50% thị phần di động của Huawei có thể bị thổi bay
Huawei sẽ không thể tồn tại nếu thiếu Google, ngay cả với hệ điều hành riêng. Việc khôi phục và duy trì các dịch vụ là ưu tiên số một của công ty hiện nay.
*Bài viết của Richard Windsor – Giám đốc diều hành công ty nghiên cứu hệ sinh thái công nghệ Radio Free Mobile.
Hiện tại, dù Huawei có đưa ra bất cứ ý tưởng nào để thay thế hệ sinh thái Google, thì đều rất khó để ngăn chặn việc công ty mất thị phần ở các thị trường ngoài Trung Quốc.
Khi Huawei không còn quyền sử dụng Android, những suy đoán lại xoay quanh câu hỏi lựa chọn nào sẽ được công ty dùng để thay thế.
Song, vấn đề lớn nhất là Huawei đã mất quyền truy cập vào các dịch vụ độc quyền của Google. Do đó, việc sử dụng hệ điều hành mới không phải giải pháp tối ưu, mà là tìm cách để các dịch vụ Google có thể chạy trên đó.
Video đang HOT
Huawei được cho là đang phát triển hệ điều hành riêng có tên “ HongMeng OS”.
Khi một người dùng chọn mua điện thoại, họ bắt đầu với quá trình chọn lựa hệ điều hành. Hệ sinh thái kỹ thuật số hiện nay đã tóm gọn đến mức quyết định mua hàng của người dùng chỉ xoay quanh công tắc “Android hay iOS?”
Hiện 50% điện thoại của Huawei bán ra ở thị trường quốc tế. Để trở thành thương hiệu được người dùng nhớ đến mỗi khi mua điện thoại, các thiết bị của hãng phải được cài đặt dịch vụ Google. Nếu không làm như vậy, Huawei sẽ không thể tồn tại dù với một hệ điều hành tự phát triển.
Một khả năng khác là Huawei sẽ sử dụng kho ứng dụng bên thứ 3 như Apptoide – cho phép tải xuống các dịch vụ Google một cách độc lập. Apptoide đến từ Bồ Đào Nha, nên Huawei sẽ không gặp vấn đề gì nếu sử dụng nó.
Đây có vẻ là giải pháp khả thi, nhưng các nhà nghiên cứu từ lâu đã chỉ ra rằng việc được cài đặt từ khi xuất xưởng sẽ giúp các dịch vụ hoạt động tốt và mượt mà hơn.
Ngoài ra, còn một rủi ro đáng kể là người dùng sẽ “kỳ thị” các thiết bị không có Google và lựa chọn những điện thoại Android khác. Do đó, việc khôi phục và duy trì quyền truy cập các dịch vụ Google nên là ưu tiên số một của Huawei. Mọi sự thay thế đều có thể dẫn tới nguy cơ mất một nửa doanh số điện thoại thông minh của công ty.
Huaweicó khoảng 90 ngày để giải quyết vấn đề nói trên trước khi xuất hiện những tổn hại tài chính. Điều này rất quan trọng vì việc tạm ngưng phân phối sản phẩm có thể ảnh hưởng đến niềm tin của người dùng với thương hiệu, khiến sức mua giảm đáng kể.
Thật không may cho Huawei, hiện tại có rất nhiều lựa chọn thay thế với mức giá cạnh tranh, mà nhà sản xuất được tin tưởng nhất chính là Samsung. Công ty Hàn Quốc này có thương hiệu uy tín, quy mô lớn và sản phẩm thuộc nhiều phân khúc khác nhau. Điều này sẽ khiến Huawei phải dè chừng.
Theo Zing
Hệ điều hành 'HongMeng' của Huawei đã được đăng ký bản quyền
Huawei sẽ phát triển 2 phiên bản hệ điều hành khác nhau dành cho các thiết bị bán ra ở thị trường nội địa và quốc tế.
Trang Huawei Central đưa tin Huawei đã đăng ký bản quyền tên gọi hệ điều hành Hongmeng của hãng với văn phòng quản lý tài sản trí tuệ Trung Quốc. Theo đó, nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới đã nộp đơn đăng ký thương hiệu từ 24/8/2018 và được cấp phép sử dụng từ 14/5/2019 cho đến tận 13/5/2029.
Nền tảng mới do Huawei phát triển nằm trong danh mục chương trình hệ điều hành, phần mềm vận hành máy tính. Bên cạnh đó, nó sẽ được sử dụng trên smartphone, máy tính bảng, laptop và nhiều thiết bị khác.
Giấy phép đăng ký bản quyền sử dụng tên hệ điều hành của Huawei.
Trao đổi với Huawei Central, ông Richard Yu, CEO Huawei chia sẻ hệ điều hành mới của hãng sẽ có 2 phiên bản khác nhau dành cho các thiết bị bán ra ở thị trường nội địa và quốc tế.
Trước đó, ông Yu tiết lộ nền tảng riêng của hãng đã được đầu tư nghiên cứu từ năm 2012 và sẽ giới thiệu sớm nhất vào mùa thu năm nay. Vị này cũng chia sẻ hệ điều hành mới vẫn hỗ trợ các ứng dụng Android.
Cuối năm 2018, Bruce Lee - Phó chủ tịch mảng di động của Huawei - chia sẻ trên mạng xã hội Weibo rằng hệ điều hành độc lập của Huawei đang trong giai đoạn phát triển.
"Ngay cả khi Huawei phát triển một hệ điều hành thay thế, điểm quan trọng là liệu các dịch vụ của Google sẽ có trên đó hay không. Nếu không, hệ sinh thái ứng dụng cũng là rào cản đối với người dùng bên ngoài Trung Quốc tương tự Windows Phone, Tizen và các nền tảng di động khác", ông Brian Ma, Phó chủ tịch IDC nhận định.
Theo Zing
Những quân bài của Mỹ và Trung Quốc trong cuộc chiến Huawei Lệnh cấm bán công nghệ cho Huawei là đòn chí mạng đối với hãng này và Trung Quốc, nhưng quân bài đó của Mỹ qua thời gian sẽ mất dần sức nặng, tờ Economist bình luận. Việc các gã khổng lồ công nghệ Mỹ như Google, Intel, Qualcomm dừng bán phần cứng, phần mềm cho Huawei được dự đoán sẽ khiến công ty...