6 cách ngăn ngừa thoái hóa khớp khi còn trẻ
Thoái hóa khớp được xem là dấu hiệu của lão hóa – là tình trạng khi các sụn khớp bắt đầu mòn và gây đau. Theo các nghiên cứu y học, có nhiều yếu tố gây ra bệnh thoái hóa khớp chứ không đơn thuần do tuổi già. Nếu hiểu rõ những yếu tố này, chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp hoặc làm chậm diễn tiến bệnh…
Dưới đây là lời khuyên của bác sĩ giúp giảm nguy cơ, triệu chứng của thoái hóa khớp.
Thừa cân làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Lượng cân dư thừa sẽ tạo áp lực lên các khớp của bạn, đặc biệt là các khớp ở hông và đầu gối. Khi bạn tăng thêm 1 kg thì áp lực đè xuống khớp gối và hông sẽ tăng lên tới 8 kg. Theo thời gian, áp lực này sẽ phá hủy các sụn trong khớp và gây ra bệnh thoái hóa khớp. Tuy vậy, áp lực tác động lên khớp vẫn không phải là yếu tố duy nhất. Phần cân nặng thừa ra đa số là mô mỡ. Mô mỡ sản xuất ra các protein gọi là cytokine gây viêm khắp cơ thể.
Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp, tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Tư thế này cũng tạo sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
Video đang HOT
Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ.
Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc; làm công việc văn phòng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là do cơ thể không thể điều chỉnh được lượng đường trong máu. Lượng đường huyết cao làm cho sụn cứng hơn và dễ bị tổn thương hơn khi có áp lực đè lên. Tiểu đường cũng có thể gây viêm nhiễm dẫn đến mất sụn khớp. Để ngăn chặn nguy cơ bị thoái hóa khớp, bạn nên kiểm soát lượng đường trong máu của bản thân.
Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.
Lâm Tùng – Ngọc Anh
Theo baonghean
Bệnh trĩ có thể tiến triển thành ung thư đại trực tràng?
Nhiều người đại tiện ra máu, tưởng là trĩ, đi khám phát hiện ra ung thư trực tràng. Vậy có cách nào phân biệt hai bệnh này? Bệnh trĩ có thể tiến triển thành ung thư không?
Ảnh minh họa
Trả lời
BSCKII Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân, Bệnh viện Nhân dân 115, tư vấn:
Nhiều trường hợp đi cầu ra máu, chúng ta tưởng bệnh trĩ. Đó là hiện tượng giãn tĩnh mạch trực tràng dưới do rất nhiều nguyên nhân và gây ra xuất huyết.
Khi chúng ta đại tiện bị táo bón, triệu chứng đặc thù do trĩ thường là máu sẽ ra kèm theo phân. Máu chảy ra do trĩ thường xịt ra từng tia, màu đỏ. Với trường hợp ung thư đại trực tràng, máu sẽ lẫn vào chất thải. Máu có thể đen hoặc màu hồng và ít khi có màu đỏ (máu đỏ khi kết hợp với polyp ngay trực tràng xuất huyết).
Máu chảy ra ở bệnh nhân trĩ xịt thành tia vì rách tĩnh mạch trực tràng dưới. Việc này làm cho người bệnh thường hoảng hồn và thấy xót ở hậu môn.
Để phân biệt chính xác hai bệnh lý này, chúng ta phải đến bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa chưa có nhiều kinh nghiệm đôi khi chẩn đoán nhầm giữa bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng nếu không có biện pháp thăm khám hậu môn cho bệnh nhân. Thậm chí, kể cả đã thăm khám, đôi khi cũng không thể xác định nó là trĩ hay ung thư trực tràng.
Thông thường, chúng tôi phải sử dụng biện pháp cao nhất là nội soi trực tràng để chẩn đoán. Như vậy, nội soi trực tràng là biện pháp chẩn đoán cuối cùng để xác định được ung thư hay không ung thư. Đương nhiên, nội soi phải kết hợp với sinh thiết và chỉ có kết quả tế bào học cuối cùng mới có thể trả lời chính xác.
Bệnh trĩ có thể tiến triển thành ung thư hay không, hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh. Một số trường hợp xuất hiện ung thư sau khi phẫu thuật mổ trĩ, đó không phải do bệnh trĩ gây ra. Hai bệnh có thể song song với nhau, khi xử lý trĩ ung thư đang ở giai đoạn sớm, chúng ta chưa phát hiện mà thôi.
Chính vì vậy, thời gian gần đây, với những bệnh nhân mổ trĩ, chúng tôi phải lấy búi trĩ đem đi giải phẫu bệnh lý để chẩn đoán chính xác.
Theo Zing
Người cha làm công nhân bất lực nhìn con gái thoi thóp bên ống thở Bị viêm cơ tim, nữ sinh đang trong tình trạng nguy kịch trước sự bất lực của người cha nghèo. Số tiền phẫu thuật lên đến hàng trăm triệu đồng là quá lớn với gia đình cô bé. Ngày 1/4, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM cho biết đơn vị này đang tập trung mọi nguồn lực để cứu nữ sinh...