55% DN Đức tại Việt Nam đối mặt với tình trạng hủy đơn hàng, một nửa trong số đó phải hoãn vô thời hạn các dự định đầu tư mới do Covid-19
Cuộc khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 đã gây ra nhiều hệ lụy đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. 55% doanh nghiệp Đức phải đối mặt với các đơn hàng bị hủy và 50% trong số họ buộc phải hoãn vô thời hạn các dự định đầu tư mới của mình do sự leo thang của dịch bệnh, khảo sát AHK World Business Outlook 2020 mới đây cho biết.
Khảo sát AHK World Business Outlook 2020 được thực hiện mới đây nhằm đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức và những tác động của dịch Covid-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ trên toàn cầu và tại Việt Nam
Theo khảo sát, các doanh nghiệp Đức bày tỏ sự quan ngại về những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới tình hình sản xuất và kinh doanh của họ tại Việt Nam nhưng vẫn kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế trong trung hạn của Việt Nam. Các chỉ số tại Việt Nam đều cao hơn hẳn mức trung bình của các chỉ số này tại Đông Nam Á.
Cụ thể, 43% doanh nghiệp Đức cảm nhận được những ảnh hưởng mà dịch bệnh mang lại cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, mặc dù Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng và các thế mạnh hiện tại.
Cứ 5 doanh nghiệp được hỏi thì có 1 doanh nghiệp khẳng định sự tin tưởng rằng Việt Nam sẽ vực dậy được nền kinh tế và tiếp tục đà phát triển của mình trong trung hạn. Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện các gói cứu trợ để giải cứu doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng vì dịch bệnh này. Khi việc thực hiện các gói cứu trợ được tiến hành quyết liệt, nhanh chóng và ngay lập tức, doanh nghiệp kỳ vọng nền kinh tế sẽ nhờ vậy mà nhanh chóng phục hồi và tiếp tục tăng trưởng.
Về thực trạng hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp cảm nhận được những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới doanh nghiệp mình. Các sự kiện quan trọng đều phải hủy bỏ, các hoạt động du lịch đều tạm hoãn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả các ngành dịch vụ, đặc biệt trong logistics, thương mại, nhà hàng, khách sạn.
Các cửa hàng đóng cửa, các khu phố không một bóng người, trường học và nhà trẻ không hoạt động, người lao động thì buộc phải nghỉ phép để ở nhà phòng dịch, các chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thị trường đóng băng còn các bệnh viện thì luôn trong tình trạng quá tải. Tất cả đang đè nặng lên nền kinh tế và doanh nghiệp.
Video đang HOT
14% doanh nghiệp Đức dự tính kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2020 sẽ kém hơn năm ngoái. 59% trong số đó nhận định tình hình khả quan hơn, nhưng cũng chỉ đủ đạt mức chuẩn của 2019.
Chỉ có 27% doanh nghiệp Đức lạc quan với sự phát triển kinh doanh của năm 2020 so với 2019 (chỉ số này đạt mức 77% vào năm 2019).
So sánh với các chỉ số trung bình được đánh giá bởi các doanh nghiệp và nhà đầu tư Đức tại Đông Nam Á, các chỉ số của Việt Nam đều cao hơn và cho thấy sự lạc quan của doanh nghiệp Đức vào tình hình phát triển của chính doanh nghiệp mình tại Việt Nam.
Trong năm nay, hầu hết các doanh nghiệp đều hạ thấp đáng kể mục tiêu tài chính của mình. Theo như kết quả khảo sát, 82% doanh nghiệp Đức đều đồng loạt hạ thấp mức doanh thu do ảnh hưởng bởi COVID-19. 9% xác nhận doanh thu của họ sẽ giảm sâu hơn 50% và hơn 63% nhận định sự sụt giảm doanh thu sẽ nằm ở mức từ 10 – 50%.
Theo khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đều cảm nhận và trải nghiệm những ảnh hưởng của dịch bệnh tới doanh nghiệp mình, ở các mức độ khác nhau và các góc độ khác nhau. 86% doanh nghiệp cho rằng việc tạm dừng xuất nhập cảnh, hạn chế đi lại ảnh hưởng lớn đển tình hình kinh doanh của họ. 59% người tham gia khảo sát cho rằng dịch bệnh đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng của họ. 55% doanh nghiệp Đức phải đối mặt với các đơn hàng bị hủy và 50% trong số họ buộc phải hoãn vô thời hạn các dự định đầu tư mới của mình do sự leo thang của dịch bệnh.
Trong trung hạn: 72 % doanh nghiệp Đức vẫn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam và 27% trong số họ sẽ tiếp tục tuyển dụng.
Các doanh nghiệp Đức được hỏi cho rằng nhu cầu thị trường và chính sách kinh tế là những yếu tố thách thức chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp Đức trong vòng 12 tháng tới.
Theo kết quả của cuộc khảo sát, 68% doanh nghiệp cho rằng đại dịch COVID-19 sẽ làm giảm mạnh nhu cầu của thị trường, qua đó gây thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp của họ tại Việt Nam. 59% doanh nghiệp Đức nhận định chính sách kinh tế tại Việt Nam sẽ là một thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp họ trong vòng 12 tháng tới. Những yếu tố khác như tài chính, hạ tầng cơ sở và thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao cũng là những yếu tố gây lo ngại cho tình hình doanh nghiệp Đức trong trung hạn tại Việt Nam.
Năm 2019 được đánh giá là một năm thành công trong quan hệ thương mại và đầu tư Đức – Việt Nam. Với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 14 tỷ EUR năm 2019, Việt Nam trở thành đối tác quan trọng nhất nhì trong khối các nước Đông Nam Á của Đức và cũng là quốc gia thu hút được sự quan tâm cao của các nhà đầu tư Đức, với hơn 350 dự án FDI tại Việt Nam.
AHK World Business Outlook (AHK WBO) – Khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức toàn cầu được Hiệp hội các Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK) thực hiện hàng năm với sự tham dự của các doanh nghiệp và nhà đầu tư Đức tại nước ngoài. Năm 2020, khảo sát được tiến hành trực tuyến trên phạm vi toàn cầu và khoảng thời gian từ 24/03 – 02/04/2020.
Bình An
Ngân hàng Thế giới cam kết hỗ trợ Việt Nam gói 50 triệu USD cho y tế và 500 triệu USD để phục hồi kinh tế
Ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới WB tại Việt Nam đánh giá: "Phản ứng y tế của chính phủ Việt Nam rất phù hợp và kịp thời, không chỉ WB mà các nhà quan sát quốc tế đều đánh giá cao. Các chính sách kinh tế như giãn, hoãn thuế, hoãn nợ, một số dòng tín dụng, miễn bảo hiểm xã hội đều rất xác đáng".
Ảnh: Reuters
"Chúng tôi đánh giá cao công tác quản lý ngân sách của Việt Nam, đặc biệt, khoản ngân sách dự phòng 5%, không phải quốc gia nào cũng sẵn sàng một khoản ngân sách dự phòng như vậy", ông Jacques Morisset nói thêm.
Ông Jacques Morisset cho biết, WB đang làm việc với Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Giải pháp sẽ bao gồm 4 trụ cột. Trước hết là giải quyết cho khu vực bị ảnh hưởng trước mắt, bao gồm cả doanh nghiệp cũng như người dân. WB đang làm việc với Chính phủ để tìm ra giải pháp đảm bảo xã hội, đặc biệt cho những người nghèo, khu vực kinh tế phi chính thức.
Thứ hai, khi thoát ra khỏi khủng hoảng đại dịch, Chính phủ cần có những gói kích thích để tái kích hoạt, khởi động lại nền kinh tế. Cụ thể, cần đẩy nhanh triển khai giải ngân các dự án đầu tư công. Đặc biệt phải có sự kích thích nhu cầu đầu tư của tư nhân, ví dụ như trong ngành dịch vụ.
Thứ ba là đẩy mạnh kinh tế số. Dịch bệnh chính là cơ hội để Chính phủ cũng và nền kinh tế có thể số hóa bằng cách phát triển các dịch vụ như học tập trực tuyến, thanh toán, tiết kiệm trực tiếp. Để thực hiện được, Chính phủ cần đẩy nhanh quá trình Chính phủ điện tử, làm sao để những thủ tục hành chính phải nhanh gọn, thuận tiện.
Cuối cùng là cần phải chuẩn bị tốt hơn cho tương lai, đảm bảo sức chống chịu của nền kinh tế. Dịch bệnh hoàn toàn có thể tái diễn nên cần phải có khả năng chống chịu, sẵn sàng chuẩn bị cho nó.
Bổ sung thêm ý kiến, Giám đốc quốc gia WB Việt Nam Ousmane Dione cho rằng, về nghị trình chính sách sau Covid-19, Việt Nam cần nâng cao sức chống chịu của hệ thống y tế. Đây là đại dịch và có thể sẽ không chỉ diễn ra một lần.
Do đó, cần có hệ thống y tế chủ động, vững chắc để làm sao có thể phản ứng ngay khi dịch bệnh tấn công một lần nữa. Ông Ousmane cũng cho biết, trong thời điểm khó khăn này, WB đang phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để hỗ trợ những nỗ lực chống chọi với đại dịch, giảm được những tác động có hại đến nền kinh tế, đặc biệt là chuẩn bị tốt hơn để khôi phục sau dịch bệnh.
Hoàng An
4 "ông lớn" vận tải lỗ hơn 20.700 tỷ đồng vì COVID-19 Số liệu tài chính từ các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông cho thấy dịch COVID-19 làm cho hoạt động của họ ảm đạm chưa từng thấy. Hầu hết người làm trong lĩnh vực vận tải hành khách phải nghỉ luân phiên hoặc nghỉ không lương. Để chống chọi qua đợt dịch này, các DN đang vật lộn xoay xở. 4...