5G sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ứng dụng di động như thế nào?
Sự ồn ào của ngành công nghiệp xung quanh công nghệ 5G và tác động của nó đối với kết nối và dịch vụ thế hệ tiếp theo là rất lớn, không chỉ với khách hàng mà với cả các nhà phát triển, doanh nghiệp công nghệ.
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi GSMA vào đầu năm nay, 5G sẽ chiếm 15% ngành công nghiệp di động toàn cầu vào năm 2025, với dự đoán 1,4 tỷ thiết bị hoạt động trên mạng 5G. Đối với ngành công nghiệp phát triển ứng dụng di động, việc ra mắt mạng 5G sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cách mọi người sử dụng ứng dụng di động mà còn mang đến những cơ hội mới cho các nhà phát triển.
Trong tương lai, 5G sẽ cho phép các nhà phát triển khám phá, xây dựng các nền tảng mới và tạo ra các ứng dụng cho phép khách hàng trải nghiệm các dịch vụ nhanh hơn, cá nhân hóa hơn.
5G sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ứng dụng di động như thế nào?
Trong nội dung bài viết này sẽ xem xét cụ thể các lợi ích của công nghệ 5G, giúp tăng cường tính năng của các ứng dụng di động hiện tại và những lợi ích này sẽ tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển của các ứng dụng di động trong tương lai như thế nào.
5G là gì?
5G không phải là phiên bản sửa đổi của 4G; thay vào đó, nó là một cơ sở hạ tầng mạng hoàn toàn mới. 5G có tiềm năng cách mạng hóa cách thức hoạt động của các mạng di động.
Mạng 5G hứa hẹn sẽ tăng cường kết nối di động và cải thiện trải nghiệm điện thoại thông minh cho người dùng bằng cách cung cấp chia sẻ dữ liệu nhanh hơn với tốc độ kết nối đạt khoảng 10 Gigabit/giây nhanh hơn 10 lần so với công nghệ vô tuyến hiện có. Truyền dữ liệu tốc độ cao sẽ thay đổi hoàn toàn cách mọi người giao tiếp. Nhưng đối với các nhà phát triển ứng dụng di động, tốc độ không phải là điều duy nhất sẽ đưa ra những khả năng mới trong cách phát triển ứng dụng. Một số lợi ích đáng chú ý khác bao gồm:
Độ trễ thấp hơn
Độ trễ là một nguyên nhân gây lo ngại cho người dùng thiết bị di động, đặc biệt là khi các thiết bị này và mạng của chúng đang được sử dụng để đưa ra quyết định quan trọng trong thời gian thực. Các mạng 4G hiện tại có độ trễ trung bình là 50 mili giây, trong khi đó mạng 5G sẽ giảm độ trễ xuống chỉ còn một mili giây, điều này dẫn đến độ trễ và can nhiễu mạng sẽ ít hơn.
Mật độ kết nối tăng lên
Mật độ kết nối có liên quan đến khả năng hỗ trợ gửi thành công một số tin nhắn, ngay cả ở khu vực đông dân cư của mạng lưới. Hiện nay, mạng 4G chỉ có thể hỗ trợ khoảng 2.000 thiết bị kết nối mỗi km2 và khi số thiết bị kết nối trung bình cho mỗi người dùng dự kiến sẽ tăng lên tức là mỗi người sẽ dùng nhiều thiết bị hơn như đồng hồ thông minh, điện thoại thông minh…, lúc này mạng 4G sẽ không đáp ứng được. Mạng 5G sẽ giải quyết được sự bất cập này của mạng 4G với khả năng hỗ trợ tới 1 triệu thiết bị được kết nối trên mỗi km2.
5G sẽ tác động đến sự phát triển ứng dụng di động như thế nào?
Với việc ra đời mạng 5G, các ứng dụng di động không chỉ mang lại sự hoạt động hiệu quả hơn mà còn phù hợp hơn để tích hợp và sử dụng các công nghệ như thực tế tăng cường và thực tế ảo với khả năng tối đa của chúng. 5G sẽ cho phép các nhà phát triển tạo ra trải nghiệm người dùng phong phú hơn, đây cũng là yếu tố quyết định để khách hàng có sử dụng ứng dụng đó hay xóa nó đi.
Với tốc độ cao và độ trễ thấp mà mạng 5G cung cấp, các nhà phát triển có thể cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm đặc biệt như các ứng dụng video và chơi trò chơi sẽ cần ít thời gian đệm hơn, điều này cho phép trải nghiệm trở nên hấp dẫn và nhanh hơn. Tốc độ mạng tăng lên và khả năng xử lý nhiều dữ liệu hơn sẽ cho phép các game thủ ứng dụng di động tải xuống các gói trò chơi qua mạng di động thay vì được yêu cầu tải xuống qua mạng Wi-Fi.
5G sẽ cho phép các nhà phát triển tích hợp các công nghệ khác vào các ứng dụng hiệu quả hơn. Cụ thể, thị trường ứng dụng có thể sẽ thấy sự gia tăng trong các ứng dụng dựa trên đám mây. Khi các tác vụ chúng ta yêu cầu điện thoại thông minh thực hiện ngày càng phức tạp, việc có khả năng tạo các ứng dụng có thể sử dụng hiệu quả trên đám mây như một phương tiện để lưu trữ dữ liệu sẽ xác định lại cách thức và thời điểm sử dụng ứng dụng.
Về cơ bản, bằng cách đưa dữ liệu của ứng dụng lên đám mây, khách hàng có thể truy cập và chạy ứng dụng mà không cần phải cài đặt chúng trên thiết bị của mình. Điều này có nghĩa là sức mạnh xử lý và phần cứng thiết bị sẽ không bị ảnh hưởng bởi ứng dụng.
Mặc dù sẽ mất một thời gian trước khi khách hàng, nhà phát triển và doanh nghiệp có thể tận hưởng những lợi thế của 5G một cách đầy đủ, công nghệ sẽ đóng một vai trò không thể thiếu trong việc giúp các nhà phát triển đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi các ứng dụng di động tiếp tục phát triển, công nghệ 4G không thể hỗ trợ lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra. Trên thực tế, 4G đã có dấu hiệu bị quá tải, vì nhiều nghiên cứu cho thấy tốc độ mạng thay đổi mạnh dựa trên số lượng khách hàng kết nối. Nếu hiện tại bạn đang sử dụng công nghệ mạng 4G thì mạng 5G là một tùy chọn đáng để bạn quan tâm và khám phá.
Để hỗ trợ cho các ứng dụng di động thế hệ tiếp theo thì công nghệ 5G với cam kết cho tốc độ truyền dữ liệu cao hơn, độ trễ thấp hơn và mật độ kết nối tăng sẽ là cách duy nhất để cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm phong phú hơn. Đối với các doanh nghiệp, điều đó giúp duy trì khách hàng và tăng doanh thu từ các ứng dụng di động trong những năm tới. Khi việc triển khai mạng 5G được đẩy mạnh ở các thị trường sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi cho việc phát triển các ứng dụng cần nhiều dữ liệu hơn dựa trên mạng 5G.
Theo viet nam net
Microsoft thiết kế lại các ứng dụng di động Word, Exel, PowerPoint: Trực quan, nâng cao hiệu suất sử dụng cho người dùng
Microsoft vừa công bố phiên bản thiết kế lại của các ứng dụng di động Outlook, OneDrive, Word, Exel và PowerPoint. Những ứng dụng này được thiết kế với hệ thống Fluent Design, nhằm "nâng cao hiệu suất di động lên một tầm cao mới".
Cụ thể, các ứng dụng Office dành cho di động được Microsoft thiết kế trực quan hơn, bao gồm biểu tượng mới, màn hình khởi động, thẻ, kiểu chữ... Các tính năng như Play My Email sẽ cho phép người dùng nghe nội dung tin nhắn trong hộp thư đến nếu nó là podcast, và Read Aloud sẽ thực hiện chức năng tương tự trong ứng dụng Word và Office.
Bạn cũng có thể sử dụng điện thoại như một phương thức để scan tài liệu và bảng tính một các nhanh chóng để đưa vào Office, OneDrive và các ứng dụng khác.
Microsoft nhận ra rằng mặc dù người dùng dành tới 4 giờ mỗi ngày để sử dụng điện thoại, nhưng mỗi phiên sử dụng trung bình chỉ kéo dài từ 20 - 30 giây. Vì vậy, công ty đã cố gắng nâng cao hiệu suất để giúp người dùng có thể sử dụng nhanh chóng các ứng dụng của mình.
Microsoft cho biết: "Khi chuyển đổi giữa các ứng dụng, người dùng thường có một khoảng thời gian ngắn để chú ý, tìm hiểu các ứng dụng đó. Nhưng khi các ứng dụng trên điện thoại được tối ưu, cách sử dụng tương tự nhau thì người dùng không phải mất thời gian tìm hiểu lại nữa".
Microsoft cho biết, các phiên bản Teams, Yammer và Planner cũng đang được thiết kế lại. Công ty cũng chia sẻ bộ công cụ UI (giao diện người dùng) cho các nhà phát triển ứng dụng bên thứ ba. Vì vậy các ứng dụng khác có thể có chung thiết kế, mang lại năng suất làm việc và sự tập trung hơn cho người dùng.
Bạn có đang sử dụng các ứng dụng Office trên điện thoại, hãy chia sẻ trải nghiệm của mình khi sử dụng các ứng dụng này ở bên dưới bài viết nhé!
Theo Thế Giới Di Động
Shopee: ví dụ về lợi thế của kẻ đến sau trên mặt trận thương mại điện tử Với tuổi đời tham gia lĩnh vực thương mại điện tử chưa đầy bốn năm, những gì mà Shopee làm được thực sự rất đáng nể phục. Kể từ những ngày đầu thành lập, trang thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore này đã dần leo lên vị trí số một về số lượt truy cập trên toàn Đông Nam Á....