5G và IoT sẽ thay đổi viễn thông, kinh doanh và tiêu dùng như thế nào?
Mạng 5G sẽ thúc đẩy quá trình phát triển công nghệ trong Internet of Things (Internet vạn vật hay IoT). Và khi trở nên phổ biến, cả hai sẽ hoàn toàn định hình lại bộ mặt kinh doanh và tiêu dùng của các ngành.
5G và IoT được kỳ vọng sẽ đem đến những thành tựu công nghệ mới ở nhiều lĩnh vực
Chuyên mục Intelligence của trang Business Insider đã thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu, trong đó phân tích lĩnh vực công nghệ và nhiều lĩnh vực khác để đưa ra góc nhìn tổng quan về cách mà 5G và IoT sẽ góp phần tạo nên sự chuyển mình trong tương lai của hoạt động viễn thông, kinh doanh, chính quyền, tiêu dùng công nghệ.
Trước hết, mạng 5G sẽ tạo lực đẩy cho sự phát triển của IoT qua việc cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn (nhanh hơn 10 lần so với 4G trong một số trường hợp). Độ trễ trong giao tiếp truyền thông sẽ giảm xuống mức rất thấp là khoảng 1 mili giây, đối với 4G con số này là 50 mili giây. Băng thông của 5G cũng cao hơn gấp 10 lần so với 4G nếu xét về số lượng thiết bị được kết nối trong một hệ thống mạng.
Viễn thông
Nokia đang cạnh tranh Ericsson và Huawei trong cuộc đua cung cấp giải pháp 5G
Video đang HOT
Đến cuối năm 2020, hơn một phần năm quốc gia trên thế giới sẽ triển khai các dịch vụ mạng 5G. Kết nối IoT toàn cầu sẽ tăng gấp đôi trong thời gian từ năm 2018 đến 2025, nhảy vọt từ 9 tỉ lên 25 tỉ. Ngành công nghiệp mạng không dây của Mỹ sẽ đầu tư lên đến 275 tỉ USD trong năm 2026 để xây dựng cơ sở hạ tầng 5G, tạo ra 3 triệu việc làm và tạo ra giá trị 500 tỉ USD cho nền kinh tế nước này.
Kinh doanh
Những tập đoàn lớn sẽ sử dụng nhiều thiết bị kết nối hơn để giám sát vận hành và tối ưu quy trình làm việc trên toàn cầu. Ba giải pháp IoT đứng đầu cho kinh doanh được dự đoán gồm: giám sát từ xa, theo dõi tài sản và quản lý cơ sở thông minh.
Camera IoT sẽ ngày càng phổ biến ở cả môi trường làm việc lẫn nhà ở
Những thiết bị IoT giám sát từ xa đảm bảo quá trình vận hành diễn ra theo quy định và được tăng thêm hiệu quả. Với giải pháp theo dõi tài sản, thiết bị IoT giúp các công ty quản lý chặt chuỗi cung ứng, thu thập dữ liệu quan trọng để tổ chức công việc hợp lý hơn, xác định những vấn đề tiềm tàng hoặc “nút cổ chai” ảnh hưởng đến phát triển. Thêm vào đó, các cơ sở hạ tầng có sử dụng thiết bị IoT như đèn và hệ thống HVAC thông minh sẽ giúp giảm thiểu chi phí vận hành cho công ty, thông qua khả năng tự động hóa. HVAC là viết tắt của hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí.
Chính phủ
Các chính phủ đang đầu tư vào giải pháp 5G và IoT để giảm tỷ lệ tội phạm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ phát triển và cải thiện tình trạng môi trường.
Những thành phố thông minh sẽ tận dụng sản phẩm IoT như cảm biến, hệ thống đèn và máy đo để thu thông tin quan trọng về cơ sở hạ tầng. Một số chính phủ dự kiến sẽ đầu tư gần 900 tỉ USD hằng năm vào những giải pháp thành phố thông minh vào năm 2023. Tiêu hao năng lượng vào đèn sẽ giảm đến 35% nhờ vào bóng đèn LED công suất thấp của các giải pháp chiếu sáng thông minh.
Tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ chi hơn 14.000 tỉ USD vào thiết bị và dịch vụ IoT, cũng như hoạt động bảo quản chúng trong năm 2026. Ericsson dự kiến sẽ có hơn 7,2 tỉ smartphone được đăng ký trên toàn cầu vào năm 2024.
Người tiêu dùng sẽ chi mạnh hơn cho các thiết bị IoT
Phân nửa số người tham gia khảo sát của Business Insider muốn gọi và nhắn tin thông qua trợ lý trí tuệ nhân tạo như Google Assistant hay Amazon Alexa, hơn một phần ba trong số họ muốn chúng đảm nhiệm thêm vai trò là điều khiển TV.
Huawei tăng doanh thu dù gặp nhiều sức ép
Huawei vừa công bố doanh thu nửa đầu năm 2020 với kết quả tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, biên lợi nhuận ròng của công ty là 9,2%.
Huawei vẫn đang đạt kết quả kinh doanh khả quan dù gặp nhiều sức ép
Doanh thu nửa đầu năm 2020 của Huawei đạt 454 tỉ nhân dân tệ (64,9 tỉ USD), tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái (401,3 tỉ nhân dân tệ).
Doanh thu của Huawei đến từ 3 mảng là viễn thông, kinh doanh giải pháp doanh nghiệp và ngành hàng tiêu dùng. Trong đó, viễn thông và ngành hàng tiêu dùng là hai mảng kinh doanh chính, mang lại doanh thu tương ứng là 159,6 tỉ nhân dân tệ và 255,8 tỉ nhân dân tệ. Trong khi đó, mảng kinh doanh giải pháp doanh nghiệp đạt 36,3 tỉ nhân dân tệ.
Huawei tiếp tục hợp tác với các nhà mạng và đối tác trong ngành để duy trì vận hành hệ thống mạng ổn định, đẩy nhanh chuyển đổi kỹ thuật số, nỗ lực hỗ trợ ngăn chặn dịch bệnh và mở cửa nền kinh tế địa phương trở lại.
"Huawei đã cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình với các khách hàng và các nhà cung cấp, để cùng tồn tại, cùng phát triển và cùng đóng góp cho nền kinh tế kỹ thuật số và phát triển công nghệ toàn cầu, bất kể công ty phải đối mặt với những thách thức nào trong tương lai", Huawei chia sẻ trong thông cáo báo chí.
Mới đây, chính phủ Mỹ công bố những quy định mới nhằm tiếp tục hạn chế khả năng tự sản xuất chip bán dẫn của Huawei, một yếu tố quan trọng với nỗ lực bán thiết bị mạng 5G.
Huawei không công bố số lượng smartphone bán ra trong nửa đầu năm 2020. Theo hãng nghiên cứu IDC thì Huawei là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai trong quý 1/2020 với 17,8% thị phần, đứng sau Samsung nhưng xếp trên Apple ở vị trí thứ ba.
Nhiều vấn đề của xã hội cần lời giải công nghệ Xác định những bài toán khó của xã hội và tìm lời giải bằng công nghệ là mục đích của cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số quốc gia. Trong xã hội hiện tại vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Ví chúng như những bài toán, Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng cách hiệu quả để...