6 bệnh nhân COVID-19 rất nguy kịch, có thể tử vong bất cứ lúc nào
Các bệnh nhân này hiện phải thở máy xâm nhập, điều trị hồi sức tích cực, chạy ECMO. Các chuyên gia nhận định họ có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Nam. Ảnh: TS- BS Lương Quốc Chính
Thông tin tại cuộc hội chẩn trực tuyến toàn quốc điều trị ca bệnh COVID-19 nặng chiều 18/8 cho thấy, hiện trong 438 bệnh nhân đang điều trị, có 16 ca đang diễn biến nặng lên; 15 bệnh nhân diễn biến rất nặng; 6 bệnh nhân rất nguy kịch, có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Riêng 6 bệnh nhân nguy kịch hiện phải thở máy xâm nhập, điều trị hồi sức tích cực (4 ca), chạy ECMO (2 ca).
Cuộc hội chẩn trực tuyến chiều nay có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, từ điểm cầu Bệnh viện C Đà Nẵng, các chuyên gia về hồi sức cấp cứu, hô hấp, truyền nhiễm… và các bệnh viện đang điều trị bệnh nhân COVID-19.
Từ điểm cầu Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, BS Trần Thanh Linh (Bệnh viện Chợ Rẫy tăng cường cho Đà Nẵng) cho hay, tại khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đang điều trị 17 ca, trong đó có 3 bệnh nhân thở máy với 2 ca thở ECMO, lọc máu (thiết bị tim phổi nhân tạo). Trong 17 bệnh nhân này, có 3 ca đã âm tính 3 lần, 2 ca âm tính 2 lần, 4 ca âm tính 1 lần.
Về bệnh nhân 416 – bệnh nhân COVID-19 đầu tiên trong đợt dịch này, các bác sĩ cho biết đây là ca bệnh có diễn biến rất nhanh, đặt ECMO một ngày trước khi được công bố dương tính SARS-CoV-2 (25/7), tiền sử tăng huyết áp. Bệnh nhân này có xẹp phổi, xuất huyết phế nang được nội soi hôm 4/8, một ngày sau được mở khí quản sau đó được chuyển vào Bệnh viện Phổi Đà Nẵng hôm 6/8.
Bệnh nhân bị nhiễm trùng A.Baumannii, Klebsiela Pneumonia đa kháng thuốc, nhiễm Aspergilus và Burkholderia Cepacia.
Hiện bệnh nhân vẫn thở máy, chạy ECMO, điều trị kháng sinh, lọc máu liên tục. Bệnh nhân nhiễm hai loại vi khuẩn đa kháng thuốc. Kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR của bệnh nhân trong 6 ngày gần đây cho thấy bệnh nhân liên tục âm tính rồi dương tính SARS-CoV-2. Cụ thể, kết quả ngày 12/8 cho thấy bệnh nhân âm tính, ngày 14/8 bệnh nhân tái dương, nhưng mới nhất ngày 17/8, bệnh nhân lại chuyển âm tính.
Kết quả kháng sinh đồ cho thấy bệnh nhân hiện kháng hầu hết các loại thuốc kháng sinh điều trị hai loại vi khuẩn người đàn ông 57 tuổi quê Đà Nẵng này mắc phải. “Bệnh nhân viêm phổi, hai bên còn có dịch màng phổi. Tiên lượng bệnh nhân 416 còn nặng”- BS Thanh Linh cho hay.
Tham gia hội chẩn về trường hợp này, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng đề nghị vận chuyển bằng ô tô mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) để phân tích gene kháng thuốc, từ đó lựa chọn loại thuốc kháng sinh phù hợp điều trị đích cho bệnh nhân mà Bệnh viện Chợ Rẫy đang có.
Cuộc hội chẩn cũng tiến hành đánh giá phác đồ điều trị cho các bệnh nhân nặng như bệnh nhân 761 (Trung tâm Y tế Hoà Vang); bệnh nhân 742 (69 tuổi, điều trị ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng); Bệnh nhân 438 và 427 (điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2); Bệnh nhân 812 (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2)… Đây hầu hết là các bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền rất phức tạp, diễn biến nặng rất nhanh.
7 bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng, 2 ca phải can thiệp tim phổi nhân tạo
Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, hiện bệnh viện đang điều trị cho 19 bệnh nhân, trong đó 2 ca ECMO, 2 ca thở máy, ca 428 suy thận nặng.
Ngày 30/7, tại Trung tâm quản lý và Điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COVID-19, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đã làm việc với các điểm cầu về tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.
Video đang HOT
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành bệnh nhân COVID-19 tham dự.
Cùng tham gia hội chẩn còn có đội ngũ giáo sư đầu ngành đã tham dự hội chẩn cho bệnh nhân COVID-19 nặng suốt mấy tháng qua là GS.TS Nguyễn Gia Bình, GS.TS Ngô Quý Châu, GS.TS Nguyễn Như Hiệp, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo, PGS.TS Đào Xuân Cơ; Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp Nguyễn Trung Cấp, .... cùng những chuyên gia đầu ngành tại các điểm cầu.
Các chuyên gia trong buổi hội chẩn bệnh nhân nặng ngày 30/7.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn đề nghị các chuyên gia báo cáo về tình hình bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở phải thở máy, công tác vận chuyển bệnh nhân giữa Bệnh viện Đà Nẵng đến Bệnh viện Trung ương; nhu cầu trang thiết bị, ECMO, máy lọc thân, quả lọc....
Tại buổi hội chẩn, các điểm cầu báo cáo về tình hình bệnh nhân đang điều trị, theo đó tại Bệnh viện C Đà Nẵng hiện đang điều trị 2 bệnh nhân (BN) COVID-19 là BN 420 và 445, trong đó BN 420, không còn cảm giác khô miệng, vận động tay chân bình thường, thông khí phổi tốt. Trước đó, BN 420 có thời gian diễn biến nặng.
TS Lê Đức Nhân- Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, hiện BV điều trị cho 19 BN, trong đó 2 ca ECMO, 2 ca thở máy, ca 428 suy thận nặng, thở máy vừa cấp cứu, các thông số tạm ổn; Hôm nay, bệnh viện đã làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế để chuyển thêm 5 bệnh nhân Thận nhân tạo đến Bệnh viện Trung ương Huế. Ngoài ra, có 1 bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ phải thở máy được đề nghị chuyển đến Bệnh viện Trung ương Huế.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, về cơ sở vật chất BV có thể tiếp nhận bệnh nhân, nhưng nhân lực và trang thiết bị bệnh viện còn thiếu nhiều. GS Tuấn đề nghị bổ sung nhân lực hồi sức tích cực cho Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam từ các bệnh viện TP. Hồ Chí Minh.
Trước khó khăn trong công tác xét nghiệm, các Bệnh viện Đà Nẵng, Quảng Nam đã được bố trí 20 máy xét nghiệm.
Tại điểm cầu Bệnh viện Trung ương Huế, GS TS Nguyễn Như Hiệp Giám đốc bệnh viện cho biết, rút kinh nghiệm trong công tác vận chuyển, liên lạc và thông tin người bệnh từ buổi hội chẩn trước, bệnh viện đã tiếp nhận BN 438 từ Bệnh viện Đà Nẵng vào. Hiện bệnh nhân đã có tiến triển tốt hơn rất nhiều. BN không phải nằm hồi sức. BV cũng đang chuẩn bị tiếp nhận thêm các ca bệnh từ Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và chuẩn bị khu tiếp nhận bệnh nhân nặng.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hiện điều trị 2 ca dương tính. Tuy nhiên, chỉ có ca 449 nặng do nhiễm trùng phổi, tiền sử cao huyết áp, sử dụng Corticoid trong thời gian dài. Hiện bệnh nhân đã hết sốt và ổn định hơn.
Báo cáo về tình hình đón bệnh nhân từ Ginea Xích đạo, TS Nguyễn Trung Cấp- Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện có 125 bệnh nhân dương tính trong đó có 6 bệnh nhân có tổn thương phổi, trong đó có 3/6 bệnh nhân đồng nhiễm sốt rét và ký sinh trùng cần theo dõi sát sao.
Tại buổi hội chẩn, các bệnh viện đã đề xuất về nhu cầu máy thở, ECMO, máy lọc thận, quả lọc, thuốc, vật tư tiêu hao....để điều trị và dự phòng cho công tác điều trị BN COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
PGS Sơn đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cử thêm BS Hồi sức hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam; Đề nghị Viện Pasteur hỗ trợ, đào tạo và kiểm định cho các bệnh viện tại Quảng Nam về công tác xét nghiệm.
Thông tin mới nhất về sức khỏe hai ca mắc COVID-19 nặng phải thở máy ở Đà Nẵng Ngày 29/7, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, BN 416 chạy ECMO sau 5 ngày các chỉ số đã cải thiện, khả năng bệnh nhân này sẽ được cai ECMO trong những ngày tới. Ảnh minh họa: Internet Theo đó, báo cáo mới nhất vào sáng ngày 29/7 của Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận thêm 8 ca...