6 cách tối đa hóa vẻ đẹp cho làn da từ giấc ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, trong đó có sức khỏe làn da. Ngủ giúp các tế bào da được phục hồi.
Bên cạnh thói quen chăm sóc da, thì ngủ đủ giấc là cách giữ cho làn da luôn khỏe đẹp…
1. Giấc ngủ ảnh hưởng đến làn da như thế nào?
Ngủ không đủ giấc, giấc ngủ kém chất lượng có thể tạo ra sự mệt mỏi (trên khuôn mặt) khi thức dậy.
Một đêm ngủ không ngon giấc có thể gây ra:
Sưng mắt.
Da nhợt nhạt .
Nếp nhăn .
Lão hóa da sớm .
Mệt mỏi…
Ngủ là thời gian cơ thể tự sửa chữa. Trong khi ngủ, lưu lượng máu trên da tăng lên, tái tạo lại collagen và sửa chữa những tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím, làm giảm nếp nhăn và các đốm đồi mồi…
Ngủ đủ giấc là một trong những chìa khóa cho làn da khỏe đẹp.
2. Cách nào tối đa hóa giấc ngủ giúp làn da khỏe đẹp hơn
2.1. Ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ, giấc ngủ kém chất lượng có thể làm cho làn lão hóa nhanh hơn, da không phục hồi tốt sau các tác nhân gây ô nhiễm môi trường như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời…
Do đó, ở người trưởng thành, bạn nên ngủ trung bình từ 7-9 giờ mỗi đêm. Một trong những điều tốt nhất giúp cho làn da và sức khỏe tổng thể của bạn là nghỉ ngơi đủ thời gian khuyến nghị này.
2.2 Rửa mặt trước khi ngủ
Ngủ là lúc giúp làn da của bạn tự phục hồi như lưu lượng máu tăng lên, collagen được tái tạo và các cơ trên mặt được thư giãn sau một ngày làm việc. Thế nhưng đi ngủ với khuôn mặt không sạch cũng có thể gây hại cho làn da.
Đi ngủ với khuôn mặt bẩn có thể gây ra nhiều vấn đề như: Lỗ chân lông to, nhiễm trùng, phát ban, da khô và bùng phát mụn trứng cá…
Do đó, hãy làm sạch da mặt mỗi tối (đôi khi còn quan trọng hơn buổi sáng). Bạn có thể không cần sử dụng các sản phẩm đắt tiền hoặc tẩy tế bào chết quá mạnh, chỉ cần chọn một loại sữa rửa mặt nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, lớp trang điểm và dầu thừa sẽ giúp ích.
Video đang HOT
2.3 Sử dụng kem dưỡng ẩm qua đêm và giữ ẩm cho da
Rửa mặt có thể làm khô da và ngủ cũng có thể làm da mất nước, đặc biệt nếu bạn ngủ trong môi trường có độ ẩm thấp, ví dụ như phòng điều hòa.
Mặc dù giữ nước bằng cách uống nước có thể giúp ích ở một mức độ nào đó, nhưng thứ mà làn da của bạn thực sự cần vào ban đêm là kem dưỡng ẩm tại chỗ. Do đó bạn nên bôi kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ.
2.4 Nằm ngửa khi ngủ hoặc sử dụng vỏ gối đặc biệt
Nằm ngửa khi ngủ giúp giảm nếp nhăn.
Cách nằm ngủ cũng rất quan trọng với làn da, đặc biệt trên khuôn mặt (vì thời gian ngủ chiếm tới 1/3 thời gian trong ngày).
Nếu bạn nằm sấp trên bề mặt bông thô ráp có thể gây kích ứng da và ép khuôn mặt trong nhiều giờ liền, dễ dẫn đến nếp nhăn. Trong khi hầu hết các nếp nhăn là do biểu hiện của chúng ta khi thức, các nếp nhăn trên mặt và ngực có thể là do nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ.
Một giải pháp dễ dàng cho vấn đề này là nằm ngửa khi ngủ. Nếu bạn thích nằm nghiêng khi ngủ, hãy mua một chiếc gối thân thiện với da. Gối sa tanh hoặc lụa… sẽ giúp giảm thiểu kích ứng da và giảm độ nén cho khuôn mặt.
2.5 Gối cao đầu
Nâng cao đầu khi ngủ đã được chứng minh là có thể giúp chữa ngủ ngáy, trào ngược axit và giảm ngạt mũi… Tất cả các vấn đề này đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và do đó ảnh hưởng đến làn da. Ngoài ra, nó có thể giúp giảm bọng mắt và quầng thâm dưới mắt bằng cách cải thiện lưu lượng máu và ngăn máu tụ lại.
Nâng cao đầu khi ngủ như kê thêm một chiếc gối, hoặc thậm chí kê đầu giường thêm 5-10 cm.
2.6. Tránh nắng khi ngủ
Mặc dù hầu hết chúng ta đều ngủ trong bóng tối, nhưng khi ngủ với làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng hoặc trong khi ngủ trưa, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vẻ ngoài của làn da. Ngoài ra, ngủ trong phòng có ánh sáng, có thể làm rối loạn giấc ngủ và nhịp điệu giấc ngủ.
Do đó, treo rèm chắn sáng hoặc đảm bảo rằng giường nằm tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
Tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào trong khi ngủ.
Những công dụng làm đẹp không ngờ từ hạt mít
Công dụng làm đẹp không ngờ từ hạt mít: Hạt mít giúp dưỡng da, làm mờ nếp nhăn, giúp bạn có một làn da căng mịn và khỏe đẹp.
Hạt mít chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng; có thể dùng luộc, rang, nướng hay làm sữa hạt mít. Đây cũng là loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của bạn.
Công dụng làm đẹp không ngờ từ hạt mít
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, hạt mít giúp làn da không bị rạn nứt mà mịn màng hơn. Trong hạt mít có rất nhiều protein và các chất dinh dưỡng khác. Hạt mít là phương thuốc hoàn hảo chữa các bệnh về da và giảm bớt sự căng thẳng thần kinh.
Ngoài ra, hạt mít còn giúp giảm bớt những nếp nhăn trên khuôn mặt, giúp bạn trẻ hơn. Loại hạt này cũng đồng thời giúp duy trì độ ẩm cho da rất hiệu quả.
Những công dụng làm đẹp không ngờ từ hạt mít: Giúp làn da căng mịn và khỏe đẹp.
Cách làm đẹp từ hạt mít
- Hạt mít luộc chín, xay thật nhuyễn với sữa tươi lạnh không đường. Trộn đều hỗn hợp rồi thoa lên mặt. Nằm thư giãn khoảng 15 - 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Kiên trì đắp mặt nạ này 2 lần/tuần, bạn sẽ thấy da mình sáng và đẹp lên trông thấy.
- Mang hạt mít phơi khô rồi nghiền thành bột mịn, trộn cùng với sữa tươi không đường và mật ong nguyên chất tạo thành một hỗn hợp sánh dẻo. Thoa đều hỗn hợp này lên mặt và cổ, đợi khi chúng khô lại rồi rửa sạch với nước lạnh. Đây là sự kết hợp hoàn hảo để cung cấp độ ẩm cho da, giúp bạn có một làn da căng mịn và mướt mát hơn.
- Xay nhuyễn hạt mít đã ngâm trong sữa lạnh rồi đắp lên chỗ có nếp nhăn. Kiên trì thực hiện một thời gian, bạn sẽ thấy da mình trở nên căng mịn hơn, các nếp nhăn giảm đi trông thấy.
Các công dụng khác của hạt mít
Báo Lao động chỉ ra 9 lợi ích tuyệt vời của hạt mít mà bạn có thể chưa biết
Tăng cường hệ miễn dịch
Hạt mít có thể tăng cường hệ miễn dịch. Chúng có tác dụng kháng khuẩn trên cơ thể, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Chúng còn chứa hàm lượng kẽm nhất định, giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy chức năng miễn dịch tốt hơn.
Tăng cường sức khỏe xương khớp
Hạt mít chứa canxi giúp thúc đẩy xương khỏe mạnh. Chúng chứa nhiều kali, giúp xây dựng và tăng cường xương. Hàm lượng kali có trong hạt mít còn giúp giảm rủi ro liên quan đến huyết áp, rối loạn thận.
Hạt mít giúp thúc đẩy xương khỏe mạnh.
Tốt cho tim mạch
Hạt mít rất tốt cho bệnh nhân tim mạch vì chúng không chứa cholester xấu. Chúng ngăn ngừa các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ bằng cách giảm cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt.
Tăng cường thị lực
Hạt mít chứa vitamin A, giúp tăng cường sức khỏe thị lực. Sự thiếu hụt vitamin A có thể gây ra bệnh quáng gà. Hạt cũng có thể ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Giúp phát triển cơ bắp
Các protein trong hạt có thể giúp xây dựng cơ bắp. Sự có mặt của một lượng lớn protein trong hạt mít giúp bạn xây dựng khối cơ, giúp cơ thể duy trì sự trao đổi chất và cân bằng hormone tự nhiên.
Chống thiếu máu
Hạt mít rất giàu sắt, một thành phần quan trọng của hemoglobin. Hạt mít giúp điều trị thiếu máu và ngăn ngừa một số rối loạn về máu, đồng thời chống lại sự suy nhược, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt liên tục. Chúng cũng làm tăng sản xuất các tế bào hồng cầu, do đó tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.
Hạt mít tốt cho người bị thiếu máu.
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Y học cổ truyền cho rằng bột hạt mít có thể điều trị táo bón và các vấn đề tiêu hóa khác. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp chúng trở nên quan trọng hơn đối với sức khỏe hệ tiêu hóa.
Giúp tóc chắc khỏe
Các protein phong phú trong hạt cũng giúp tóc chắc khỏe. Chất sắt trong hạt giúp tăng cường lưu thông máu đến da đầu, và đây là một cách khác mà chúng góp phần giúp tóc khỏe mạnh. Đồng thời, hạt mít cũng giúp giảm căng thẳng tinh thần vì chúng rất giàu protein và các vi chất dinh dưỡng khác. Điều này có thể hạn chế tóc rụng, vì căng thẳng là một nguyên nhân khác khiến tóc yếu.
Biết những công dụng làm đẹp không ngờ từ hạt mít cũng như tác dụng bảo vệ sức khỏe của nó, bạn chắc sẽ không vứt bỏ hạt mít nữa phải không?
TikToker 62 tuổi giữ da căng bóng nhờ 4 việc cơ bản Bà Gym Tan luôn ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi tối, chăm vận động kết hợp với chế độ ăn lành mạnh và giữ thái độ sống tích cực. Gym Tan, 62 tuổi, là một TikToker có hơn 250 nghìn người theo dõi, thường xuyên chia sẻ về cuộc sống trẻ trung, lạc quan ở tuổi lão niên. Bà Tan thường được mọi...