6 “cấm kỵ” khi cho con ăn rau
Khi nấu ăn và chọn chế biến rau, mẹ hãy “cam kết” không thực hiện những điều “sai bét” này nếu không muốn bé suy dinh dưỡng.
Khi nhắc tới rau xanh, các bà mẹ luôn vô cùng phấn khởi mà khẳng định: Trẻ ăn nhiều rau sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, nhiều vitamin và tránh đượ c táo bón. Tuy nhiên, ít ai biết rằng dù có cho con ăn nhiều rau đến mấy, mà thực hiện sai quy cách, thì những em bé đáng yêu vẫn không thể lớn được.
Khi nấu ăn và chọn chế biến rau cho trẻ, mẹ hãy “cam kết” không thực hiện những điều cấm kỵ này
Nấu rau với nồi đồng
Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyên rằng bạn nên sử dụng dụng cụ bằng nhôm hoặc bằng sắt để nấu đồ ăn cho trẻ, tránh dùng nồi đồng. Đặc biệt, nhiều bà mẹ khi luộc rau cho con, vì muốn rau mềm hơn nên sau khi rau sôi đã không vớt ra, thay vào đó họ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng.
Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại.
Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.
Chỉ ăn các loại củ, không ăn rau lá
Cà rốt, khoai tây cũng có thể được coi là rau, chính vì vậy, khi thấy con tỏ ra không thích ăn các loại rau lá, nhiều chị em đã quyết định thay thế chúng bằng các loại củ. Đây có phải là giải pháp thông minh? Tất nhiên là không. Măng, khoai tây, bí ngô, bí, dưa leo, cà chua, củ cải, đậu trắng, mướp……mặc dù cũng là rau nhưng làm lượng khoáng chất lại ít hơn các loại rau lá. Thêm vào đó, lượng vitamin C và muối vô cơ mà rau củ mang lại sẽ không thể nhiều bằng rau lá.
Mẹ nên nghĩ ra nhiều phương pháp sáng tạo hơn để trẻ có thể ăn được các loại rau có lá, bạn đừng chiều theo sở thích của con mà vô tình đánh mất đi cơ hội cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho trẻ.
Chỉ ăn các loại củ, không ăn rau lá là vô tình đánh mất đi cơ hội cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho trẻ. (ảnh minh họa)
Cho con ăn các loại đậu quá sớm
Các loại đậu không chỉ trông đẹp mắt mà ăn cũng rất ngon. Có thể trẻ rất thích ăn các món ăn được chế biến từ đậu. Tuy nhiên cần biết, hàm lượng protein có trong các loại đậu như đậu Hà L:an, đậu lăng, đậu đen…đều khá cao. Các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng người lớn không nên để trẻ ăn các loại đậu quá sớm (dưới 7 tháng) vì điều này có thể khiến trẻ bị dị ứng với protein có chứa trong đậu.
Bắp cải ăn bỏ lõi quá nhiều
Khi rửa rau cho con, vì thấy phần lõi của bắp cải rất vụn nên nhiều chị em thường bỏ đi mà chỉ tập trung cho con ăn lá bên ngoài. Tuy nhiên vitamin và các yếu tố vi lượng (vitamin C, PP, magiê và axít folic) được phân phối không đều trong cây cải bắp. Hầu hết tất cả các chất hữu ích ở trong các lõi của bắp cải. Trong lõi cải bắp có nhiều chất xơ có thể giúp đưa độc tố tích lũy trong cơ thể ra ngoài, mang lại cảm giác no mà không thừa calo.
Video đang HOT
Ngoài ra, nó còn chứa những chất giúp bình thường hóa quá trình trao đổi chất. Đó là lý do tại sao nhiều nhà dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho những em bé bị thừa cân, béo phì ăn trưa và ăn tối với các món ăn từ lõi cải bắp.
Thời gian sơ chế rau không nên cách thời gian nấu quá dài
Nếu mẹ mua rau tươi về, đem sơ chế và rửa sạch, sau đó để một thời gian dài mới nấu thì rau sẽ không còn được tươi, mất đi phần nào chất dinh dưỡng. Giải pháp tốt nhất cho những bà mẹ bận rộn là nên mua rau về, chế biến và cấp đông ngay cho bé hoặc tốt hơn cả là nên chọn rau củ sao cho nấu bữa nào cho con ăn luôn bữa đó.
Chỉ sử dụng nước rau
Nhiều mẹ quan niệm rằng nước hầm xương, thịt, nước luộc rau rất bổ dưỡng . Chính vì thế, nhiều chị em có thói quen hầm xương kèm các loại rau củ để lấy nước nấu cháo cho con rồi…bỏ hết phần bã đi.
Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, và chất xơ trong rau củ cũng vậy. Muốn con nhận đủ các chất dinh dưỡng, mẹ phải cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm. Nếu chỉ cho trẻ ăn nước rau thôi thì bé sẽ không nhận được các chất xơ có trong rau.
Theo Khampha
Sai lầm của cha mẹ khi trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn
Theo khuyến cáo của các chuyên gia Viện dinh dưỡng quốc gia, trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn nếu không được ăn uống đầy đủ và đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả là trẻ lâu khỏi bệnh và thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng...
Ảnh minh họa.
Những bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ
Nhiễm khuẩn đường hô hấp:
-Viêm mũi họng
-Viêm VA
-Viêm Amidal
-Viêm tai giữa
-Viêm phế quản
-Viêm phổi...
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa:
-Lỵ
-Tiêu chảy cấp
-Tiêu chảy kéo dài...
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống vì khi trẻ bị sốt, cứ mỗi lần thân nhiệt tăng 1 độ C thì chuyển hóa cơ bản tăng hơn 10%, do đó nhu cầu về năng lượng cũng tăng. Khi sốt, cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất vitamin qua phân, nước tiểu... nên nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng tăng lên rất nhiều. Khi sốt cao trẻ biếng ăn do giảm tiết men tiêu hóa. Khi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa trẻ cũng mất nhiều nước điện giải, hấp thu các chất dinh dưỡng kém,...
Khi trẻ bị bệnh không được ăn uống đầy đủ sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
-Trẻ lâu khỏi bệnh
-Thiếu các vi chất dinh dưỡng, thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng và bệnh do thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng và bệnh do thiếu các chất dinh dưỡng ví dụ: thiếu máu, khô mắt, thiếu kẽm...
Cách ăn uống khi trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: Cháo, súp, sữa, nước trái cây.
- Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.
- Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nẩy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.
- Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.
- Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, nước bổi phụ nước và điện giải: oresol pha đúng cách.
- Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.
Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn
- Thức ăn thô nhiều chất xơ: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng...-
- Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.
Những thực phẩm nên cho trẻ ăn khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn
- Gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh.
- Thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa.
- Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn.
- Các loại quả tươi: Cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa...
Sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn
- Không tăng cường số bữa ăn mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn.
- Kiêng cho dầu mỡ vào bột, cháo của trẻ khi trẻ bị sốt, tiêu chảy.
-Kiêng cho trẻ ăn thịt gà khi trẻ bị sốt có ho, kiêng ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ càng ho nặng thêm.
Theo Vnmedia
Khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ Nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng khi thấy con lười ăn, biếng ăn. Trẻ biếng ăn thường hay ốm vặt, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng vì không đủ lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Rồi dần hình thành thói quen không muốn ăn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự Nguyên nhân gây biếng ăn Có rất nhiều...