500 dân chơi nhảy múa ở “vũ trường” lộ thiên giữa trung tâm TPHCM
Nhà hàng Pocpoc Beer Garden, Q.3, về đêm trở thành một vũ trường lộ thiên giữa trung tâm TP, thu hút hàng trăm dân chơi giải trí bằng bia rượu, shisha
Qua kiểm tra đột xuất, Đoàn Kiểm tra liên ngành Văn hoá – Xã hội (Đoàn 2) Thành phố Hồ Chí Minh vừa lập biên bản xử phạt công ty trách nhiệm một thành viên thương mại dịch vụ IONE – chủ sở hữu Nhà hàng Pocpoc beer garden, số 39/6 đường Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3 khi nhà hàng này tổ chức cho hơn 500 người ăn chơi, nhảy múa vượt quá giờ quy định, sử dụng chất kích thích gây nghiện và nhiều vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh.
Nhiều bàn khách đang hút shisha
Trước đó, qua quá trình mật phục nhà hàng này vào đêm 21/11, Lực lượng chức năng phát hiện nhiều thanh niên tại đây đang nhảy múa trong tiếng nhạc ầm ĩ vượt ngưỡng cho phép, nhiều bàn khách đang hút shisha – một loại chất gây nghiện, đang bị đề xuất cấm tại Việt Nam… Hoạt động này kéo dài kéo dài đến quá nửa đêm 21/11.
Lực lượng chức năng đã kiểm tra đột xuất, qua đó phạt các lỗi vi phạm gồm: vi phạm các quy định về tiếng ồn, phổ biến bản ghi âm, ghi hình ca, múa, nhạc sân khấu không được phép phổ biến, không niêm yết phát hành hóa đơn theo đúng quy định, kinh doanh hàng hóa không rõ xuất xứ (để khách hút shisha nhưng không xuất trình được hóa đơn chứng từ), không thông báo với cơ quan nhà nước theo quy định trước khi khuyến mãi (uống bia tặng kèm bia), không thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường về giảm thiểu tiếng ồn, chuyển giao chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại… ảnh hưởng đến đời sống khu dân cư xung quanh./.
Vinh Quang
Theo_VOV
Video đang HOT
Toàn cảnh vụ việc TT Bảo trợ xã hội "ăn chặn" của người tâm thần
Vụ việc ở Trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) tỉnh Nghệ An vẫn còn nhiều khúc mắc cùng 2 luồng ý kiến trái chiều liên quan đến trách nhiệm của lãnh đạo Trung tâm trong việc chi sai tiền hỗ trợ.
Để độc giả có cái nhìn tổng quát hơn, Báo Gia đình & Xã hội xin đăng hầu hết các nội dung thanh tra của Sở Lao động, Thương binh & Xã hội (LĐ,TB&XH) tỉnh Nghệ An đối với trung tâm này sau khi những hình ảnh bi đát của người tâm thần được một người làm từ thiện có tiếng tung lên mạng xã hội:
- Từ năm 2011 - 2015, Sở LĐ,TB&XH đã cấp cho Trung tâm đúng theo quy định với tổng số tiền là 966.900.000 đồng. Qua kiểm tra thực tế, hàng năm trung tâm có mua một số trang cấp cho đối tượng như quần áo, áo phao ấm, chăn len, màn tuyn, chiếu nhưng cấp phát không đầy đủ theo quy định. Riêng trong năm 2013- 2014, Trung tâm đã lập hồ sơ, chứng từ, mua các mặt hàng trang cấp với số lượng ít hơn trong sổ sách, kê khống các mặt hàng trị giá 538,86 triệu đồng.
- Bà Nguyễn Thị Thu Phương trong nhiều năm liền, từ Phó phòng Tổ chức - Hành chính, Trưởng phòng dinh dưỡng, đến tháng 7/2013 được bổ nhiệm Phó giám đốc, đảm nhận 1 số công việc như: Quản lý, tiếp phẩm, kho, quản lý tiền cấp phát trợ cấp cho đối tượng đang nuôi dưỡng. Các bữa ăn hàng ngày của đối tượng do bà Phương lên thực đơn và đặt mua thực phẩm nhập cho nhà ăn, có xác nhận của cấp dưỡng về định lượng gạo, thịt lợn. Thực đơn không công khai trên bảng tại bếp ăn, không phân công cán bộ kiểm tra giám sát thực đơn hàng ngày.
Khu dành cho đối tượng tâm thần nặng
- Sai phạm thể hiện ở việc nâng khống suất ăn bằng cách tăng số người ở bảng chấm cơm để thanh quyết toán hàng năm (số người ăn ở bảng chấm cơm nhiều hơn so với số người ăn thực tế ở sổ thực đơn); chênh lệch số lượng thức ăn là thịt lợn giữa bảng tổng hợp quyết toán tiền ăn hàng tháng với sổ thực đơn; nhân sai số học trong bảng tổng hợp quyết toán.
- Số tiền bà Nguyễn Thị Thu Phương đã vi phạm, không cấp đủ chế độ ăn hàng ngày cho đối tượng từ năm 2011 đến tháng 8/2015 là 218.896.443 đồng
- Tổng số quà và tiền tiếp nhận từ các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện từ năm 2011- 2015, bao gồm: Gao; tiền nhưng trung tâm này sử dụngcòn thiếu 6.766.200 đồng.
- Trung tâm có 9 đối tượng hưởng mức trợ cấp 540.000/ tháng, nhưng chi không đủ mức trợ cấp tiền ăn hàng ngày cho các đối tượng này ( thực tế ăn chỉ 450.000 đồng ). Từ năm 2014 - tháng 6/ 2015 số tiền chênh lệch về chế độ của 9 đối tượng này là 12.270.000 đồng.
- Một số người khác như kế toán; thủ kho bếp ăn, cấp dưỡng; nhân viên y tế cũng có trách nhiệm liên đới.
Tổng số tiền sai phạm từ năm 2011- 2015 tại trung tâm là 783.959.643 đồng.
Về nguyên nhân, kết luận thanh tra cho rằng
- Giám đốc Trung tâm đã buông lỏng quản lý, lãnh đạo và điều hành đơn vị không tuân thủ theo nội quy, quy chế đã xây dựng; bố trí phân công, phân nhiệm cán bộ không hợp lý, vi phạm những việc không được làm theo quy định của luật viên chức và luật ngân sách; buông lỏng nguyên tắc quản lý tài chính trong việc thanh quyết toán chế độ sinh hoạt phí cho đối tượng, quản lý nhà ăn.
- Trung tâm không mở sổ sách kế toán theo dõi các nguồn hàng, tiền viện trợ của các nhà tài trợ, không công khai minh bạch trong quản lý tài chính.
- Công tác kiểm tra, giám sát của các phòng chuyên môn của Sở như Phòng BTXH, phòng KH-TC về quản lý đối tượng, chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng, quản lý tài chính đối với Trung tâm BTXH chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ. Năm 2013, đoàn thanh tra định kỳ của Sở đã thanh tra toàn diện tại trung tâm này nhưng không phát hiện ra các sai phạm.
Ông Phú trần tình: những giải thích của chúng tôi đã không được đoàn thanh tra chấp nhận
Những giải trình bị bác bỏ
Bà Nguyễn Thị Thu Phương- người chịu trách nhiệm trực tiếp khoản tiền này lại cho rằng, bà không tư túi, bớt xén khẩu phần ăn như kết luận của thanh tra.
Bà từng giải trình với đoàn thanh tra là có 67 triệu đồng đã chi trả tiền ăn sáng cho các đối tượng có nhu cầu dùng tiền ăn sáng để trang trải việc cá nhân như người già dùng để mua trầu, phụ nữ trẻ mua băng vệ sinh... nhưng thanh tra không chấp nhận khoản chi này.
Ông Nguyễn Xuân Phú - Giám đốc Trung tâm cũng đã có những giải trình với đoàn thanh tra nhưng không được chấp nhận. Cụ thể, theo qui định, mức hỗ trợ của Nhà nước cho mỗi người tâm thần là 450.000 đồng/ tháng, người neo đơn là 360.000 đồng/ tháng.. Với số tiền này, Trung tâm BTXH phải phân chia bữa ăn cho mỗi người ở đây gồm: ăn sáng mức 2000- 3000 đồng/ bữa; bữa trưa và tối thì 5000- 6000 đồng/ bữa. Giá trung bình cho mỗi bữa ăn như vậy, nên cán bộ trung tâm đi chợ cũng phải đắn đo, cân đong, đo đếm rồi mới lựa chọn quyết định được thực phẩm như thế nào, chưa kể tiền phải mua gia vị, nước mắm, củi lửa, vệ sinh bát đũa....
"Tuy nhiên , trên thực tế thì để có đầy đủ giấy tờ chứng minh với đoàn thành tra là cả một vấn đề", ông Phú bộc bạch.
Một giải trình khác của ông Phú cũng đón nhận 2 luồng ý kiến: "...Do kinh phí dành cho những khoản chi thường xuyên của trung tâm rất hạn chế trong khi nhu cầu lại rất lớn như: chi trả công tác phí cho anh em tập huấn, công tác đột xuất, tiếp khách... Để giải quyết chế độ cho anh em tôi đã chi sai vào một phần tiền chế độ mua sắm. Nguồn tự chủ bị hụt, không đủ nên Trung tâm đã vận dụng sang nguồn không tự chủ. Về khoản này tôi xin nhận trách nhiệm, tuy nhiên, bản thân tôi cũng đã giải trình đầy đủ với đoàn thanh tra đồng thời có những giấy tờ kèm theo, có chữ ký của kế toán, cán bộ đi công tác... nhưng cũng không được chấp nhận".
- Ngày 3/11, Sở LĐ,TB&XH tỉnh Nghệ An đã công bố quyết định tạm đình chỉ chức vụ ông Nguyễn Xuân Phú - Giám đốc và bà Nguyễn Thị Thu Phương - Phó giám đốc. - Ngày 6/11, Sở LĐ,TB&XH đã chuyển hồ sơ vụ việc cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an Nghệ An.
Theo_Eva
Nước mắt bà vợ Giám đốc bị tố "ăn chặn" tiền của người tâm thần "Tôi tin chồng tôi không bao giờ tư lợi gì cho riêng mình và gia đình cả", bà Hường nói trong nước mắt. "Mẹ con tôi thực sự "sốc" vì tâm điểm của dư luận những ngày qua đều đổ lên đầu chồng tôi. Trong công việc cũng như cuộc sống, anh ấy vốn là người không bao giờ biết đến khái niệm...