50.000 trẻ em Ấn Độ mất tích hằng năm
Cậu bé 13 tuổi Shivam Singh hứa với mẹ sẽ trở về nhà để làm bài tập sau khi chạy đi mua kẹo. Nhưng Singh đã không bao giờ quay trở về nhà và trở thành một trong số 50.000 trẻ em bị mất tích hằng năm tại Ấn Độ.
“Con trai tôi còn để quyển sách mở trên bàn, mang giày vào, chải tóc rồi chạy đi mua kẹo. Tôi chỉ mong con tôi không bị bán vào các đường dây ma túy và ăn xin. Thằng bé rất chăm học và ngây thơ”, bà Pinky Singh, ở thủ đô New Delhi, đau buồn kể lại ký ức cuối cùng của bà về đứa con trai của mình.
AFP dẫn nguồn số liệu tội phạm mới đây của Ấn Độ cho thấy 14 trẻ em ở thủ đô New Delhi mất tích mỗi ngày, trong đó có ít nhất sáu trẻ rơi vào tay bọn tội phạm mua bán người.
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết mỗi năm có khoảng 1,2 triệu trẻ em trên khắp thế giới là nạn nhân của tội phạm buôn người.
Hồi tháng 8.2012, tòa án tối cao Ấn Độ đã yêu cầu chính quyền liên bang công bố số liệu 50.000 trẻ em Ấn Độ mất tích/năm sau khi nhận được một đơn kiện cho rằng chính quyền Ấn Độ không có khả năng giải quyết nạn buôn bán trẻ em.
Video đang HOT
Cảnh sát Ấn Độ cho biết hằng năm họ đã giải cứu hàng trăm trẻ em bị buộc bán dâm và sức lao động tại các nhà máy và các nhà thổ trái phép nhưng họ thừa nhận đôi lúc quá tải.
Các điều tra viên liên bang Ấn Độ cho biết năm 2011 có trên 5.000 tên tội phạm thuộc 815 băng đảng tội phạm chuyên bắt cóc trẻ em làm gái mại dâm và ăn xin ở khắp Ấn Độ.
Cha mẹ cầm ảnh cậu bé Shivam Singh bị mất tích cách đây ba tháng – Ảnh: AFP
“Thông thường bọn chúng sẽ đưa trẻ em đến các nhà máy để bóc lột sức lao động rồi lạm dục tình dục, sau đó đưa các bé vào các đường dây mại dâm hoặc xin ăn”, AFP dẫn lời ông Rajan Bhagat, phát ngôn viên cảnh sát New Delhi.
“Bọn bắt cóc thường xuyên nhắm vào các nạn nhân là trẻ em từ 6-13 tuổi vì cảnh sát rất khó tìm kiếm/giải thoát những em này nếu không có ảnh chụp, trong khi nhiều gia đình nghèo không có lấy một bức ảnh mới nhất của con mình”, theo ông V. Renganathan, một cảnh sát viên ở New Delhi.
Ông Renganathan đã sáng lập ra một chương trình Pehchaan (tạm dịch Nhận dạng). Theo đó cảnh sát địa phương mang máy chụp ảnh đến chụp hình những trẻ em tại những khu ổ chuột để lưu trữ trong trường hợp các em bị mất tích hay bắt cóc, theo AFP.
Hồi năm 2006, cả nước Ấn Độ bàng hoàng trước vụ án thi thể của 17 trẻ bị bắt cóc nằm trong các bọc nhựa được phát hiện tại New Delhi, dấy lên một làn sóng tranh luận gay gắt về vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ em Ấn Độ, theo AFP.
Theo TNO
Dân nghèo biểu tình lớn ở Bangkok
Cả ngàn dân nghèo từ các tỉnh thành và các khu ổ chuột ở Bangkok kéo đến Tòa nhà chính phủ Thái Lan biểu tình, đòi chính phủ quan tâm và có chính sách hỗ trợ.
Người biểu tình nói họ không có đất đai, nhà cửa hoặc bị mất do các dự án phát triển đô thị nhưng không được đền bù thỏa đáng. Một người dân ở tỉnh Nan, miền bắc Thái Lan, cho PV Thanh Niên biết anh cùng cả trăm người mất 5 ngày lái xe máy đến Bangkok để tham gia biểu tình. Cuộc biểu tình kéo dài trong 2 ngày và kết thúc vào ngày 2.10.
Người biểu tình tập trung trước Tòa nhà chính phủ Thái Lan - Ảnh: Minh Quang
Tại Thái Lan, đặc biệt là ở Bangkok, bên cạnh những khu phố chọc trời, trung tâm mua sắm hiện đại là những khu ổ chuột tập trung dân nghèo tứ xứ, sống chủ yếu nhờ vào những gánh hàng rong hoặc xin ăn.
Theo TNO
Xóm nước đen ở vương quốc dầu mỏ châu Phi Họ chèo thuyền trên dòng nước đen ngòm khi những đống rác nổi lềnh phềnh bên ngoài túp lều của họ. Đó là hình ảnh quen thuộc tại khu ổ chuột Makoko ở Lagos, Nigeria - quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất tại châu Phi. Cuộc sống thường nhật của những ngư dân và gia đình của họ xoay quanh mái...