6 cách chống mòn răng khi về già
Khi bạn già đi, các hoạt động nhai và xé hằng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp gây mòn răng.
Tuy nhiên vẫn có nhiều cách để đảm bảo răng của bạn luôn trong tình trạng tốt. Tuân thủ các nguyên tắc dưới đây giúp bạn có thể cười tươi mỗi dịp sinh nhật tới.
1. Giảm thiểu nhai và xé
Răng của chúng ta vô cùng khỏe, tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị mòn đi. Các hành động như nhai, nghiền và xé thức ăn sẽ dần dần làm mòn đi men răng – lớp vỏ ngoài cứng cáp của hàm răng. Những hành động này cũng sẽ làm phẳng phần răng được dùng để nhai thức ăn.
Bạn không thể đảo ngược lại quá trình sử dụng răng để tiêu hóa thức ăn nếu như không có sự can thiệp của nha sĩ, tuy nhiên bạn có thể ngăn chặn quá trình đó trở nên tệ hơn. Đừng nhai đá và các loại đồ ăn cứng khác. Điều đó có thể khiến răng bị mẻ, thậm chí gãy hoàn toàn.
Răng cũng có thể bị ảnh hưởng nếu như bạn nhai một cách không bình thường. Việc này có thể dẫn tới phải sử dụng niềng răng và máng chống nghiến răng.
Cách tốt nhất để có thể giữ cho lợi của mình khỏe mạnh là đánh răng và làm sạch kẽ răng hàng ngày.
2. Giữ cho lợi của mình khỏe mạnh
Có các vi khuẩn luôn trong quá trình hình thành trên răng, gọi là các mảng bám hay bựa răng. Nếu như bạn không vệ sinh sạch sẽ chúng có thể gây đau buốt, sưng tấy và chảy máu ở lợi, thậm chí là viêm nhiễm tới xương sâu bên trong.
Bệnh này được gọi là nha chu và chúng được chữa bởi nha sĩ. Tuy nhiên nếu không phát hiện ra, nó có thể ảnh hưởng tới răng và lợi, dẫn đến mất răng.
Các dấu hiệu của bệnh nha chu bao gồm:
Chảy máu khi đánh răng
Lợi bị lùi dần khỏi răng
Cách tốt nhất để giữ cho lợi khỏe mạnh là chăm sóc tốt hàm răng. Hãy đánh răng và làm sạch kẽ răng hàng ngày. Thường xuyên gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra tình trạng hàm răng. Nếu như bạn đang hút thuốc thì hãy dừng lại.
Video đang HOT
3. Đừng để bị khô miệng
Nước bọt có chức năng làm sạch răng và chống sâu song khi chúng ta già đi, nước bọt được tiết ra ít hơn và nguy cơ sâu răng lại càng tăng lên. Một số loại thuốc cũng có thể gây khô miệng.
Để chống lại tình trạng này, hãy uống thật nhiều nước. Trước khi nuốt hãy để nước ở trong miệng một vài giây. Bạn cũng có thể ăn kẹo không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường. Nếu như bạn nghĩ nguyên nhân gây khô miệng là do thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ.
4. Hãy nhẹ nhàng với răng nhạy cảm
Men răng già, các bệnh về lợi và sâu răng đều có thể khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Bạn có thể cảm thấy đau khi uống đồ lạnh hoặc nóng, thậm chí kể cả khi đánh răng hơi mạnh hơn bình thường.
Chăm sóc răng tốt chính là cách ngăn ngừa tốt nhất. Hãy đánh răng, làm sạch kẽ và gặp nha sĩ thường xuyên. Nếu răng nhạy cảm, bác sĩ có thể kê loại kem đánh răng hoặc tiến hành các thủ thuật giúp bạn dễ chịu hơn.
Nước cam có nhiều acid, sau khi uống nước cam hãy sử dụng thêm sữa hoặc pho mát để “cân bằng” lại acid là cách bảo vệ men răng.
5. Cẩn thận với Acid
Các loại đồ uống có ga, trái cây họ cam quýt và các loại nước ép đều chứa acid. Các loại đồ ăn ngọt, có tinh bột sẽ khiến miệng bạn tiết ra acid. Tất cả đều khiến lớp men răng bị ăn mòn đi.
Đừng chỉ uống không các loại đồ uống này. Sau khi uống chúng hãy sử dụng thêm sữa hoặc pho mát để “cân bằng” lại acid. Ăn các thực phẩm ngọt và chứa tinh bột vào bữa chính chứ đừng ăn vặt vì đó là khi nước bọt được tiết ra nhiều nhất để làm trôi acid đi.
6. Hãy để ý tới ung thư
Khi già đi, có khả năng bạn sẽ phát triển ung thư ở miệng, họng, lưỡi và môi. Cách tốt nhất để ngăn chặn điều này là không hút thuốc, hạn chế đồ uống có cồn. Hãy sử dụng son dưỡng, kem chống nắng khi ra ngoài trời.
Các cơn đau không phải là triệu chứng xuất hiện từ đầu, vì vậy hãy gặp nha sĩ thường xuyên. Họ có thể tìm thấy vấn đề và xử lý chúng sớm. Những dấu hiệu bạn cần để ý bao gồm sưng, các vết đỏ hoặc trắng, cùng với các thay đổi lâu dài trong miệng…
6 bệnh về răng miệng nguy hiểm cần phát hiện sớm
Theo thống kê, ở Việt Nam có trên 80% người dân mắc bệnh răng miệng như sâu răng, hoặc viêm lợi, viêm quanh răng hoặc cả hai.
Các bệnh răng miệng không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây hại đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy việc phát hiện sớm căn bệnh này là vô cùng quan trọng.
Các bệnh răng miệng hay gặp
1. Răng nhạy cảm
Tình trạng răng nhạy cảm có thể là dấu hiệu cho thấy răng bạn đang gặp các vấn đề như mòn cổ chân răng, răng bị nứt mẻ, áp xe răng,...
Răng nhạy cảm là vấn đề xảy ra với hàng triệu người. Với các biểu hiện răng ê buốt, khó chịu khi ăn đồ ngọt, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Vấn đề răng nhạy cảm thậm chí còn xảy ra ngay cả khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa. Vì vậy, khi có biểu hiện này hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ nha khoa có phương pháp điều trị thích hợp.
2. Tình trạng mòn, mất men răng
Tình trạng mòn, mất men răng xảy ra khi men răng bị mài mòn, tổn thương bởi axit. Thói quen thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm nhiều đường, nước ngọt có gas, hoa quả trái cây chua, thói quen ăn đồ dai cứng,... sẽ hình thành môi trường axit trong khoang miệng làm mài mòn men răng.
Hoặc trường hợp chải răng quá mạnh, chải răng theo chiều ngang, tật nghiến răng khi ngủ hoặc mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng là tác nhân gây mòn men răng.
Lúc này, răng miệng của người bệnh thường rất nhạy cảm với nhiệt độ, thực phẩm ngọt. Mặt khác, răng còn có dấu hiệu đổi sang màu ngà.
Nếu gặp tình trạng mòn, mất men răng, người bệnh có thể khắc phục bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ rất tốn kém, vì vậy việc phát hiện sớm bệnh răng miệng để có biện pháp điều trị kịp thời tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Tình trạng mòn, mất men răng.
3. Sâu răng
Sâu răng là tình trạng hay gặp, đây là tình trạng mà các tổ chức cứng của răng bị tổn thương, hình thành những lỗ sâu lớn nhỏ khác nhau. Sâu răng ở mức độ nhẹ thường không gây đau nhức. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, làm tủy răng bị viêm sẽ hình thành những cơn đau nhức dữ dội.
Sâu răng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào nếu răng miệng không được làm sạch đúng cách. Do đó, chải răng kỹ càng, sạch sẽ, thường xuyên dùng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng là biện pháp hàng đầu nếu muốn ngăn ngừa bệnh sâu răng.
4. Viêm nha chu
Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm nha chu là hôi miệng, nướu phì đại, tấy đỏ, chảy máu chân răng,... Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh nha chu, nên đến gặp bác sĩ nha khoa sớm để điều trị kịp thời và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguyên nhân của viêm nha chu là tình trạng cao răng tích tụ lâu ngày nếu không được kiểm soát. Đây được xem là một dạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng gây tổn thương mô mềm, phá hủy xương xung quanh răng và thậm chí là mất răng hàng loạt.
Yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm nha chu có thể kể đến như việc thực hiện chăm sóc răng miệng kém, thói quen hút thuốc lá, thay đổi nội tiết tố, tuổi tác,...
5. Viêm tủy răng
Răng bị viêm tủy không thể tự lành được. Việc chậm trễ điều trị còn khiến tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng, tiến triển thành những ổ viêm ở chân răng, nguy cơ mất răng là rất cao.
Khi tủy răng bị viêm gây ra những cơn đau nhức dữ dội, nhất là vào ban đêm. Tác nhân dẫn đến tình trạng viêm tủy răng thường gặp nhất là do sâu răng không điều trị kịp thời. Vi khuẩn sâu răng tồn tại trong miệng, xâm nhập vào tủy răng và gây viêm.
Do đó, để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt uy tín để được can thiệp điều trị sớm.
6. Ung thư miệng - hàm mặt
Theo thống kê ung thư miệng là một trong những bệnh về răng miệng nguy hiểm, phổ biến ở những người trên 40 tuổi. Mặc dù nguy cơ gây tử vong cao nhưng bệnh có thể chữa khỏi nếu kịp thời chẩn đoán và điều trị trong giai đoạn đầu.
Bệnh ung thư miệng thường đi kèm với những triệu chứng như cảm giác vướng trong miệng, khó nói, tăng tiết nước bọt, khạc ra đờm nhầy có lẫn với máu,... Đặc biệt, khi nhai thức ăn, lưỡi và quai hàm của bạn rất khó di chuyển.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng là thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc virus HPV, ăn trầu. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ đóng vai trò quan trọng, giúp phát hiện những dấu hiệu ban đầu của ung thư miệng và có phương án điều trị kịp thời.
Nên vệ sinh răng miệng thường xuyên để phòng bệnh.
Tương tự, ung thư răng cũng là một bệnh nguy hiểm, thường xảy ra với những người có thói quen hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia. Bệnh ung thư răng nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi với tỷ lệ sống trên 5 năm là 83% và có thể không tái phát trong 10 năm.
Dấu hiệu của bệnh ung thư răng là: cơn đau không dứt trong khoang miệng, nướu sưng tấy, màu sắc bất thường, khó khăn khi nhai nuốt, cử động miệng và quai hàm, xuất hiện bướu, hạch ở cổ,...
Lời khuyên từ bác sĩ
Chăm sóc vệ sinh răng miệng là một hoạt động cần thiết hàng ngày, để bảo vệ răng miệng cần đánh răng 2 lần/ngày với kem có chứa fluor. Thay bàn chải 2 - 3 tháng/lần hoặc khi bàn chải xơ, hư. Dùng chỉ nha khoa/bàn chải kẽ 1 lần/ngày. Chải lưỡi hằng ngày để loại bỏ vi khuẩn.
Một số đối tượng có nguy cơ sâu răng cao cần điều trị với fluor và dùng nước súc miệng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh các thức ăn có lượng đường nhiều. Tránh xa khói thuốc, kể cả hút thuốc thụ động (hít phải khói người hút lá phả ra) .
Nên thăm khám răng miệng định kỳ, 6 tháng/lần. Khi có các dấu hiệu bất thường cần đi khám bác sĩ ngày như: Nướu sưng, đỏ, chảy máu; khó nhai và nuốt; hơi thở nặng mùi; răng lung lay, chảy máu; đau răng dai dẳng; bị áp xe.
Phát hiện mới về rủi ro sức khỏe khi thở bằng miệng Thở bằng miệng là mối lo ngại về sức khỏe nhưng lại thường bị đánh giá thấp nhất. Thở bằng miệng loại bỏ rào cản tự nhiên của miệng chống lại các vi sinh vật bằng cách làm khô miệng. (Ảnh: ITN) Thực tế, hầu hết mọi người không quan tâm nhiều đến kiểu thở và tác dụng phụ của nó. Bài viết...