50 triệu máy Android “rỉ máu” vì Heartbleed
Hiện hàng triệu máy Android đang phải đối mặt với “ trái tim rỉ máu”. Nguyên nhân không phải bởi Google chậm vá lỗi mà bởi Heartbleed có thể gián tiếp lợi dụng các lỗ hổng trong 4.1.1 Jelly Bean.
Heartbleed chỉ ảnh hưởng duy nhất trên một phiên bản Android, đó là 4.1.1 Jelly Bean. Mặc dù là phiên bản cũ nhưng Android 4.1.1 Jelly Bean lại là một phiên bản rất phổ biến với khoảng 50 triệu thiết bị đang được sử dụng. Đây là con số do hãng nghiên cứu thị trường Chitika công bố. Dù vậy Google cho rằng chỉ có khoảng 10% các thiết bị Android được kích hoạt toàn cầu chịu ảnh hưởng của Heartbleed. Theo Google, Jelly Bean hiện có trên 34,4% thiết bị Android có sử dụng gian hàng Play Store, nhưng con số này đã bao gồm từ Android 4.1 tới 4.3 cùng sử dụng tên Jelly Bean.
Các thiết bị bị ảnh hưởng sẽ chịu tổn thương trước một cuộc tấn công “Heartbleed ngược”. Theo đó một server độc sẽ khai thác lỗ hổng của OpenSSL nhằm thu thập dữ liệu từ trình duyệt của điện thoại. TheoGuardian, dữ liệu này có thể chứa đựng thông tin đăng nhập của người dùng.
Video đang HOT
Mặc dù Google đã gửi bản vá lỗi OpenSSL tới các nhà sản xuất điện thoại và nhà mạng song người dùng vẫn phải chờ rất lâu trước khi thiết bị của họ được cập nhật. Hãng bảo mật Lookout đã phát hành ứng dụng Android cho phép người dùng kiểm tra liệu thiết bị của mình có nằm trong tầm nguy hiểm của Heartbleed hay không. Theo đó, có 80% người dùng phiên bản Android 4.1.1 nhiễm “trái tim rỉ máu”.
Dù vậy, đều đáng mừng là chủ sở hữu các thiết bị Android 4.1.1 không cần phải quá lo lắng bởi dường như các hacker vẫn chưa lợi dụng Heartbleed để thực hiện hành vi phạm tội. Theo Lookout, để tiến hành một cuộc tấn công Heartbleed, những tên hacker sẽ phải trải qua các công đoạn hết sức phức tạp.
“Các server tấn công có thể chọn mục tiêu khác có số lượng lớn và dễ dàng hơn nhiều, vì thế có lẽ chúng ta sẽ chưa thấy cuộc tấn công nào nhằm vào các thiết bị di động cho đến khi các server tấn công đã bị sử dụng hết”, một chuyên gia của Lookout cho biết.
Theo BGR
Đến hacker cũng phải sợ "trái tim rỉ máu"
Lỗ hổng của Open SSL, phương thức bảo mật vốn được dùng để mã hóa lưu lượng web, đã gây ra cú sốc trong giới "Web chìm". Nguyên nhân là bởi rất nhiều dịch vụ trong hệ thống TOR (The Onion Router) được giới "Web chìm" ưa dùng cũng bị ảnh hưởng.
Tại sao Heartbleed lại nguy hiểm với người dùng Tor? Lý do là bởi Tor rất được các tên tội phạm mạng ưa chuộng. Công cụ này cho phép hacker che giấu các hoạt động online của mình bằng cách chuyển hướng lưu lượng web qua nhiều server khác nhau trước khi gửi chúng đi từ máy tính của người bị hại. Tuy nhiên, các hoạt động ẩn danh của hacker có thể bị tóm gọn nếu bị lộ username và mật khẩu dùng trên các website ẩn danh.
Đây là lúc Heartbleed "ra tay". Một trong những mối nguy hiểm lớn của "trái tim rỉ máu" là nó cho phép hacker sở hữu các chứng chỉ an ninh của Google, Facebook, Yahoo và các trang web khác. Từ đó, hacker có thể tạo một trang web giả, nhái lại trang web của những công ty lớn kể trên.
Nếu người dùng không mảy may nghi ngờ, họ sẽ dễ dàng trao username và mật khẩu cho kẻ tấn công. Theo trang Trend Micro, sẽ không quá bất ngờ nếu các nhân viên thực thi pháp luật lợi dụng Heartbleed để tạo ra phiên bản giả mạo của các trang web hay được giới tội phạm mạng truy cập.
"Các cơ quan an ninh mạng sẽ quét toàn bộ hệ sinh thái có khả năng chứa chấp tội phạm ẩn danh", nhà phân tích J.D. Sherry của Trend Micro cho biết. "Họ sẽ chiếu một luồng ánh sáng vào cộng đồng ẩn danh, tưởng chừng như không thể bị theo dõi nhưng giờ đây lại bị đe dọa vì lỗ hổng của OpenSSL".
Theo BGR
Nhiều website lớn sẽ ngừng hoạt động trong vài tuần tới Nhiều website lớn đang trong quá trình khôi phục và cập nhật các tính năng bảo mật nhằm tránh bị hack sau sự cố lỗ hổng OpenSSL (Heartbleed). Trong khoảng thời gian vài tuần tới, có thể người dùng sẽ không truy cập được nhiều website lớn. Dẫn lời một số chuyên gia bảo mật hàng đầu, Washington Post cho biết, những website...