5G – Tụ điểm cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung?
Cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn kéo dài và chưa có hồi kết được nhận định là do công nghệ chủ chốt 5G.
Theo số liệu mới nhất của Deloitte, thì Trung Quốc đã xây được hơn 350.000 tháp sóng – cơ sở hạ tầng quan trọng của mạng 5G, trong khi Mỹ mới chỉ có chưa đến 30.000 tháp (11%). Vì thế, theo dự báo Trung Quốc và các nước khác trong khu vực châu Á có thể tạo ra “cơn sóng thần 5G”, khiến Mỹ quan ngại trước nguy cơ không thể bắt kịp.
Công nghệ 5G được cho là tụ điểm của cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Từ tiếp cận thời gian thực…
5G được cho là sẽ khắc phục triệt để những khiếm khuyết của 4G/LTE, đặc biệt là tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh, đạt tới 20GPs (gấp 20 lần so với 4G). Nhờ đó, người dùng có thể xem trực tuyến video ở cấp độ “8K” với định dạng 3D, kết nối thiết bị thực tế ảo (VR) gần như không có độ trễ…
Mạng 5G sẽ sử dụng bước sóng mm, quang phổ tín hiệu RF giữa các tần số siêu cao 20GHz và 300GHz, có thể truyền tải khối lượng lớn dữ lệu với tốc độ cao. Tuy nhiên, để khắc phục nhược điểm không truyền xa, khó xuyên tường, vượt chướng ngại vật… các nhà mạng phải sử dụng một lượng lớn antena có cùng độ phủ sóng như 4G hiện nay.
Theo giới chuyên gia dự báo đến năm 2035 công nghệ 5G có thể tạo ra 12.300 tỷ USD cho GDP toàn cầu.
Đến cuộc đua thiết lập cơ sở hạ tầng…
Trong cuộc đua ứng dụng 5G, mạng thế hệ mới này là khâu then chốt trong việc phát triển xe tự lái, thực tế ảo và thành phố thông minh của các nhà mạng trên phạm vi toàn cầu. Thời gian thực là khâu cốt yếu để bảo đảm cho các thiết bị thông minh không có bất kỳ sai sót nào trong quá trình vận hành.
Cho đến nay, việc triển khai chiến lược “Made in China 2025″ của Trung Quốc đã có bước tiến nhanh trong lĩnh vực 5G. Yếu tố quan trọng nhất cho triển khai 5G là lắp đặt các cột tháp không dây mới được phân đều trong các khu vực dân cư đông đúc. Trong khi Mỹ hiện mới xây khoảng 5 cột/10.000 dân, thì tỉ lệ này ở Trung Quốc là 14 cột/10.000 dân. Chỉ tính riêng trong năm 2017, China Tower – nhà điều hành cột tháp di động Trung Quốc đã xây 460 cột tháp/ngày.
Theo giới quan sát, các hãng khổng lồ như Intel và Qualcomm đang hợp tác phát triển công nghệ 5G. Trong đó, yếu tố chi phí nghiên cứu, phát triển và sự phân bổ tần số vô tuyến cho các nhà mạng đã giúp Mỹ chiến thắng trong cuộc đua 4G trước đây, thì nay Mỹ lại thiếu lộ trình trong phân bổ tần số so với Trung Quốc và Hàn Quốc. Trung Quốc hiện là nước dẫn đầu trong việc ứng dụng 5G, Hàn Quốc xếp thứ hai và tiếp sau là Mỹ và Nhật Bản.
Chính vì thế mà Washington đã có những đối sách để chống lại nguy cơ mạng 5G của Bắc Kinh vượt mặt Mỹ. Được biết, ngay từ hồi đầu năm 2018 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngăn cản thương vụ Broadcom mua Qualcomm sau khi quan chức Mỹ cảnh báo giao dịch có thể mang lợi thế lớn về 5G cho Trung Quốc.
Nhà mạng Mỹ như Verizon, AT&T đang chia sẻ và triển khai công nghệ 5G tại một số thị trường vào cuối năm 2018, trong khi Bắc Kinh dự kiến sử dụng 5G trên diện rộng từ năm 2020. Tất cả hãng viễn thông nước này cũng cam kết đáp ứng khung thời gian nói trên.
Theo quan điểm của Declan Ganley, CEO của công ty viễn thông Rivada Networks, “cuộc đua ai sẽ định hình và kiểm soát mạng 5G” chính là một phần của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Công nghệ này có ý nghĩa lớn về mặt chiến lược, đóng vai trò quan trọng hơn cả các tuyến vận tải đường biển hay kiểm soát vùng trời.
Video đang HOT
Theo nhận định của Ganley, mô hình phân phối tần số cho các nhà mạng di động của Mỹ thông qua đấu thầu quang phổ (spectrum) và quy trình đấu giá do Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) tổ chức đang tỏ ra không hiệu quả bởi mặt trái của lợi nhuận đã hạn chế đầu tư cho sáng tạo.
Trong khi ở Trung Quốc, chỉ có 2 đến 3 doanh nghiệp nhà nước lớn nhận được sự hậu thuẫn cực mạnh từ Chính phủ, sẽ tiếp tục đầu tư cho sáng tạo, khiến họ có lợi thế để vươn lên dẫn trước các công ty viễn thông Mỹ trong cuộc đua 5G. Vì thế, Theo ông Ganley nếu Mỹ cũng làm như vậy thì Washington có thể vượt qua Trung Quốc trong công nghệ 5G.
Theo quan sát của Kelsey thì nội các của ông Trump đã có những dấu hiệu ủng hộ một chính sách như vậy. Cuộc đua 5G đang chuyển biến rất nhanh và Mỹ có thể phải nhanh chóng áp dụng mô hình mới nếu không muốn thua cuộc trước Trung Quốc.
Và “cuộc chiến” trên lĩnh vực công nghệ…
Theo nhận định của CNBC, một trong những động lực chính khiến giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo dài và chưa có hồi kết là do công nghệ chủ chốt 5G. Công nghệ 5G vừa có ý nghĩa quan trọng đối với cam kết của ông Donald Trump là đưa “Nước Mỹ vĩ đại trở lại”, cũng như tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) theo chiến lược “Made in China 2025″ của ông Tập Cận Bình.
Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến 5G hiện còn ở phía trước.
Hiện nay cuộc đua thực sự nằm ở cuộc cạnh tranh chiếm lấy ngôi vị dẫn đầu công nghệ 5G giữa các tập đoàn thiết bị viễn thông như ZTE, Huawei (Trung Quốc) với các công ty Qualcomm, Intel (Mỹ), Nokia và Ericsson (EU) và các nhà mạng… Tại Việt Nam, hiện mạng 3G đang vận hành rộng rãi, 4G đang trong quá trình triển khai, thì các nhà mạng lớn cũng đã đặt mục tiêu đến 2020 sẽ phủ sóng 5G.
Bài phát biểu của Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đăng trên Tờ The Guardian mới đây cho rằng: “Trung Quốc sắp chiến thắng chứ không phải Mỹ. Họ đã có 5G. Họ đã tìm ra cách”. Không chỉ bỏ xa Mỹ, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới còn đang tìm cách tác động đến các nước khác trên phương diện công nghệ 5G. Huawei đang ráo riết vận động hành lang ở Australia và cũng hợp tác với một công ty ở Bồ Đào Nha để triển khai mạng lưới 5G tại đây.
Theo Joe Madden, CEO của công ty nghiên cứu Mobile Experts, các công ty Trung Quốc đang bắt đầu tăng cường sản xuất các linh kiện chủ chốt với các nhà cung ứng của họ. “Chúng tôi nghe được từ ít nhất 10 nhà cung cấp khác nhau rằng, Trung Quốc có thể sớm triển khai mạng 5G vào đầu năm 2019 chứ không phải tháng 7/2019 như đã công bố trước đó”.
Theo số liệu WIPO thì số đơn xin cấp bằng sáng chế mà các doanh nghiệp Trung Quốc nộp lên đã tăng 13,4% trong năm 2017, so với mức tăng chỉ đạt 0,1% của các doanh nghiệp Mỹ. Trong đó, Huawei và ZTE nộp nhiều đơn nhất. Điều đó giải thích vì sao các công ty di động và viễn thông lớn của Trung Quốc trở thành mục tiêu tấn công của ông D. Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Mạng viễn thông 5G đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Nhà Trắng về an ninh quốc gia. Theo đó, ZTE đã bị cấm mua các sản phẩm làm ra bởi các công ty Mỹ, China Mobile bị tước quyền cung cấp dịch vụ cho thị trường Mỹ; Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ cảnh báo người Mỹ không nên mua điện thoại Huawei vì có thể bị theo dõi.
Hồi tháng 8, ông Donald Trump ký ban hành Đạo luật NDAA-2019, trong đó có khoản mục “Cấm mọi cơ quan chính phủ và các thực thể có quan hệ với Chính phủ sử dụng sản phẩm hoặc giao dịch với hai công ty Huawei và ZTE của Trung Quốc”; Ngày 1/12, nữ giám đốc tài chính Tập đoàn viễn thông Huawei (Trung Quốc) Bà Mạnh Vãn Chu đã bị Canada bắt giữa theo yêu cầu của Mỹ…
Như vậy, 5G là tụ điểm, là cốt lõi của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Bắc Kinh đã tỏ rõ tham vọng lớn trong chiến lược “Made in China 2025″ và Washington với chiến lược “Nước Mỹ vĩ đại trở lại” và nước Mỹ sẽ lãnh đạo thế giới không chỉ bằng sức mạnh quân sự mà bằng cả sức mạnh công nghệ tiên tiến nhất. Vì thế, giới nghiên cứu và dư luận cho rằng, câu trả lời “ai thắng ai” trong cuộc chiến 5G vẫn còn đang ở phía trước./.
Theo vov
Nhà Trắng khởi động chiến dịch 'thanh trừng toàn diện' Huawei và ZTE trên đất Mỹ
Theo nguồn tin của Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thi hành sắc lệnh mới và tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để ngăn các công ty Mỹ sử dụng thiết bị mạng do hai công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc: Huawei và ZTE sản xuất.
Huawei sắp không còn đất sống tại Mỹ. Ảnh: Tek Portal
Đây là bước đi mới nhất của chính quyền Trump để xóa sổ Huawei và ZTE khỏi thị trường Mỹ. Mỹ cáo buộc rằng hai công ty này đang hoạt động dưới sự chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc và sử dụng thiết bị để do thám người Mỹ.
Sắc lệnh trên đã được Nhà Trắng xem xét hơn 8 tháng và nhiều khả năng sẽ được ban hành ngay trong tháng 1/2019. Theo đó, Bộ Thương mại Mỹ sẽ được quyền cấm công ty Mỹ thực hiện giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài được đánh giá là tiềm ẩn rủi ro an ninh cao.
Mặc dù không đề cập trực tiếp tới Huawei và ZTE, nhưng theo lời của quan chức Bộ Thương mại Mỹ, sắc lệnh sẽ hạn chế sự lây lan của thiết bị do hai công ty này sản xuất.
Sắc lệnh dựa trên Đạo luật Quốc tế về Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp, một đạo luật trao cho Tổng thống Mỹ quyền điều chỉnh thương mại để đối phó với tình trạng khẩn cấp đang đe dọa nước Mỹ.
Khi sắc lệnh bắt đầu có hiệu lực, các nhà mạng Mỹ sẽ phải đối mặt với vấn đề cấp bách. Đó là tìm kiếm đối tác mới để triển khai thế hệ mạng viễn thông thứ 5.
Trả lời phỏng vấn của Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng bà sẽ không bình luận khi nguồn tin chưa được xác nhận.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: SCMP
Bà Oánh tuyên bố: "Cách tốt nhất là để sự thật chứng minh nó [thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE] có tiềm ẩn rủi ro an ninh hay không". Bà Oánh nói thêm: "Một số quốc gia, dù không có bằng chứng, đang dùng lý do an ninh quốc gia, ngầm giả định vi phạm để chính trị hóa. Thậm chí cản trở và hạn chế hoạt động giao dịch công nghệ thông thường".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng: "Thực tế đó là hành động tự giới hạn chính mình, thay vì mở cửa cho sự cởi mở, tiến bộ và công bằng".
Trong khi đó, cả Huawei và ZTE đều từ chối bình luận. Hai công ty đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc sản phẩm của họ được dùng cho mục đích gián điệp.
Nhà Trắng cũng không đưa ra ý kiến.
Vào tháng 5, tờ Wall Street Journal đã tiết lộ về sắc lệnh cấm đối với Huawei và ZTE, nhưng tới nay nó vẫn chưa được ban hành.
Tác động lớn tới nhà mạng nhỏ
Các công ty cung cấp dịch vụ mạng ở nông thôn lo ngại sắc lệnh trên sẽ khiến họ phải loại bỏ toàn bộ thiết bị mạng của các nhà sản xuất Trung Quốc mà không nhận được đền bù từ chính phủ.
Tại Mỹ, các nhà cung cấp dịch vụ mạng ở nông thôn là khách hàng lớn nhất của Huawei và ZTE. Tin tức mà Reuters đăng tải đã làm dấy lên lo ngại về yêu cầu loại bỏ toàn bộ thiết bị viễn thông do Trung Quốc sản xuất, mà không nhận được bồi thường.
Trong khi các nhà mạng lớn tại Huawei đã sớm phải cắt đứt quan hệ với Huawei nói riêng, và các nhà cung cấp thiết bị viễn thông Trung Quốc nói chung; thì các nhà mạng ở khu vực nông thôn vẫn hoạt động dựa trên thiết bị của Huawei, ZTE và các nhà cung cấp giá rẻ khác.
Mối quan hệ giữa các nhà mạng nhỏ với Huawei còn thân thiết tới mức Phó Chủ tịch bán hàng của Huawei tại Mỹ, William Levy nằm trong ban quản trị của Hiệp hội Mạng viễn thông Nông thôn (Rural Wireless Association - RWA).
RWA là tổ chức đại diện cho các nhà mạng nhỏ với ít hơn 100.000 người đăng ký. Theo hồ sơ đệ trình lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), ước tính có tới 25% thành viên của RWA sử dụng thiết bị Huawei hoặc ZTE trong hạ tầng mạng.
Cố vấn chung của RWA Caressa Bennet lo ngại rằng sắc lệnh có thể buộc các thành viên của hiệp hội phải loại bỏ thiết bị ZTE và Huawei, cũng như ngăn chặn giao dịch trong tương lai.
Bà Bennet cho biết sẽ tốn khoảng 800 triệu đến 1 tỷ USD để các thành viên RWA có thể thay thế toàn bộ thiết bị Huawei và ZTE.
Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ Ajit Pai. Ảnh: AP
Tuy nhiên, FCC đã phê duyệt kế hoạch gây quỹ giúp đỡ cho các nhà mạng thay thế thiết bị tiềm ẩn rủi ro an ninh trong hạ tầng mạng vào tháng 4 năm nay. Kế hoạch được các nhà phân tích nhận định là nhằm vào Huawei và ZTE.
Hiện tại, FCC vẫn đang xem xét liệu có nên yêu cầu tất cả các nhà mạng loại bỏ và thay thế thiết bị do các công ty được coi là hiểm họa an ninh quốc gia sản xuất hay không.
Hồi tháng 3, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ Ajit Pai phát biểu rằng: "Những 'lỗ hổng back-door' ẩn tồn tại trên bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch và hầu như tất cả thiết bị viễn thông có thể là cách để các lực lượng thù địch cấy virus, tiền hành các cuộc tấn công từ chối dịch vụ, ăn cắp dữ liệu và hơn thế nữa".
Trong hồ sơ tháng 12, nhà mạng Pine Belt Communications ở Alabama ước tính sẽ tốn từ 7 đến 12 triệu USD để thay thế thiết bị do Trung Quốc sản xuất. Nhà mạng Sage Brush ở Montano cho rằng quá trình thay thế sẽ mất 2 năm và tiêu tốn 57 triệu USD.
Nhà mạng Sage Brush nhấn mạnh rằng các sản phẩm của Huawei có giá thành rẻ hơn đáng kể. Trong quá trình tìm kiếm đối tác cung cấp thiết bị phục vụ cho cơ sở hạ tầng mạng vào năm 2010, Sage Brush tiết lộ chi phí đầu tư sẽ đội lên gần 4 lần nếu sử dụng thiết bị của Ericsson.
Theo Reuters
Canada: Hai ông lớn viễn thông thuyết phục không quay lưng với Huawei Hai 'ông lớn' trong ngành viễn thông Canada là BCE Inc. và Telus Corp. đang gây sức ép để chính phủ liên bang Canada không cấm các hãng này sử dụng thiết bị của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei. Một gian hàng của Huawei tại Hội nghị Di động thế giới ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 27/6/2018. Hai "ông lớn"...