57 hài cốt liệt sĩ được an táng
57 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào được đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Nghi Lộc, sáng 10/5.
Lễ an táng 57 liệt sĩ tại nghĩa trang huyện Nghi Lộc sáng 10/5. Ảnh: V Khang.
Những hài cốt này được đội quy tập liệt sĩ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An tìm kiếm, cất bốc trong mùa khô năm 2019-2020. Các liệt sĩ đều chưa xác định được danh tính, quê quán.
Đọc điếu văn tại buổi lễ, Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long khẳng định các liệt sĩ quân tình tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào là những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam, không tiếc máu xương, anh dũng chiến đấu và hy sinh…
Hài lốt liệt sĩ chuẩn bị án táng tại nghĩa trang huyện Nghi Lộc sáng 10/5.. Ảnh: V Khang.
Video đang HOT
Hai năm trước, 98 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào cũng được UBND tỉnh Nghệ An tổ chức an táng tại nghĩa trang này.
Hơn 30 năm qua, Ban Công tác đặc biệt Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và tỉnh Nghệ An đã phối hợp với nhà chức trách Lào tìm kiếm, cất bốc hơn 12.000 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên nước bạn Lào để quy tập và đưa về nước an táng.
Tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma
Sáng 14/3, cựu binh Trường Sa ở Đà Nẵng tổ chức tưởng niệm 32 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988) tại chân cầu Mân Quang, sát vịnh Đà Nẵng.
Đại tá Hoàng Duy Lập, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh 83, nhắc lại vắn tắt sự kiện và thắp hương trước bài vị 64 liệt sĩ được in trên tấm pano màu xanh nước biển. "Covid-19 đang căng thẳng nên chúng tôi tổ chức lễ tưởng niệm ngắn gọn, không ăn uống và thả hoa xuống biển như những năm trước để tránh tập trung đông người", đại tá Lập nói.
Buổi tưởng niệm diễn ra ngắn gọn trong khoảng 15 phút. Ảnh: Nguyễn Đông.
Mắt đỏ hoe khi thắp hương cho chồng - liệt sĩ Trần Văn Phòng (quê Kiến Xương, Thái Bình) cùng 63 đồng đội, bà Nguyễn Thị Bích Lạc (60 tuổi, quê Hà Nội) đứng lặng hồi lâu. Chồng bà là cán bộ chính trị của Trung đoàn công binh E83, không có tên trong danh sách ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao năm 1988. Do chỉ huy trưởng khung đảo bị tai nạn giao thông, thượng úy Phòng có chút kinh nghiệm về xây dựng nên xung phong đi thay.
Bà lạc kể: "Lúc đó tôi đang là quân y sĩ trong đơn vị, biết tình hình ở Trường Sa nên xác định chuyến đi này rất căng thẳng. Nhưng không thể tưởng tượng được giữa thời bình lại mất mát quá lớn với 64 gia đình như vậy". Chồng hy sinh khi con gái đầu mới 14 tháng tuổi, bà Lạc suy sụp, sụt tới 18 kg.
Những năm trước, bà Lạc thường giỗ chồng theo ngày âm (28/2). Vài năm nay, ngày 14/3 "là sự kiện được cả nước nhắc đến" nên bà quyết định giỗ theo ngày dương và đến tham gia lễ tưởng niệm cùng đồng đội.
Bà Nguyễn Thị Bích Lạc trong lễ giỗ 32 năm của chồng và đồng đội. Ảnh: Nguyễn Đông.
Năm nay, lễ tưởng niệm được tổ chức tại không gian riêng dưới chân cầu Mân Quang. Nơi đây vốn là bãi đất trống, được cựu binh Trần Văn Tiến (nguyên là lính thông tin tại đơn vị công binh E83) xin phép thành phố cải tạo.
Ngoài lát đá tạo hình bản đồ Việt Nam trên diện tích rộng gần 200 m2, ông Tiến dựng hai mô hình cột mốc nhỏ mang tên Hoàng Sa và Trường Sa, trang trí thêm tiểu cảnh chùa Một Cột (biểu tượng Hà Nội) và cầu Vàng (Đà Nẵng).
Ông Tiến nói, khu vực dưới chân bán đảo Sơn Trà này rất đông cựu binh của E83 nên nếu được quy hoạch thì sẽ là điểm đến để mọi người cùng ôn kỷ niệm, các em nhỏ cũng có nơi vui chơi kết hợp với tìm hiểu lịch sử.
Các cựu binh và thân nhân đốt tiền vàng kèm tên các liệt sĩ sau lễ tưởng niệm. Ảnh: Nguyễn Đông.
Tháng 3/1988, Việt Nam đưa tàu ra xây dựng cụm đảo chìm Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao trong bối cảnh Trung Quốc liên tục chiếm đóng trái phép các bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Rạng sáng 14/3/1988, khi bộ đội Việt Nam đang chuyển vật liệu lên bãi Gạc Ma, phía Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến cùng binh lính đến cướp cờ, giết hại chiến sĩ. 64 chiến sĩ Việt Nam hy sinh, 9 người bị bắt.
Tàu HQ-604 và HQ-605 bị bắn chìm. Tàu HQ 505 bị bắn cháy đã lao hết tốc lực lên bãi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền Cô Lin. Việt Nam giữ được Cô Lin, Len Đao. Còn Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm trái phép đến nay.
Nguyễn Đông (vnexpress.net)
Tìm danh tính nam thanh niên nghi nhảy lầu tự tử ở Hải Dương Khi nạn nhân tử vong, trong người không có giấy tờ tùy thân, cao khoảng 1,67m, nặng 56kg, da ngăm đen và 2 bên tay có hình xăm. Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội vào chiều nay (5/3), ông Nguyễn Bá Dũng - Chủ tịch UBND xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách (Hải Dương) cho biết, tối qua trên...