6 căn bệnh dễ lây nhiễm qua nụ hôn
Nụ hôn là cách để mọi người thể hiện tình cảm với nhau, nhưng nụ hôn có thể chứa hàng trăm loại vi khuẩn khác nhau.
Qua cách tiếp xúc miệng – miệng có một số sinh vật được truyền qua nụ hôn có thể gây những căn bệnh nguy hiểm.
Một số sinh vật được truyền qua nụ hôn có thể gây những căn bệnh nguy hiểm. (Ảnh minh họa: Internet)
Herpes miệng
Vi-rút Herpes simplex (HSV) có thể gây nên nhiễm khuẩn da cấp tính và biểu hiện mụn nước thành nhóm trên nền da đỏ.
Herpes là một loại bệnh mụn rộp rất phổ biến ở các vùng như: môi, mũi, má, bộ phận sinh dục, tầng sinh môn. Bệnh lây nhiễm qua hai loại vi-rút Herpes Simplex (HSV). Trong đó, HSV týp 1 gây ra bệnh Herpes miệng, môi, HSV týp 2 gây ra bệnh Herpes sinh dục và hậu môn.
Herpes miệng là loại bệnh lây truyền trực tiếp qua đường miệng, các vết thương bị hở, tổn thương ở môi (khô, nứt môi, chấn thương…), chấn thương răng – miệng (nhổ, trám răng…) và các tuyến nước bọt, đặc biệt có thể lây qua một nụ hôn.
Đặc biệt, nếu kết hợp quan hệ tình dục bằng đường miệng và hôn nhau, người bệnh có thể sẽ mắc cả hai loại vi-rút trên.
Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu đau, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước, sau đó nổi mụn nước thành chùm trên nền da đỏ, xuất hiện các mụn rộp xung quanh khu vực miệng.
Thông thường, Herpes sẽ tự khỏi và lành lại trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 ngày. Trong một trường hợp nghiêm trọng, bệnh khiến miệng hoặc họng bị loét, khiến hạch bạch huyết ở cổ sưng rộp, việc chữa trị sẽ lâu hơn.
Cúm
Vi-rút cúm dễ lây lan qua nụ hôn.
Bệnh cúm là bệnh lây truyền do vi-rút cúm (có nhiều chủng vi-rút gây bệnh cúm). Bệnh thường được xem là bệnh đường hô hấp nhưng có ảnh hưởng đến toàn thân.
Video đang HOT
Vi-rút cúm lây lan từ người sang người thông qua dịch tiết đường hô hấp khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi, hôn nhau.
Vi-rút cúm lây lan với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là trong môi trường đông đúc như văn phòng, công sở, phòng điều hòa.
Triệu chứng thường gặp là đau cơ, nhức đầu, đau họng, sốt cao và chảy nước mũi. Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh, gây thành dịch và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Thời gian mắc cúm thường phải mất 10 ngày. Đặc biệt, bệnh cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm: viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai – mũi – họng… có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Viêm màng não do vi-rút
Viêm màng não là tình trạng viêm màng bao phủ não và tủy sống. Nhiễm vi-rút là nguyên nhân thường gặp gây viêm màng não.
Có một số loại vi-rút khác nhau (bao gồm enterovirus, coxsakieviruses và echoviruses) gây viêm màng não, lây truyền qua những cách khác nhau, trong đó có lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch hô hấp (như nước bọt, đờm hoặc là dịch mũi) của người bị nhiễm.
Điều này thường xảy ra qua việc hôn hít hoặc bắt tay với người nhiễm hoặc là đụng vào vật nào đó mà đã được người nhiễm cầm, nắm và rồi sau đó chà (sờ) vào mũi hoặc miệng của bạn.
Triệu chứng của viêm màng não do vi-rút có thể xuất hiện nhanh chóng hoặc cũng có thể sau vài ngày, thường là sau khi bị cảm lạnh hoặc là chảy mũi, tiêu chảy, nôn ói hoặc những dấu hiệu khác của lây nhiễm biểu hiện ra.
Triệu chứng thường gặp là: sốt cao, đau đầu nhiều, cứng cổ, nhạy cảm với ánh sáng, mệt mỏi, buồn nôn, không muốn ăn uống…
Nếu thấy một trong số những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay bởi vì bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
Quai bị
Quai bị là bệnh do vi-rút thuộc họ Paramyxoviridae gây ra.
Quai bị là bệnh do vi-rút thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp dẫn đến sự truyền nhiễm bệnh cho người khác và dễ trở thành dịch. Vi-rút gây bệnh có thể lây trực tiếp bằng đường hô hấp như hắt hơi, ăn chung chén, đũa và hôn nhau.
Dấu hiệu đầu tiên của quai bị là sưng tuyến nước bọt quanh tai do bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến khu vực này. Bên cạnh đó, bệnh nhân quai bị có thể sốt, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi và chán ăn.
Tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng nếu bệnh quai bị không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng như: tổn thương hệ thân kinh, viêm buồng trứng ở nữ, viêm tinh hoàn ở nam giới, nên nguy cơ vô sinh hiếm muộn tăng cao…
Nấm má
Nấm má là một trong những căn bệnh phổ biến dễ lây khi hôn nhau. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những nốt sùi trên vùng má, mặt. Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành khi tiếp xúc da – da, chạm vào phần cơ thể (môi, má) đang có tổn thương do nấm.
Vi khuẩn, chất nhầy và các loại tạp chất khác tồn tại trong miệng có thể tích tụ thành mảng bám. Đánh răng, súc miệng hàng ngày có thể loại bỏ chúng mặc dù không hoàn toàn, mảng bám có thể vẫn tích lại dưới lợi và tạo thành bệnh viêm nướu. Vi khuẩn gây bệnh răng lợi, viêm nướu có thể truyền nhiễm qua nụ hôn, khi người lành tiếp xúc với nước bọt chứa vi khuẩn gây viêm của người bệnh.
Lời khuyên của thầy thuốc
Dù hôn nhau là một cách lây truyền bệnh tật, nhưng không vì thế mà mọi người từ bỏ nụ hôn. Vì vậy, bạn hãy cứ thoải mái thể hiên tình cảm của mình. Khi thấy có các dấu hiệu bệnh như trên thì cần đi khám ngay để được điêu trị kịp thời, tránh các biến chứng.
BS. Hoàng Hà
Theo Suckhoedoisong.vn
Tía tô với công dụng làm da trắng hồng từ bên trong
Tía tô vừa là vị thuốc quí trong dân gian, chữa bách bệnh, lành tính vừa có công dụng làm đẹp tuyệt vời cho làn da.
Tía tô giúp dưỡng da sáng đẹp từ bên trong, tái tạo làn da giúp da trở nên trắng hồng hơn. Bên cạnh đó, tía tô khi sử dụng thường xuyên và lâu dài có thể chữa lành da bị mụn hoặc mụn ẩn, hạn chế vết nám má, tàn nhang, vết nhăn...thích hợp với mọi loại da.
Tía tô chứa nhiều chất dinh dưỡng, các vitamin A, C... dưỡng chất Ca, Fe, P...rất tốt cho toàn cơ thể, đặc biệt là làn da. Đây cũng là loại thảo dược quí mà người Nhật Bản đã sử dụng từ xưa đến nay để bảo vệ sức khỏe.
1. Uống nước tía tô
Uống nước tía tô đều đặn mỗi ngày sẽ giúp da bạn trở nên mịn màng thấy rõ. Khi uống trà nấu từ lá tía tô khô, bạn nên uống từ từ, mỗi lần nhấp từ 1-2 ngụm nhỏ. Như vậy, dưỡng chất từ tía tô sẽ ngấm dần vào cơ thể, kích thích trao đổi chất và tái tạo da, đem lại hiệu quả trắng sáng và mịn màng.
Cách sử dụng:
Tía tô đem phơi nắng khô cho khô rồi dùng như nấu trà bình thường. Bạn nên uống nước tía tô nhiều lần trong ngày. Nước tía tô nấu có mùi thơm nhẹ chứ không có mùi hang hay khó uống. Nước tía tô giúp tái tạo da mới li ên tục, cải thiện da khô v à chống lão hóa.
Tuy nhiên, do tía tô có tính nóng (d ùng để giải cảm lạnh) nên sẽ thích hợp dùng vào những ngày lạnh hơn để tránh tăng nhiệt cơ thể.
Tắm nước tía tô
Tắm nước tía tô là cách làm trắng da an toàn và hiệu quả lâu dài, loại bỏ tế bào chết và tăng cường độ ẩm cho da. Da bạn sẽ trở nên căng mịn, có độ đàn hồi cao và trắng sáng hơn nhiều so với tước khi sử dụng.
Cách sử dụng:
Đun sôi cả cành và lá tía tô khô hoặc tươi trong nước khoảng 15 phút cho dưỡng chất trong tía tô hòa vào nước. Pha thêm nước lạnh để tắm. Thực hiện đều đặn 4 lần/ tuần để đạt kết quả như mong đợi.
Lưu ý, cũng giống như các loại thảo mộc dưỡng da khác, trong khi sử dụng tía tô bạn nên bảo vệ da cẩn thận trước ánh nắng mặt trời để đạt hiệu quả cao nhất.
Đắp mặt nạ tía tô
Tía tô còn là một loại thuốc hoàn hảo để ngừa và trị các mụn, đã được nhiều người sử dụng và có lại làn da tươi đẹp.
Đắp mặt nạ tía tô giúp da mặt thấm đều những dưỡng chất "khắc tinh" của mụn, nuôi dưỡng tế bào da khỏe mạnh, ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn xâm hại gây ra mụn.
Tía tô làm mát da từ bên trong, trị mụn ẩn, mụn bọc, mụn trứng cá... và ngăn ngừa mụn quay lại. Ngoài ra, tía tô còn cung cấp độ ẩm cho da, khiến da căng mịn và trắng hồng.
Cách sử dụng:
Giã nát lá tía tô đã rửa sạch rồi đắp lên da một lớp mỏng vừa phải. Đợi khoảng 30 phút hoặc đến khi lớp tía tô khô. Từ từ gỡ lớp tía tô để không ảnh hưởng đến mụn. Rửa sạch với nước.
Sau khi đắp mặt nạ tía tô, bạn sẽ có cảm giác mát lạnh và căng mịn thoải mái. Sử dụng liên tục trong vài tuần để mụn không quay lại.
Theo SKGĐ
Làm trắng da bằng thảo dược Sản phẩm Trắng Bền Saman được bào chế từ thảo dược thiên nhiên giúp da trắng sáng tự nhiên, bền vững và dễ sử dụng. Các yếu tố làm sạm da đều có liên quan tới melanin và chịu ảnh hưởng của men tyrosinase. Melanin là chất tạo màu đen trong tế bào sắc tố melanocyte thượng bì. Khi lượng melanin được sản...