6 bệnh nguy hiểm nguy cơ trở lại
Lao, thương hàn, lậu… là những bệnh lây nhiễm mà chúng ta cứ nghĩ rằng không còn tồn tại, hoặc không phải lo lắng vì đã có thể điều trị dễ dàng.
Nhưng không phải vậy, báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần đây về tình trạng kháng thuốc ở cấp độ toàn cầu cho biết, một số bệnh đang phát triển trở lại, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Bệnh lao (tên khoa học là Tuberculosis, thường gọi tắt là TB) có thể điều trị khỏi trong vòng 6 tháng khi người bệnh được chỉ định dùng loại thuốc kháng sinh mạnh isoniazid và rifampicin. Nhưng hiện nay, hiện tượng kháng thuốc không chỉ xảy ra với các loại thuốc này mà còn ở phạm vi rộng. Điều đó dẫn đến sự xuất hiện của các chủng lao đa kháng thuốc, bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc điều trị nhưng lại thất bại với phác đồ điều trị. Theo WHO, bệnh lao đa kháng thuốc hiện đã đạt đến quy mô toàn cầu với báo cáo có bệnh nhân ở 92 quốc gia.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục này nhiều người không muốn đề cập đến hoặc miễn cưỡng thừa nhận là mang bệnh. Tuy nhiên, nó từ lâu đã được coi là có thể dễ dàng điều trị và không có gì phải e ngại. Trước kia, vi khuẩn lậu có thể bị tiêu diệt khi dùng kháng sinh penicillin hay tetracycline, nhưng gần đây, nó đã kháng thuốc ở mức độ cao nên thậm chí loại kháng sinh duy nhất có thể trị được lậu hiện tại là ceftriaxone đang dần trở nên ít hiệu quả. Đến khi loại thuốc đặc trị cuối cùng này mà mất tác dụng thì căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI) có thể lây lan thành đại dịch.
Có thể bạn chưa bao giờ nghe nói về loại vi khuẩn này nhưng nó lại là nguyên nhân phổ biến của các bệnh viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và tiêu chảy. Đây là mầm bệnh thường trực với con người, lại có ở khắp nơi trong tự nhiên và được các chuyên gia y tế xếp vào những nhóm vi khuẩn kháng thuốc hàng đầu. Báo cáo của WHO nhấn mạnh, thường xuyên khám hoặc điều trị tại viện có thể khiến cho loại trực khuẩn này gây nên hậu quả chết người.
Thương hàn
Dù vaccine thương hàn đã phổ biến nhưng theo thống kê, căn bệnh này mỗi năm vẫn ảnh hưởng đến 21,5 triệu người tại các nước đang phát triển. Quá trình toàn cầu hóa khiến cho các nguồn lây nhiễm tiềm năng có cơ hội phát triển, cụ thể là hơn 5.000 người Mỹ bị nhiễm thương hàn hàng năm từ nguồn thực phẩm và thức uống bị ô nhiễm. Sốt thương hàn – do vi khuẩn salmonella typhi gây ra, được điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhưng khả năng kháng thuốc ngày càng tăng nên việc điều trị ngày càng phức tạp, nhất là khu vực Nam Á. Vì thế, cách đề phòng tốt nhất là tiêm chủng nếu quyết định đi du lịch nước ngoài.
Video đang HOT
Mặc dù khả năng kháng thuốc với 2 căn bệnh truyền nhiễm này chưa xuất hiện nhưng nhiều nơi vẫn còn khá chủ quan. Đáng chú ý, tỷ lệ mắc bệnh giang mai tại Anh mặc dù ở mức thấp nhưng có xu hướng gia tăng từ năm 1997 đến nay. Bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục này hiện được điều trị bằng một liều tiêm penicillin duy nhất. Trong khi đó, bệnh bạch hầu chủ yếu xuất hiện ở các nước đang phát triển và mặc dù đã có thuốc chủng ngừa nhưng nếu chủ quan, ai cũng có thể mắc phải.
An ninh thủ đô
Thời tiết chuyển mùa, mẹ lo "sốt vó" phòng bệnh hen cho trẻ
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi lần đến thời điểm giao mùa là chị Lê Mai (Quận 5, Tp Hồ Chí Minh) lại lo ngay ngáy vì không biết khi nào cơn hen của con lại tái phát. Bé Bon nhà chị Mai năm nay lên 5 tuổi, rất ngoan ngoãn và thông minh, chỉ có điều bé hay ốm vặt và gặp vấn đề về hô hấp.
Nhìn con khổ sở mỗi lần ho kéo dài và cổ họng thở khò khè, chị Mai rất xót xa. Mặc dù đã dùng không biết bao nhiêu kháng sinh, làm đủ chiêu trò do người thân, bạn bè giới thiệu nhưng tình trạng hen của bé Bon vẫn không suy chuyển. Chị Mai chỉ còn cách chăm sóc và phòng bệnh cho con thật chu đáo để các cơn hen xuất hiện giãn dần.
Bệnh hen ở trẻ em là một bệnh mạn tính của đường hô hấp. Bệnh biểu hiện bằng sự co thắt phế quản và làm tăng tiết chất nhầy niêm mạc phế quản. Hai hiện tượng này làm cản trở sự lưu thông của không khí, vì vậy trẻ khó thở.
Mỗi khi thời thiết thay đổi, nóng lạnh thất thường, lúc mưa lúc nắng cũng là thời điểm khiến trẻ dễ lên cơn hen nhất.
Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh hen ở trẻ em mà các mẹ có con hay mắc như chị Mai nên nắm vững để chăm sóc thật tốt cho con:
Làm thế nào để biết bé đã bị hen?
Các triệu chứng thông thường của hen phế quản: Ho dai dẳng, đặc biệt nặng hơn về đêm, thở khò khè, thở gắng sức, thấy nặng ngực ở trẻ lớn.
Ở trẻ nhỏ, nhiều khi tình trạng co thắt phế quản chỉ biểu hiện duy nhất bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không thấy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít. Hen trẻ em cũng có thể biểu hiện dưới dạng viêm phế quản khó thở. Khi khó thở và ho nhiều, dịch tiết ra. Không giống như hen kinh điển ở người lớn, cơn hen ở trẻ em bắt đầu và kết thúc không đột ngột.
Tác nhân gây cơn hen ở trẻ
Các yếu tố khởi phát cơn hen thường gặp là: Thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột, cảm cúm/nhiễm trùng đường hô hấp, gắng sức (tập thể dục, nô đùa, khóc, xúc cảm quá mức), khói thuốc lá, khói than, phấn hoa, nấm mốc, vảy, da, lông thú vật, một số loại dược, mỹ phẩm.
Lưu ý khi phòng ngừa bệnh hen cho trẻ
Thường bệnh hen có thể phòng ngừa được nếu các tác nhân là yếu tố khởi phát cơn hen được nhận biết và loại trừ. Cho trẻ tránh xa các tác nhân gây kích ứng cơn hen: Khói thuốc lá, nước tẩy rửa, lông chó mèo, bụi nhà....
Chú ý khi trẻ lên cơn hen cấp, xử trí ngay bằng cách cho trẻ ra chỗ thoáng khí, không khí trong lành; cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở. Cần để ý thường xuyên theo dõi bệnh của con em mình, cần phát hiện sớm những dấu hiệu báo động cơn hen và cần có sự can thiệp kịp thời để bệnh không phát triển nặng thêm, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để chữa bệnh dứt điểm, cơn hen không tái phát, phụ huynh cần lựa chọn đúng thuốc để điều trị. Hiện nay trên thị trường đã có thuốc hen thảo dược - cao lỏng 250ml do bộ Y tế cấp phép lưu hành, điều trị tận gốc hen phế quản, ngăn ngừa cơn hen tái phát.
Sau thời gian uống 4 tuần, cơn hen thưa và nhẹ dần, đờm loãng và tống xuất ra ngoài, ho giảm, phế quản thông thoáng và dễ thở hơn, ăn ngon, ngủ ngon và yên giấc hơn, đặc biệt là thời điểm về đêm, khoảng 2 - 3 giờ sáng.
Khi điều trị đủ đợt (8 - 10 tuần), không còn lên cơn hen, khỏe mạnh hơn, trẻ trưởng thành và phát triển bình thường.
Thuốc hen thảo dược bảo chế dạng cao lỏng và viên hoàn, thành phần thảo dược nên an toàn khi sử dụng, phù hợp với cả người lớn và trẻ em.
Thuốc hen P/H (Thuốc Thảo dược 250ml): Phòng cơn hen tái phát, điều trị các thể hen phế quản
CÔNG DỤNG THUỐC HEN P/H:
Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện: Khó thở, tức ngực, đờm nhiều. Phòng cơn hen tái phát.
THÀNH PHẦN THUỐC HEN P/H:
Ma hoàng... 20g; Tế tân... 6g; Bán hạ... 30g; Cam thảo... 20g; Ngũ vị tử... 20g; Can khương... 20g; Hạnh nhân... 20g; Bối mẫu... 20g; Trần bì... 20g; Tỳ bà diệp... 20g; Đường kính, tá dược vừa đủ...250ml.
CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG:
- Đợt điều trị của thuốc hen P/H kéo dài từ 8 đến 10 tuần. Trường hợp bệnh nặng có thể dùng thêm thuốc hen P/H từ 1 - 2 đợt nữa.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Công ty Đông Dược Phúc Hưng
96-98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông - Hà Nội
Điện thoại liên hệ: 0944 678 751 - 1900 545434
Thuốc hen P/H được bộ Y tế cấp phép & lưu hành rộng rãi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc
Số phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của Cục Quản lý dược 1163/12/QLD-TT, ngày 18 tháng 10 năm 2012.
Theo TPO
Uống bao nhiêu rượu mỗi ngày thì bị nghiện? Một nghiên cứu mới của Pháp cho thấy rằng khả năng tập trung của đàn ông suy giảm nhanh chóng khi họ uống quá 3,5 ly rượu mỗi ngày. Rượu khiến cho bạn mắc hơn 200 bệnh, một kỷ lục đáng buồn và báo động. Nó cũng là nguyên nhân gây tử vong của 3,3 triệu người trên thế giới mỗi năm, theo...