6 bệnh liên quan đến chu kì kinh nguyệt của chị em
Nếu thấy có bất kì thay đổi trong chu kì kinh nguyệt của mình, bạn cần đi khám để được các bác sĩ sản phụ khoa thăm khám cẩn thận.
Theo nghiên cứu mới của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, phụ nữ có kinh nguyệt trước 10 tuổi hoặc sau 17 tuổi sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh tim, đột quỵ và các biến chứng sức khỏe liên quan đến huyết áp cao. Tuy nhiên, những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở độ tuổi 13 mặc dù ít nguy cơ mắc các bệnh trên nhưng không có nghĩa là họ tránh được mọi ảnh hưởng đến sức khỏe.
‘Chu kì kinh nguyệt có thể thay đổi hàng tháng nhưng điều quan trọng là bạn phải xem xét nó thay đổi như thế nào, chẳng hạn như thay đổi về lượng máu kinh, số ngày có kinh, thời gian chu kì kinh nguyệt kéo dài… Nắm được những điều này sẽ giúp bạn kiểm soát sức khỏe của mình tốt hơn’, Giáo sư Alyssa Dweck, bác sĩ phụ khoa (Mỹ) cho biết. Vì vậy, nếu thấy có bất kì những thay đổi trong chu kì kinh nguyệt của mình, bạn cần đi khám để được các bác sĩ sản phụ khoa thăm khám cẩn thận.
Giáo sư Dweck cũng đề cập đến 6 bệnh có thể liên quan đến chu kì kinh nguyệt của chị em như sau:
Hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS)
Hãy chú ý đến sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt (Ảnh minh họa: Internet)
Những phụ nữ có PCOS thường bị mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến các vấn đề liên quan đến chu kì kinh nguyệt và khả năng có thai. Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang thường là những người có sự gia tăng bất thường về nồng độ Testosterone và LH, những chất này sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn, dẫn đến không rụng trứng hoặc rối loạn phóng noãn và có thể gây ra tình trạng kinh không đều hay vô kinh… Ngoài ra, những người bị PCOS còn có thể gặp các triệu chứng khác như xuất hiện lông trên khuôn mặt, béo phì…
Thiếu máu
Nếu bạn có lượng kinh nguyệt ra nhiều mỗi tháng, bạn có thể gặp nguy cơ bị thiếu máu. Thiếu máu là một tình trạng mà trong máu của bạn thiếu các tế bào máu đỏ hoặc hemoglobin (tế bào hồng cầu). Khi điều này xảy ra, cơ thể không hấp thụ đủ oxy, làm cho bạn chậm chạp và gặp nhiều triệu chứng khó chịu khác, chẳng hạn như nhức đầu và chóng mặt.
Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ xem xét và kê cho bạn các loại thuốc giúp bổ sung sắt cho cơ thể.
Video đang HOT
Ung thư tử cung
‘Một số dấu hiệu đáng chú ý đầu tiên của ung thư tử cung là chảy máu bất thường giữa kì kinh nguyệt, chảy máu sau khi mãn kinh và chảy máu khi quan hệ tình dục’, Dweck nói. Vậy nên, khi thấy có máu xuất hiện ở những ngày không phải là ngày ‘đèn đỏ’ thì bạn cần hết sức lưu ý, không được tự ý cho rằng đó là do rong kinh đơn thuần và bỏ qua.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu này xuất hiện, bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.
Bệnh tuyến giáp
Sự thay đổi trong chu kì kinh nguyệt của bạn là do các nội tiết tố gây ra mà tuyến giáp lại đóng một vai trò lớn trong việc sản xuất và điều chỉnh nội tiết tố. Chính vì vậy, sự thay đổi trong lượng kinh nguyệt hoặc thời gian có kinh có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề về tuyến giáp. ‘Kiểm tra tuyến giáp có thể giúp bạn biết nguyên nhân gây thay đổi trong chu kì kinh nguyệt của bạn có phải do bất thường ở tuyến giáp gây ra hay không’, Dweck nói.
Đó có thể là dấu hiệu không mong muốn của bệnh tật (Ảnh minh họa: Internet)
‘Nếu bạn không thấy kinh nguyệt xuất hiện, rất có thể bạn đang mang thai. Nhưng nếu mất kinh lại kèm theo xuất hiện dịch ở núm vú thì có thể bạn đang có một khối u tuyến yên – khối u lành tính hoặc ung thư tuyến yên. Nhức đầu cũng là một triệu chứng có thể gặp nếu bạn có khối u này’, Dweck nói.
Khối u ở tuyến yên (một tuyến nằm ở đáy não) thường gặp nhiều nhất ở người lớn tuổi nhưng không có nghĩa là phụ nữ trẻ không thể bị bệnh.
Khi bạn không ăn uống đúng cách, nó có thể ảnh hưởng đến dòng chảy kinh nguyệt của bạn. ‘Giảm cân nhanh chóng, tập thể dục quá mức, chán ăn hoặc ăn uống vô độ… đều có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn. Vì vậy, bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh để có chu kì kinh nguyệt khỏe mạnh’, Dweck nói. Nếu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt của bạn là do ăn uống thì bạn cần thay đổi càng sớm càng tốt.
Theo Afamily
5 bệnh gây triệu chứng khó chịu trong kì 'đèn đỏ'
Ngoài nguyên nhân do đặc điểm sinh lý, những khó chịu trong chu kì kinh nguyệt có thể xuất phát từ những nguyên do bệnh tật khác.
Những cơn đau trong chu kì kinh nguyệt là điều mà không chị em nào muốn gặp cho dù đôi khi nó là cảm giác khó chịu chứ không hẳn là những cơn đau. Nhưng nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn cần nắm được các nguyên nhân có thể gặp để biết cách xử trí phù hợp và hiệu quả nhất.
Nguyên nhân đau bụng, khó chịu trong chu kì kinh nguyệt có thể xuất phát từ yếu tố di truyền nhưng cũng có thể là do sự căng thẳng hoặc các yếu tố tâm sinh lý khác gây ra. Một số chị em có thể gặp triệu chứng chuột rút, đau lưng hoặc đau bụng trong khi những người khác lại kèm theo cả triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, khó thở... Trong một số trường hợp nghiêm trọng, các cơn đau có thể khiến chị em bị tê vùng bụng, kinh nguyệt ra nhiều mệt mỏi đến kiệt sức... Nếu gặp tình trạng này thì chị em phải đến bệnh viện để được chăm sóc sức khỏe thích hợp. Chẩn đoán sớm và chính xác nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Hãy cùng tìm hiểu xem những nguyên nào gây ra tình trạng này ở chị em nhé:
Những cơn đau trong chu kì kinh nguyệt là điều mà không chị em nào muốn gặp (Ảnh minh họa: Internet)
Lạc nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc trong tử cung. Nội mạc tử cung có thể bong ra và chảy ngược vào trong, bám vào các vùng trong cơ quan sinh sản và gây viêm mãn tính, chảy máu trong và gây ra các cơn đau ở vùng chậu. Do vậy, vào những ngày có 'đèn đỏ', đây cũng có thể là một trong những những lý do chính khiến nhiều chị em đau vùng chậu.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là bệnh rất phổ biến và nhiều chị em gặp phải. Tuy nhiên, bệnh này lại không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên nhiều chị em không biết mình bị bệnh. U xơ tử cung có thể ảnh hưởng tới dòng chảy của kinh nguyệt hàng tháng và khiến không ít phụ nữ cảm thấy đau đớn, thậm chí trở thành ác mộng của không ít chị em.
Vòng tránh thai
Vòng tránh thai là một công cụ tránh thai có tác dụng tạm thời và không liên quan đến nội tiết tố trong cơ thể. Vòng tránh thai được đặt trong tử cung và có thể có những tác dụng phụ, ví dụ như khiến dòng chảy kinh nguyệt nhiều hơn, chu kì kinh nguyệt thay đổi, kéo dài hơn hoặc có gây ra những triệu chứng khi có kinh như đau bụng, đầy bụng, đầy hơi... Những tác dụng phụ này thường xuất hiện rõ nhất trong thời gian đầu mới đặt vòng. Nó cũng có thể tái phát sau đó nhiều năm.
Ngoài nguyên nhân do đặc điểm sinh lý, những khó chịu trong chu kì kinh nguyệt có thể xuất phát từ những nguyên do bệnh tật khác (Ảnh minh họa: Internet)
Các bệnh vùng chậu
Các bệnh vùng chậu, đặc biệt là nhiễm trùng vùng chậu cũng được coi là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khó chịu trong kì kinh nguyệt. Nhiễm trùng vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng về đường sinh dục nữ và có thể xuất phát từ tình trạng lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục mà không được điều trị thích hợp.
Bệnh nhiễm trùng này có thể gây ra các vết sẹo gần khung xương chậu. Trong thời gian kinh nguyệt, các kích thích tố sẽ ảnh hưởng đến tử cung, các mô sẹo và gây đau, khó chịu.
Ung thư biểu mô
Ung thư biểu mô cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều chị em đau đớn trong ngày có kinh nguyệt. Bệnh ung thư biểu mô cũng có thể gây vô sinh hoặc đau khi giao hợp. Rất khó để tự chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng kì kinh nguyệt có phải do ung thư biểu mô gây ra hay không, bệnh này chỉ có thể phát hiện thông qua thăm khám cụ thể.
Vì vậy, nếu muốn biết chính xác nguyên nhân, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để được khám và điều trị kịp thời.
Theo Afamily
Hai nguyên nhân gây vô sinh đe dọa nhiều phụ nữ trẻ Không thể phủ nhận một điều rằng thói quen thường xuyên thức khuya và uống cà phê đậm đặc có thể khiến bạn bị vô sinh. Em năm nay 26 tuổi, kết hôn được hơn 1 năm nhưng chưa có con. Hiện tại, cuộc sống của em rất thoải mái nhưng em rất lo cho tương lai. Trước đây, khi chưa lấy chồng,...