50 triệu tài khoản Facebook bị tấn công chỉ với một tính năng không ai ngờ
Mạng xã hội lớn nhất thế giới cho biết gần 50 triệu tài khoản người dùng của mình bị ảnh hưởng bởi một lỗi bảo mật.
Những kẻ tấn công lợi dụng tính năng “View As” (Xem với tư cách người khác) trên trang hồ sơ Facebook để chiếm quyền kiểm soát các tài khoản, công ty cho biết. Vụ tấn công được phát hiện ngày 25/9 và đã được thông tin tới cảnh sát.
Những người sử dụng có khả năng bị ảnh hưởng buộc phải đăng nhập lại tài khoản ngày 28/9 để đảm bảo an toàn. Lỗi bảo mật này cũng đã được sửa chữa.
Tuy nhiên tất cả các tài khoản bị ảnh hưởng đã được thiết lập lại, cùng với 40 triệu tài khoản khác để đề phòng. Cổ phiếu Facebook ngày 28/9 nhanh chóng rớt giá 3%.
Facebook dính lỗi bảo mật ảnh hưởng 50 triệu người dùng ngay vào thời điểm đang phải chứng minh có khả năng bảo vệ dữ liệu. (Ảnh: BBC)
Mạng xã hội lớn nhất thế giới có 2 tỷ người dùng hoạt động thường xuyên. Không chỉ ảnh hưởng đến Facebook, lỗi bảo mật còn cho phép những kẻ tấn công truy cập vào các tài khoản liên kết sử dụng hệ thống của Facebook. Điều này có nghĩa là các trang lớn khác như AirBnb hay Tinder có thể bị ảnh hưởng.
Dù vậy, Facebook không tiết lộ chính xác 50 triệu người dùng bị dính lỗi thuộc khu vực nào trên thế giới. Công ty cho biết người sử dụng chỉ phải đăng nhập lại và không phải đổi mật khẩu. “Vì chúng tôi chỉ mới bắt đầu điều tra nên chưa xác định chính xác các tài khoản có bị sử dụng sai mục đích hay khai thác thông tin không. Chúng tôi cũng không biết ai đứng sau vụ tấn công hay chúng có cơ sở ở đâu.”
Video đang HOT
Đại diện công ty khẳng định quyền riêng tư và bảo mật của người dùng là vô cùng quan trọng, bên cạnh đó xin lỗi về những gì đã xảy ra.
Tài khoản của người sáng lập Mark Zuckerberg và COO Sheryl Sandberg cũng nằm trong số 50 triệu tài khoản bị ảnh hưởng.
“View As” là gì?
“View As” là một tính năng của Facebook cho phép người sử dụng kiểm tra xem hồ sơ của mình sẽ hiện ra như thế nào khi người khác mở ra, giúp người dùng làm rõ những thông tin nào sẽ được hiện ra với bạn bè, bạn của bạn, hoặc công khai với tất cả mọi người.
Những kẻ tấn công tìm thấy một số lỗi bảo mật trong tính năng này khiến chúng có thể tiếp cận dãy tokens (mã thông báo đăng nhập) và sử dụng để chiếm đoạt tài khoản của người dùng. Tokens được coi như chìa khóa kỹ thuật số để người dùng không cần đăng nhập lại tài khoản mỗi lần sử dụng ứng dụng.
Chuyện gì sẽ xảy ra với Facebook?
Lỗi bảo mật được phát hiện trong thời điểm công ty đang phải cố gắng thuyết phục các nhà chính sách tại Mỹ về khả năng bảo vệ dữ liệu người dùng của mình. Mark Zuckerberg nói ngày 28/9 rằng công ty coi lỗi bảo mật này là rất nghiêm trọng, giữa những tấn công liên tiếp họ đang phải đối mặt.
Tuy nhiên Jeff Pollard, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Forrester, cho rằng việc Facebook nắm giữ quá nhiều dữ liệu đồng nghĩa với việc họ phải chuẩn bị trước cho những vụ tấn công tương tự.
“Điều này cho thấy Facebook cần coi hạn chế truy cập dữ liệu đối với người sử dụng, API (công cụ lập trình ứng dụng) và các tính năng trở thành một ưu tiên.” – chuyên gia cho biết.
(Nguồn: BBC)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nga bắt đầu vận chuyển tên lửa đến Syria, cảnh báo phương Tây trước đối thoại hòa bình
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói ngày 28/9 Nga bắt đầu vận chuyển hệ thống tên lửa đất đối không S-300 đến Syria và cảnh báo các nước phương Tây đang cố gắng phá hoại nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm kết thúc cuộc xung đột kéo dài 7 năm ở khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 24/9 cho biết hệ thống sẽ được vận chuyển cho lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong vòng 2 tuần, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Israel và Mỹ. Một tuần trước, Matxcơva đã buộc tội Israel gián tiếp gây ra vụ một máy bay quân sự Nga rơi ở Syria.
"Việc vận chuyển đã bắt đầu và như Tổng thống Putin nói, sau sự cố đó những gì chúng tôi sẽ làm sẽ nhằm để bảo vệ an toàn 100% cho người của chúng tôi" - ông Lavrov nói trong một cuộc họp báo tại Liên Hợp Quốc.
Một hệ thống tên lửa S-300. (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, Nga cùng với Iran đã và đang giúp chính quyền Tổng thống Assad khôi phục phần lớn những vùng đất đã mất ở Syria mà không thuyết phục ông đồng ý với bất cứ cải cách chính trị nào. Nga cũng thúc đẩy các cuộc đối thoại với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, được gọi là tiến trình Astana, trong khi các đàm phán hòa bình do Mỹ dẫn đầu bị gián đoạn.
Một số nhà ngoại giao cho rằng sự cố Israel và thỏa thuận Nga - Thổ Nhĩ Kỳ khi ngừng cuộc tiến công mới nhất vào thành trì khủng bố Idlib có thể thúc đẩy thực hiện nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về kết thúc xung đột ở Syria.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó có Nga và Mỹ, đã yêu cầu đại sứ Liên Hợp Quốc Staffan de Mistura có được thỏa thuận về hiến pháp mới, các cuộc bầu cử mới và một sự cải cách của chính phủ Syria. Nhiệm vụ đầu tiên của De Mistura sẽ là hình thành một ủy ban hiến pháp để quyết định sẽ chọn ra ai. Ông cho biết sẽ chọn khoảng 50 người, bao gồm những người ủng hộ chính phủ, đối lập và độc lập, tuy nhiên hiện tại chính phủ Syria từ chối ý tưởng này.
Gặp nhau tại New York ngày 27/9, Ngoại trưởng Mỹ, Ai Cập, Pháp, Đức, Jordan, Anh và Ả Rập Xê-út kêu gọi de Mistura triệu tập ủy ban hiến pháp và báo cáo lại quá trình vào cuối tháng 10.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov buộc tội nhóm này cố gắng phá hoại nỗ lực Astana và đặt áp lực lên de Mistura để có thể thực hiện giải pháp riêng của mình đối với xung đột. Ông cho rằng đây là một "sai lầm chết người".
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Ngoại trưởng Anh: Nga sẽ phải trả giá đắt vì đầu độc cựu điệp viên Skripal Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cáo buộc Nga đứng sau vụ tấn công hoá học cựu điệp viên Skripal và tuyên bố Nga sẽ phải trả giá đắt. Theo The Guardian, Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt nói Matxcơva sẽ phải trả giá đắt vì đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal bằng vũ khí hóa học tại Salisbury, Anh. Tuyên bố của ông...