5G và chặng đường phát triển tại Việt Nam
5G (viết tắt của 5th Generation) hay được biết đến là thế hệ thứ 5 của mạng di động. 5G kế thừa toàn bộ ưu điểm của 4G và được cải thiện với tốc độ vượt trội hơn cùng khả năng phản hồi nhanh chóng.
Với hàng loạt nâng cấp đáng giá như trên, công nghệ này hứa hẹn sẽ thay đổi bộ mặt của nhiều ngành công nghiệp. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới liên tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng 5G và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này.
5G tại Việt Nam đã phát triển ra sao trong 2 năm qua?
Tháng 1/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông 5G cho Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội ( Viettel). Đến tháng 4 và tháng 6 cùng năm, hai nhà mạng MobiFone và Vinaphone cũng lần lượt được cấp phép thử nghiệm công nghệ này.
Ngày 10/5/2019, Việt Nam đã thực hiện thành công cuộc gọi đầu tiên trên mạng 5G. Cuộc gọi này được Viettel kết hợp với tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) thử nghiệm trên chiếc điện thoại Oppo Reno 5G.
Ngày 10/5/2019, cuộc gọi 5G đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện trên chiếc Oppo Reno 5G trong một thử nghiệm của Viettel và tập đoàn Ericson.
Đây được xem là cột mốc vô cùng quan trọng, thể hiện tham vọng trong việc triển khai mạng 5G cho các hoạt động thương mại tại Việt Nam. Đồng thời, sự kiện trên cũng giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập thành công cuộc gọi hỗ trợ công nghệ 5G.
Tháng 1/2020, Viettel đã thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị do chính Viettel sản xuất. Với sự kiện này, Việt Nam vào nhóm nước dẫn đầu thế giới trong việc triển khai mạng 5G trên các thiết bị do doanh nghiệp trong nước tự sản xuất.
Đến tháng 10/2020, các nhà mạng đã triển khai thử nghiệm 5G và đạt được kết quả rất khả quan. Dựa trên phần mềm Speedtest, sóng 5G của Viettel, VinaPhone, MobiFone tại các khu vực phát sóng thử nghiệm đều đạt cao nhất từ 1-1,5Gbps. Tốc độ này cao trung bình gấp 10 lần mạng 4G và có độ trễ thấp hơn rõ rệt.
Tháng 11/2020, VinaPhone trở thành nhà mạng đầu tiên của Việt Nam phát sóng 5G đồng thời tại Hà Nội và TPHCM, tiếp theo đó lần lượt là Viettel và MobiFone. Từ cuối năm 2020 đến nay, các nhà mạng liên tục mở rộng phạm vi phủ sóng 5G, triển khai thử nghiệm thương mại mạng 5G tại 6 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, TPHCM, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước và Thừa Thiên – Huế.
Video đang HOT
Thử nghiệm mạng 5G tại Việt Nam cho tốc độ rất khả quan, cao hơn mức trung bình của thế giới.
Gần đây, cả ba nhà mạng Vinaphone, Viettel và MobiFone đã ký thỏa thuận triển khai thử nghiệm dùng chung mạng 5G. Đây là hành động thiết thực nhằm góp phần hoàn thành sớm việc triển khai thương mại mạng 5G trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, việc dùng chung hạ tầng viễn thông cũng giúp tăng cường hiệu quả đầu tư hạ tầng của chính các doanh nghiệp.
Smartphone 5G ngày càng dễ tiếp cận
Cùng với sự phát triển của hạ tầng viễn thông, smartphone 5G cũng ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Thời gian đầu, công nghệ này chỉ được trang bị trên những mẫu smartphone cao cấp của các hãng.
Vào tháng 3/2020, Oppo khơi mào cuộc chiến smartphone 5G tại Việt Nam khi ra mắt bộ đôi Find X2 và Find X2 Pro được tích hợp sẵn công nghệ này. Trong nửa cuối năm 2020, thị trường di động Việt liên tục đón nhận sự xuất hiện của hàng loạt mẫu smartphone 5G như Samsung Galaxy Note20 Ultra 5G, iPhone 12 series, OnePlus 8 Pro 5G, Xiaomi Mi 10T Pro 5G hay Nokia 8.3 5G.
Smartphone 5G tại Việt Nam có giá bán ngày càng dễ tiếp cận.
Từ đầu năm 2021, các nhà sản xuất smartphone liên tục tung ra các mẫu di động thế hệ mới tích hợp sẵn 5G. Đến nay, có khoảng 30 mẫu di động hỗ trợ 5G đã được lên kệ tại Việt Nam. Mức giá của chúng trải rộng từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn khác nhau.
Ở phân khúc cao cấp là sự cạnh tranh của iPhone 12, Oppo Find X3 Pro, Galaxy S21, Xiaomi Mi 11 hay Vivo X60 Pro. Trong khi đó, phân khúc smartphone tầm trung cũng sôi động không kém với hàng loạt cái tên như Oppo Reno5 5G, OnePlus Nord N10 5G hay Xiaomi Redmi Note 10 5G.
Trao đổi với Dân trí, đại diện một số hệ thống bán lẻ lớn cho biết người dùng ngày càng quan tâm đến 5G. Thậm chí, công nghệ này đã trở thành một trong những tiêu chí hàng đầu khi khách hàng chọn mua smartphone.
5G thay đổi cuộc sống của chúng ta ra sao?
5G được nhận định là nền tảng kết nối hỗ trợ tốt nhất cho Internet of Things (IoT) khi công nghệ này cho tốc độ truyền tải cực kỳ nhanh, độ trễ thấp, dung lượng tải lớn, kết nối nhiều thiết bị cùng lúc, đem lại tính ứng dụng linh hoạt và tiềm năng khổng lồ.
Bác sĩ Antonio de Lacy hướng dẫn đội ngũ phẫu thuật từ xa.
Dù mới xuất hiện được vài năm, công nghệ này đang mang đến hàng loạt thay đổi trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Vào tháng 2/2019, các bác sĩ tại Tây Ban Nha đã tiến hành ca phẫu thuật thông qua mạng 5G lần đầu tiên trên thế giới.
Khi đó, bác sĩ Antonio de Lacy, Trưởng khoa Tiêu hóa thuộc Bệnh viện Clinic Barcelona, đã đứng trước một màn hình lớn kết nối mạng 5G và trực tiếp hướng dẫn một ca phẫu thuật được thực hiện cách đó khoảng 5 km. Trong suốt quá trình phẫu thuật, kết nối 5G có thời gian trễ chỉ 0,01 giây, nhanh hơn rất nhiều so với mức 0,27 giây của 4G.
Bên cạnh lĩnh vực y tế, 5G cũng đang được các quốc gia tích hợp nhiều hơn vào hệ thống giao thông công cộng. Tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc, hành khách đã có thể trải nghiệm Wifi tốc độ cao khi di chuyển trên những chiếc xe bus có kết nối Internet thông qua công nghệ 5G.
Chưa dừng lại ở đó, công nghệ 5G còn được tích hợp lên những chiếc ô tô điện. Đầu năm 2019, nhà sản xuất xe hơi SEAT của Tây Ban Nha đã giới thiệu một mẫu xe thông minh tích hợp kết nối 5G, có thể hỗ trợ điều khiển xe cũng như dự báo tình trạng giao thông cho người lái. Thiết bị này được xem là giải pháp toàn diện cho việc di chuyển cá nhân trong những đô thị đông đúc.
Người dùng có thể điều khiển toàn bộ tính năng thông minh của khách sạn này thông qua chiếc điện thoại Oppo Reno 5G.
Hay trong tháng 8/2019, Oppo đã khai trương khách sạn 5G đầu tiên trên thế giới tại Australia. Đây là khách sạn cao cấp với thiết kế tối giản, có thể điều khiển hoàn toàn thông qua chiếc điện thoại Oppo Reno 5G.
Khách sạn này có “gương thông minh” để cập nhật và xem tin tức mới nhất, trang bị game 5G Gaming Suite trên nền tảng đám mây, điều khiển bằng giọng nói và trải nghiệm AR.
Có thể thấy, khi công nghệ 5G trở nên phổ biến hơn, cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi theo những cách không thể tưởng tượng nổi. Mọi hoạt động, công việc, học tập, y tế, giáo dục đều sẽ trở nên thông minh và tiện lợi hơn.
Anh bắt đầu tháo dỡ thiết bị 5G Huawei
Nhà mạng Anh BT tiến hành tháo dỡ và thay thế thiết bị 5G Huawei bằng thiết bị Nokia, bắt đầu từ thành phố Hull.
Nhóm kỹ sư thay thế thiết bị Huawei bằng thiết bị Nokia tại thành phố Hull hôm 20/4.
Các kỹ sư viễn thông đội mũ cứng, mang áo khoác trong suốt đã dành cả thập kỷ trèo lên các tòa nhà để lắp đặt thiết bị Huawei tại Anh. Bây giờ, bắt đầu từ đỉnh tháp Muswell Court tại thành phố Hull, họ lại bắt đầu hành trình 7 năm trị giá 700 triệu USD để dỡ bỏ tất cả.
Hull là thành phố Anh đầu tiên mà BT, nhà mạng lớn nhất nước, tiến hành dỡ bỏ thiết bị Huawei. Công ty cho biết sẽ hoàn tất công việc tại đây vào tháng 7 và thay bằng thiết bị Nokia. Giám đốc Công nghệ BT Howard Watson cho biết họ lựa chọn một khu vực để làm việc này, bảo đảm không gây tác động xấu tới dịch vụ khách hàng. Cho tới nay, mọi thứ diễn ra tốt đẹp.
Trên toàn quốc, các kỹ sư phải lặp lại "ca phẫu thuật" trên 12.000 trong tổng số 18.000 mái nhà, cột buồm di động và các địa điểm khác của BT. Mới có khoảng 130 ca hoàn thành do quy trình xin phép chủ đất, đóng cửa các con đường và huy động hàng trăm người một lúc rất tốn thời gian.
Quy trình cũng khá tốn kém. Chỉ riêng chi phí thiết bị Nokia và Ericsson của BT đã là 500 triệu bảng (701 triệu USD). Theo Bộ trưởng Văn hóa Anh Oliver Dowden, lệnh cấm Huawei sẽ làm chậm quá trình triển khai 5G thêm 3 năm, thiệt hại 2 tỷ bảng.
Anh cáo buộc Huawei là nguy cơ an ninh không thể chấp nhận được dù công ty Trung Quốc liên tục phủ nhận. Anh yêu cầu dỡ bỏ hoàn toàn thiết bị Huawei khỏi hạ tầng 5G trước năm 2027. Không chỉ các thiết bị 5G mới lắp đặt gần đây mà các trạm gốc 4G Huawei cũng phải dỡ bỏ. Đó là vì thế hệ 5G đầu tiên liên kết chặt chẽ với 4G và thiết bị Huawei không tương thích với các thiết bị của đối thủ.
Dù điều này đồng nghĩa hàng trăm kỹ sư viễn thông phải làm nhiệm vụ tháo gỡ ăng-ten, thiết bị họ vừa mới lắp đặt, vẫn có một điểm sáng: giữa tình hình tài chính xáo trộn hậu Brexit và Covid-19, họ được thêm vài năm trợ cấp làm thêm giờ.
Trung Quốc dọa trả đũa Ericsson nếu Thụy Điển không bỏ lệnh cấm Huawei Truyền thông Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh cho Thụy Điển cơ hội cuối cùng để lật ngược lệnh cấm Huawei nếu không muốn Ericsson bị trả đũa. Theo Thời báo Hoàn cầu, việc Ericsson tham gia vào vòng phát triển 5G tiếp theo của Trung Quốc còn tùy vào Stockholm có thay đổi lập trường với Huawei hay không. Tháng 10/2020, Thụy...