5G còn chưa phổ biến, Hàn Quốc cùng Trung Quốc đã chạy đua phát triển 6G
Hai doanh nghiệp dẫn đầu trong phát triển 5G là Samsung cùng Huawei tiếp tục tăng tốc chạy đua công nghệ mới.
Một trạm viễn thông được lắp đặt tại Texas, Mỹ.
Dù mạng di động 5G còn chưa phổ biến toàn cầu, cuộc chạy đua phát triển 6G đã bắt đầu nhen nhóm. Dẫn đầu là Samsung ( Hàn Quốc) cùng Huawei (Trung Quốc), hai đơn vị về đích sớm trong cuộc đua 5G, tiếp theo tới các công ty tại Nhật Bản hay Mỹ cũng muốn giành thị phần của chiếc bánh béo bở này.
Các hoạt động thử nghiệm hạ tầng, thiết bị dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2023 và thương mại hóa trong năm 2027. Tại Hàn Quốc, Samsung cùng LG sẽ nghiên cứu công nghệ mới, chính phủ Hàn Quốc đồng thời hỗ trợ 800 triệu USD phát triển hạ tầng, thiết bị. Trong khi đó tại Trung Quốc, Huawei sẽ đảm nhận trách nghiệm nghiên cứu song song với đội ngũ do chính phủ Trung Quốc chỉ đạo.
Video đang HOT
So với 5G, 6G sẽ có tốc độ nhanh hơn 10 lần (khoảng 1 terabit mỗi giây) chính vì thế thiết bị sử dụng cho kết nối 6G phải được thiết kế lại. Để đạt được tốc độ kinh ngạc kể trên, mỗi trạm phủ sóng 6G chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong phạm vi 200m hoặc thấp hơn, đồng nghĩa với việc sẽ cần rất nhiều trạm phát sóng để lấp đầy một thành phố.
Khác với các trạm phát sóng truyền thống có kích thước lớn cùng ăng-ten dài, mạng 6G sử dụng sóng ngắn để thu, phát tín hiệu nên kích thước từng trạm có thể được rút gọn. Thậm chí các thiết bị chiếu sáng hay phương tiện giao thông công cộng cũng có thể tích hợp để trở thành trạm thu phát 6G.
Một trạm thu phát sóng 5G do samsung phát triển.
Tetsuya Kawanishi, giáo sư tại trường Đại học Waseda, Tokyo cho hay: “Lượng trạm phát sóng có thể phải lớn gấp 10 lần dân số. Chỉ tính tại Nhật Bản nói riêng hiện chúng tôi có khoảng 600.000 trạm. Với kết nối 6G, riêng Nhật Bản cần 1 tỷ trạm và thế giới có thể sẽ cần tới 100 tỷ”.
3 doanh nghiệp Huawei, Ericsson và Nokia đang độc tôn thị trường thiết bị viễn thông khi chiếm tới 80% thị phần. Thụt lùi về công nghệ, tổng thống Donald Trump tuyên bố muốn Mỹ phát triển sâu hơn về chip xử lý cho các thiết bị 6G. Nhật Bản mặt khác lại muốn chiếm lĩnh cả thị phần thiết bị lẫn lượng bằng sáng chế liên quan tới 6G.
Hiện chỉ năm giữ 2% thị phần thiết bị viễn thông, Nhật Bản kì vọng tăng con số này lên 30% với kết nối 6G. Về bằng sáng chế, trong cuộc đua 5G Samsung dẫn đầu với 8,9%, Huawei với 8,3% và Qualcomm với 7,4%. Đại diện sáng giá nhất tại Nhật Bản là Docomo xếp vị trí thứ 6 với 5,5%.
Trong quá trình phát triển mạng 6G, Nhật Bản mong muốn nắm giữ khoảng 10% lượng sáng chế, các công ty Nhật cũng đang có rất nhiều động thái để đạt được mục tiêu này. Đơn cử như SoftBank với dự định tích hợp trạm thu phát 6G vào thiết bị bay không người lái để truyền tải dữ liệu từ ngoài Trái Đất.
Hàn Quốc sử dụng mã QR để truy tìm thông tin các ca nhiễm Covid-19
Việc sử dụng biện pháp này giúp theo dõi và phát hiện các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, từ đó ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc ngày 1/6 cho biết, nước này sẽ thử nghiệm áp dụng hệ thống mã phản ứng nhanh (QR) mới bắt đầu kể từ ngày 10/6 tới, để truy tìm thông tin của khách hàng tới các trung tâm thương mại, các cơ sở giải trí. Việc sử dụng biện pháp này giúp theo dõi và phát hiện các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, từ đó ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
(Ảnh minh họa: KT)
Hệ thống QR sẽ được thử nghiệm tại 17 khu vực khác nhau. Mọi khách hàng tới những địa điểm được cho là đông người đều phải cung cấp mã phản ứng nhanh và được quét tại cửa lối ra vào. Sau đó, các mã này sẽ được lưu giữ, tạo thành một danh sách cụ thể những người có mặt tại địa điểm tương ứng. Sau 4 tuần, mọi thông tin về hành khách sẽ được tự động xóa khỏi các cơ sở dữ liệu.
Bên cạnh đó, chính quyền các địa phương cũng có thể lên danh sách các địa điểm được cho là "có mức độ rủi ro cao" khác như thư viện, bệnh viện, nhà thờ, quán Karaoke... và yêu cầu khách hàng cung cấp mã QR. Hiện nay, một số quận ở Thủ đô Seoul cũng đã thiết lập hệ thống mã QR này.
Mã phản ứng nhanh được đánh giá là biện pháp hiệu quả trong việc truy vết các ca nhiễm Covid-19 và những người tiếp xúc, đặc biệt sau những bất cập liên quan đến việc kê khai danh tính tại các hộp đêm ở Itaewon, khu vực bùng phát ổ dịch Covid-19 hồi tháng 3 vừa qua./.
Một tuần nhiều tin xấu đến Huawei Những quyết định trong tuần qua là bước ngoặt ảnh hưởng đến sự hiện diện của Huawei trên bản đồ 5G thế giới. Ngày 29/5, báo The Times đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson muốn thành lập liên minh gồm 10 quốc gia để tự phát triển mạng 5G thay vì dùng hạ tầng của Huawei. Trước đó, thủ tướng Anh đã...