6 bài tập tác động mạnh có thể gây tổn thương khớp
Các bài tập tác động mạnh mang lại nhiều lợi ích cho những người muốn tăng sức bền và sức mạnh.
Tuy nhiên, các bài tập này cũng có thể gây áp lực lên các khớp, làm tổn thương khớp theo thời gian… Vậy luyện tập như thế nào cho an toàn?
Các bài tập tác động mạnh góp phần gây đau khớp và tổn thương khớp lâu dài bằng cách tạo áp lực lặp đi lặp lại lên các khớp, đặc biệt ở các vùng chịu lực như đầu gối, hông và lưng dưới. Tác động liên tục có thể làm mòn sụn bảo vệ, dẫn đến tình trạng viêm, đau và các tình trạng như viêm xương khớp.
Theo thời gian, các khớp có thể mất khả năng hấp thụ lực tác động, khiến chúng dễ bị tổn thương hơn. Hình thức không đúng hoặc tập quá mức cũng làm tăng thêm nguy cơ tổn thương dây chằng, căng khớp và các bệnh khớp mạn tính.
Dưới đây là 6 bài tập tác động mạnh có thể gây tổn thương cho các khớp và cách phòng tránh:
1. Chạy trên bề mặt cứng gây tổn thương khớp
Chạy trên bề mặt cứng (như nền xi măng, vỉa hè…) có thể phá vỡ sụn ở lưng dưới, hông và đầu gối. Việc tác động liên tục của bàn chân lên mặt đất cứng cũng có thể gây viêm, dẫn đến viêm khớp theo thời gian.
Xử trí: Có thể thay thế chạy trên máy tập elip. Đây là bài tập tác động thấp và có lợi ích tim mạch tương tự như chạy bộ mà không làm căng khớp.
Chạy trên bề mặt cứng (như nền xi măng, vỉa hè…) có thể phá vỡ sụn ở lưng dưới, hông và đầu gối.
2. Nhảy bật cóc
Các động tác nhảy và tiếp đất liên tục khi nhảy bật cóc có thể gây áp lực lên hông, đầu gối và mắt cá chân.
Xử trí: Có thể tập các bài tập bật nhảy bước sang một bên thay vì nhảy lên. Đây là một giải pháp thay thế tốt giúp giảm tác động đến các khớp trong khi vẫn tác động vào cùng một nhóm cơ.
Video đang HOT
Các động tác nhảy và tiếp đất liên tục khi nhảy bật cóc có thể gây áp lực lên hông, đầu gối và mắt cá chân.
3. Nhảy lên hộp
Nhảy lên hộp (bục) gây tác động mạnh đến mắt cá chân và đầu gối, vì việc nhảy lên – xuống bề mặt cao sẽ gây căng thẳng cho các khớp này; đồng thời làm tăng nguy cơ bị thương nếu người tập không phối hợp hoặc giữ thăng bằng tốt.
Xử trí: Bài tập bước lên hộp (bục) là một bài tập thay thế có tác động lên cùng nhóm cơ và cải thiện sức mạnh, khả năng giữ thăng bằng, đồng thời nhẹ nhàng hơn với các khớp.
Nhảy lên hộp (bục) gây tác động mạnh đến mắt cá chân và đầu gối.
Burpee là bài tập thể dục kết hợp một chuỗi các động tác nối tiếp nhau, tác động lên toàn thân giúp đốt cháy mỡ thừa, calo một cách hiệu quả, đồng thời cải thiện sức bền, sự linh hoạt và sức mạnh cơ bắp.
Burpees yêu cầu người tập phải liên tục nhảy, ngồi xổm và chống đẩy. Điều này có thể gây hại cho lưng dưới, đầu gối và cổ tay. Tốc độ nhanh và tác động lên các khớp khiến đây trở thành bài tập có nguy cơ cao đối với sức khỏe của khớp.
Xử trí: Để giảm tác động của bài tập này nên thay thế động tác nhảy bằng cách chỉ cần bước lùi về tư thế plank.
5. Các môn thể thao có tác động mạnh
Các môn thể thao có tác động mạnh như bóng rổ, quần vợt và bóng đá có thể gây áp lực đáng kể lên hông, đầu gối, mắt cá chân. Tất cả các môn thể thao này đều liên quan đến việc dừng lại đột ngột, nhảy và thay đổi hướng nhanh. Sự kết hợp của tác động – chuyển động xoắn thường dẫn đến đau khớp và căng dây chằng.
Xử trí: Thay vào đó, hãy chọn các bài tập tác động thấp như đạp xe hoặc bơi lội. Cả hai đều mang lại lợi ích tim mạch tuyệt vời trong khi vẫn nhẹ nhàng cho khớp của bạn.
6. Chạy nước rút
Chạy nước rút đòi hỏi sức mạnh bùng nổ, có thể gây áp lực quá mức lên đầu gối, hông, lưng dưới, đồng thời việc tăng tốc đột ngột và dừng lại nhanh làm tăng nguy cơ bị thương.
Xử trí: Có thể tập với máy chèo thuyền để có bài tập hiệu quả, tác động thấp nhưng cũng đem lại tác động đến toàn bộ cơ thể. Bài tập này tránh được tác động mạnh của việc chạy nước rút trong khi vẫn tăng cường cơ bắp và cải thiện sức bền.
Đau ngón tay thận trọng với bệnh ngón tay lò xo
Ngón tay lò xo là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân.
Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo.
Nguyên nhân gây bệnh ngón tay lò xo
Ngón tay lò xo hay ngón tay cò sún.g hay viêm gân gấp ngón tay là hiện tượng viêm hoặc thoái hóa các bao gân gấp ngón tay, gây chít hẹp bao gân, làm cho các gân gấp khó lướt qua khi gấp và duỗi ngón tay. Các gân gấp bị viêm xuất hiện hạt xơ, làm di động của gân gấp qua vị trí hạt xơ bị cản trở.
Nguyên nhân gây bệnh ngón tay lò xo là do các yếu tố sau:
Do đặc thù nghề nghiệp: Một số nghề nghiệp như làm nông, thợ cắt tóc, thợ thủ công, giáo viên, bác sĩ phẫu thuật... đòi hỏi người làm nghề phải thường xuyên sử dụng ngón tay, thực hiện liên tục một số động tác như véo, nắm... Do đó, những người làm các nghề kể trên sẽ có nguy cơ bị ngón tay lò xo nhiều hơn các trường hợp khác.
Một số bệnh như bệnh đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout... nếu không điều trị và kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm tình trạng ngón tay lò xo.
Một số chấn thương có thể do chơi thể thao, ta.i nạ.n giao thông, ta.i nạ.n sinh hoạt.
Các biểu hiện của bệnh ngón tay lò xo
Triệu chứng ở giai đoạn đầu khi mà các bao gân mới bị viêm thì thường sẽ đau vùng gốc ngón tay, đau tăng lên khi ấn vào hoặc khi thức dậy vào sáng sớm. Khi tình trạng viêm bao gân xảy ra ở nhiều ngón thì người bệnh sẽ cảm nhận triệu chứng giống như là cứng khớp cả bàn tay.
Giai đoạn sau khi tình trạng viêm mạn tính sẽ dẫn đến chít hẹp đường đi của gân gấp, gây ra tình trạng kẹt ngón rất khó cử động.
Khi người bệnh vận động thì các ngón tay rất khó cử động, bị cố định hoặc mắc kẹt trong tư thế gập xuống. Đau vùng gân và cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh cử động. Trường hợp nặng thì bệnh nhân cần được người khác hỗ trợ mới có thể kéo thẳng hoặc đưa ngón tay về vị trí cũ. Ngón tay bị bệnh có thể sưng lên, đau nhức.
Việc chữa trị giai đoạn đầu sẽ dễ dàng hơn nhiều so với khi đã viêm mạn tính. Đây là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên triệu chứng đau có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Qua thăm khám lâm sàng nếu nghi ngờ mắc bệnh ngón tay lò xo, các bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm và có thể thấy gân, bao gân dày lên và có dịch bao quanh, thấy hình ảnh hạt xơ trong bao gân.
Ngón tay lò xo là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân.
Phân loại mức độ bệnh:
Độ I: Đau ở gốc ngón tay, còn di chuyển được.
Độ II: Ngón tay bị giữ lại, gân còn di chuyển được nhưng bị bật hoặc phải dùng sự trợ giúp của tay đối diện.
Độ III: Ngón tay bị kẹt ở tư thế cò sún.g.
Điều trị bệnh ngón tay lò xo
Ngón tay lò xo là một bệnh lý không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng đến tính mạng. Có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp.
Điều trị bảo tồn: Có thể sử dụng nẹp cố định tay để hạn chế sự cử động quá mức. Ngoài ra, một số bài tập vật lý trị liệu có thể giúp giảm tình trạng viêm. Bên cạnh đó sóng siêu âm hoặc hồng nhiệt cũng có thể được sử dụng để giảm triệu chứng viêm. Dùng thuố.c NSAID toàn thân, tại chỗ. Tiêm steroid vào bao gân.
Điều trị phẫu thuật: Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp nặng, ngón tay không duỗi được ra hoặc duỗi ra rất khó khăn. Phẫu thuật sẽ giải phóng tình trạng kẹt gân gấp, từ đó giúp ngón tay vận động duỗi được lại bình thường.
Tóm lại: Bệnh ngón tay lò xo hay gặp nhất là ở những người thường xuyên hoạt động bàn tay, như xoay vặn, cầm, nắm ở công nhân, dân văn phòng. Vì thế để phòng bệnh cần phải sắp xếp công việc, nghỉ ngơi hợp lý sẽ ngăn ngừa được tình trạng ngón tay lò xo. Những người mắc bệnh gout, viêm khớp dạng thấp hay đái tháo đường cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị ngón tay lò xo, vì thế cần tầm soát phát hiện sớm và điều trị những bệnh này. Khi có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào của bệnh, nên đến cơ sở y tế gần nhất để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh và được điều trị kịp thời.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay. Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép khi...