một phần của cơ thể như khớp hoặc da là ngoại lai và giải phóng các protein gọi là tự kháng thể để tấn công các tế bào khỏe mạnh.
Các bệnh chủ yếu là do di truyền trong gia đình. Điều này có nghĩa là những phụ nữ trong cùng một gia đình có thể không mắc cùng một bệnh nhưng nhiều khả năng sẽ mắc các bệnh trong nhóm tự miễn. Một số bệnh thường gặp là lupus ban đỏ hệ thống, tiểu đường, đa xơ cứng, bệnh viêm ruột, viêm khớp dạng thấp…
Lịch khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/năm sẽ giúp bạn phát hiện sớm nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Bạn cũng cần thường xuyên vận động bằng cách chọn cho mình môn thể thao phù hợp để luyện tập đều đặn mỗi ngày.
Phụ nữ vẫn thường hay quan tâm chăm sóc vẻ ngoài của mình sao cho luôn xinh đẹp và hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, bạn đừng quên rằng sức khỏe mới là điều luôn rất quan trọng và cần được quan tâm hàng đầu. Khi đã hiểu rõ những nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra với mình, bạn hãy tự chủ động phòng tránh ngay từ bây giờ nhé.
Theo Hellobacsi
Kiểm tra sức khỏe định kỳ, hội chị em cần lưu ý gì?
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn nắm rõ mình có nguy cơ mắc bệnh gì, từ đó có phương hướng điều trị bệnh kịp thời và tránh để lại di chứng trong tương lai.
Tại sao nữ giới nên tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm?
Con gái khi đã trải qua giai đoạn dậy thì cũng là lúc cơ quan sinh sản bắt đầu phát triển hoàn chỉnh. Theo thời gian, khi tuổi tác càng tăng thì nguy cơ rối loạn các hormone bên trong cũng càng cao. Điều này vô tình làm tăng nguy cơ khiến phái nữ dễ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan tới vùng phụ khoa. Chính vì vậy, việc đi khám sức khỏe định kỳ sẽ là thói quen giúp bạn phát hiện sớm các bệnh về phụ khoa, từ đó có phương hướng điều trị cụ thể để ngăn ngừa những biến chứng xấu xảy ra.
Bên cạnh đó, do đặc điểm cơ thể nữ giới bao gồm cả cơ quan sinh sản nên vấn đề chăm sóc sức khỏe vùng phụ khoa lại càng là điều đáng lưu tâm. Bởi nếu phát hiện bệnh phụ khoa càng sớm thì khả năng chữa bệnh dứt điểm lại càng cao, thậm chí còn giảm nguy cơ ác tính và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ung thư vùng phụ khoa cao.
Khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, có 4 yếu tố cần đặc biệt lưu tâm
- Tuyến vú: Đây là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng đối với phái nữ. Nó không chỉ là cơ quan tạo nên nét hấp dẫn giới tính mà còn là nơi đảm nhiệm chức năng nuôi con bằng sữa mẹ. Đa phần phái nữ có nguy cơ tăng sinh tuyến vú sau kỳ sinh nở. Mặc dù các trường hợp tăng sinh không gây cảm giác khó chịu nhưng khi đã sờ thấy có khối u tương đối rõ rệt ở hai bên ngực thì bạn nên nhanh chóng đi kiểm tra vùng ngực của mình để có phương hướng điều trị cụ thể.
Thêm nữa, bạn nên duy trì thói quen kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện khối u tăng sinh có gây biến chứng bất thường gì hay không.
- Tử cung: Từ khoảng 30 - 50 tuổi thì u xơ tử cung là căn bệnh mà phái nữ có nguy cơ gặp phải rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do hormone Progestogen và Estrogen trong cơ thể tăng cao. Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung cao thường là người béo phì, cao huyết áp, rong kinh, tiểu đường... và nếu không phát hiện sớm thì rất dễ dẫn đến bệnh ung thư nội mạc tử cung.
- Cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung được xem là căn bệnh rất hay gặp phải ở phái nữ. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt hormone estrogen, thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách, viêm nhiễm HPV... Bên cạnh đó, nếu chức năng kháng nhiễm của cổ tử cung và bộ phận âm đạo quá kém, lại thêm việc quan hệ thường xuyên cũng dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao hơn. Do đó, bạn nên dành thời gian kiểm tra vùng cơ quan này để bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt nhất.
- Tâm lý: Ngoài kiểm tra thể chất thì sức khỏe tâm lý cũng là điều cần để ý ở phái nữ. Đặc biệt, với những người công việc đòi hỏi luồng áp lực cao thì tâm lý càng dễ bị dao động và dễ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực. Vậy nên, khi cảm thấy tâm trạng đang rất bứt rứt, khó chịu thì bạn hãy chủ động đi kiểm tra để cân bằng lại vùng đầu não của mình.
Theo Helino
Người phụ nữ òa khóc khi biết mắc bệnh phụ khoa vì thói quen ăn uống nhiều chị em mắc Dù đã lấy chồng vài năm nhưng cô Nghiêm mãi không có con. Đến khi đi khám bác sĩ kết luận bị ung thư nội mạc tử cung, cô mới ngỡ ngàng khi biết lý do mắc bệnh. Chúng ta đều biết béo phì là "thủ phạm" gây hại sức khỏe rất nhiều, nó không chỉ gây ra các bệnh mãn tính khác...