5G: Mạng càng nhanh càng cần bảo mật tốt
Mạng 5G với băng thông tốc độ cao, độ trễ thấp hứa hẹn mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế. Tuy nhiên có cũng tiềm ẩn hàng loạt nguy cơ bị hacker phá hoại trên diện rộng.
Công nghệ 5G hứa hẹn sẽ làm bùng nổ kết nối số trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội
Theo đánh giá của công ty giải pháp an ninh mạng Fortinet, sự ra đời của công nghệ mạng 5G với băng thông tốc độ cao sẽ giúp mở rộng kết nối số đến hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống.
Trong tương lai, công nghệ này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều tiềm năng ứng dụng vào các lĩnh vực như phương tiện điều khiển tự động, trải nghiệm thực tế ảo nhập vai AR/VR hay thành phố thông minh.
Với mạng 5G, các nhà cung cấp dịch vụ cũng sẽ có thêm những cơ hội mới tạo ra doanh thu trong với nền tảng IoT ( Internet kết nối vạn vật) như tự động hóa sản xuất, đo lường từ xa trong công nghiệp, hệ thống phản hồi khẩn cấp, phẫu thuật bằng robot, phát trực tuyến video 4K…
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ông John Maddison, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách Sản phẩm và Giải pháp của Fortinet, những đổi mới này cũng gia tăng nguy cơ bị phá hoại gây ra do từ chối dịch vụ, các mối đe dọa ở cấp độ cao hơn và các hình thức tấn công khác trên chính cơ sở hạ tầng mạng lõi.
“ Bảo mật là vấn đề cấp bách để bảo vệ và vận hành các mạng di động 4G đang phát triển và mạng 5G mới hiện nay. Các trường hợp sử dụng dịch vụ mới này cần đến các hệ thống tường lửa tiên tiến, độ tin cậy cao hơn”, đại diện hãng Fortinet nói.
Trước thực tế trên, đại diện hãng bảo mật này cho hay hãng đang cung cấp các giải pháp bảo mật chiến lược giúp giải quyết những thách thức đặc biệt mà các nhà vận hành phải đối mặt khi cung cấp dịch vụ di động 4.5G và 5G.
Kiến trúc bảo mật Security Fabric và các giải pháp của Fortinet giúp nhà cung cấp dịch vụ bảo vệ mạng lõi, nền tảng IoT và các dịch vụ ứng dụng hiệu quả. Công nghệ này cung cấp khả năng ngăn cản các mối đe dọa bảo mật phức tạp từ nội bộ hoặc bên ngoài gây ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, dịch vụ mạng quy mô lớn.
Ước tính, trên thế giới có hàng trăm mạng thử nghiệm 5G trên toàn cầu. Cuộc đua giành thị phần cung cấp thiết bị 5G cũng đang nóng từng ngày với sự cạnh tranh khốc liệt của hàng loạt tập đoàn công nghệ.
Cũng liên quan đến vấn đề an toàn bảo mật, giới công nghệ từng lên tiếng cảnh báo với tốc độ truyền tải nhanh và lượng dữ liệu khổng lồ, mạng 5G có thể bị hacker lợi dụng trộm cắp dữ liệu nhanh hơn. Do đó, các nhà khai thác mạng di động cần xem bảo mật như một cách để tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Theo TGTT
Sếp Ericsson nói gì khi Huawei thách thức tiết lộ mã nguồn?
CEO Ericsson Borje Ekholm vừa lần đầu lên tiếng về lời thách thức các đối thủ của Huawei. Hãng Trung Quốc cho rằng nhiều hãng thiết bị viễn thông khác cũng phải chịu sự kiểm định chặt chẽ theo quy định như mình.
CEO Ericsson Borje Erkhlom trong ảnh chụp tháng này - Ảnh: AFP
Theo South China Morning Post, tại sự kiện triển lãm thương mại công nghệ Viva Technology diễn ra ở Paris trong tuần này, ông Ekholm phớt lờ thách thức từ Huawei: "Chúng tôi tin rằng việc thử nghiệm sau phát triển và tiết lộ mã nguồn tạo ra cảm giác sai lầm về bảo mật cho các nhà khai thác. Bảo mật đầu-cuối 5G thực sự được tính đến khi 5G được thiết kế".
Hồi tháng 3, Huawei kêu gọi các đối thủ của hãng này tiết lộ mã nguồn để tăng tính minh bạch về các vấn đề an ninh có thể xảy ra. Huawei là một trong các hãng đang cạnh tranh với Ericsson, Nokia trong mảng thiết bị viễn thông. Tuần này, Bộ Thương mại Mỹ đưa Huawei vào danh sách các doanh nghiệp bị cấm mua linh kiện từ hãng Mỹ mà không có sự cho phép từ chính phủ. Động thái trên đe dọa cắt đứt nguồn cung linh kiện của doanh nghiệp Trung Quốc.
Huawei chịu sự kiểm soát gắt gao hơn các hãng khác. Đơn cử, Ủy ban Giám sát của Trung tâm Đánh giá An ninh mạng Huawei tại Anh do Huawei tài trợ nhưng được chính phủ Anh quản lý. Đây là nơi kiểm định rủi ro xuất phát từ sự tham gia của Huawei trong cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia. Ủy ban này công bố kết quả điều tra của họ mỗi năm.
Ông Ekholm của Ericsson cho rằng việc thử nghiệm như kiểu mà Huawei đang phải chịu sẽ chỉ làm trì hoãn việc tung ra các tính năng mới, đặc biệt là khi hãng Thụy Điển đang tung tính năng mới cứ mỗi hai tuần. Thêm vào đó, sếp Ericsson cho hay vấn đề bảo mật của các mạng không chỉ nằm trong thiết bị, vì các nhà khai thác cũng có một phần vai trò trong việc đảm bảo mạng được an toàn. Về cơ bản, ngay cả khi thiết bị đã được kiểm tra bảo mật, các bên vẫn cần biện pháp bảo vệ an ninh mạng phù hợp để mạng không bị xâm phạm.
"Trước sự phức tạp của kiến trúc mạng trong tương lai, vấn đề bảo mật của 5G sẽ không chỉ phụ thuộc vào thiết bị được dùng trong mạng. Nó còn phụ thuộc vào các giải pháp bảo mật được triển khai và thông số vận hành của mạng. Đây về cơ bản là các quyết định mà nhà mạng đưa ra", ông Ekholm chia sẽ.
Ý kiến của sếp Ericsson cũng trùng khớp với những gì mà giám đốc hội đồng quản trị Huawei, bà Catherine Chen, viết trên tờ The New York Times: "Tính bảo mật của các mạng viễn thông là trách nhiệm được chia sẻ bởi các nhà khai thác, nhà cung ứng thiết bị, nhà cung cấp dịch vụ. Tất cả cùng nhau thực hiện động thái giảm rủi ro với sự đảm bảo và minh bạch".
Cũng tại Viva Technology, ông Ekholm còn cảnh báo rằng châu Âu có thể tụt hậu về khả năng cạnh tranh nếu không tăng tốc phát triển 5G. Hiện Trung Quốc, Mỹ đã xem 5G là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc gia. Trung Quốc xác định 5G là "khu vực tăng trưởng mới" trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thì lên tiếng cho biết ông muốn đất nước đi đầu về 5G, thậm chí là 6G.
Sếp Ericsson thúc giục chính phủ các nước châu Âu cung cấp phổ 5G theo kiểu phối hợp, với giá cả hợp lý để các nhà khai thác đầu tư vào 5G, cung cấp phương tiện cho sự đổi mới của mạng di động mới. "Chúng ta không thể để giới doanh nhân châu Âu sống với cơ sở hạ tầng cũ kỹ, già cỗi. Tôi thà thấy châu Âu dẫn đầu về xuất khẩu công nghệ hơn là dẫn đầu về xuất khẩu quy định", ông Ekholm cho hay.
Theo Thanh Niên
CEO Nexusguard: Những cuộc tấn công DDoS luôn luôn là 'bi kịch' với các nhà cung cấp dịch vụ Ông Andy Ng, Tổng Giám đốc điều hành Nexusguard đã sử dụng từ 'bi kịch' để mô tả về cuộc tấn công DDos đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong một hội thảo vừa được tổ chức. Tấn công DDos luôn hiện hữu CEO Nexusguard Andy Ng chia sẻ trong phiên tọa đàm. Trong khuôn khổ buổi hội thảo, Giám...